“Mùa xuân Arab” mở đầu từ cuộc biến động chính trị-xã hội ở Tunisia cuối năm 2010 đến cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria và hiện chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại ở đâu.
Chiến lược Trung Đông từ Học thuyết Dwight Eisenhower
Ngày 9/3/1957 Quốc hội Mỹ thông qua một học thuyết mới về chính sách đối ngoại nhằm tăng cường vị trí của Washington ở Trung Đông. Hai tác giả chủ chốt của học thuyết này là Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower và Ngoại trưởng John Foster Dulles. Theo học thuyết này, bất kỳ nước nào trong khu vực Trung Đông một khi bị nước khác xâm lược có thể được Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự. Cũng theo Học thuyết Dwight Eisenhower, tổng thống Mỹ được toàn quyền sử dụng lực lượng quân sự trong khu vực này.
Ngày 9/3/1957 Quốc hội Mỹ thông qua một học thuyết mới về chính sách đối ngoại nhằm tăng cường vị trí của Washington ở Trung Đông. Hai tác giả chủ chốt của học thuyết này là Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower và Ngoại trưởng John Foster Dulles. Theo học thuyết này, bất kỳ nước nào trong khu vực Trung Đông một khi bị nước khác xâm lược có thể được Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự. Cũng theo Học thuyết Dwight Eisenhower, tổng thống Mỹ được toàn quyền sử dụng lực lượng quân sự trong khu vực này.
Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower-người đưa ra Chiến lược Trung Đông lần thứ nhất vào năm 1957
Học thuyết Dwight Eisenhower được dùng làm cơ sở cho Chiến lược Trung Đông của Mỹ nhằm lấp khoảng trống chiến lược ở khu vực quan trọng này sau khi thực dân Anh và thực dân Pháp bắt đầu rút lui dần ảnh hưởng của họ tại đây trước phong trào giải phóng dân tộc bùng phát ở nhiều quốc gia trong khu vực. Đây được coi là Chiến lược thứ nhất về Trung Đông. Theo chiến lược này, Mỹ sẽ xây dựng căn cứ quân sự ở Trung Đông để ngăn ngừa làn sóng cách mạng từ các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô, trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower cho rằng Liên Xô có ý đồ “phổ biến chủ nghĩa cộng sản” ở Trung Đông để phát huy ảnh hưởng trên toàn lục địa Á-Âu và châu Phi.
Thực hiện Chiến lược Trung Đông, ngay trong năm 1957 Mỹ viện trợ quân sự cho Jordan để chống lại "cuộc xâm lược" từ Syria; năm 1958, Mỹ can thiệp quân sự vào Lebanon; năm 1967, Mỹ viện trợ quân sự ồ ạt cho Israel để tiến hành cuộc chiến tranh chống lại các nước Arab. Năm 1970, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đề xuất Chiến lược thứ hai của Mỹ về Trung Đông dựa trên cơ sở Học thuyết Guam hoặc Học thuyết Richard Nixon nhằm Trung Đông hoá sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này.
Năm 1980, Tổng thống Mỹ Jimmy Cater xây dựng Chiến lược thứ ba của Mỹ về Trung Đông dựa trên cơ sở Học thuyết Jimmy Cater, mở đầu giai đoạn Mỹ tranh giành quyết liệt ảnh hưởng với Liên Xô tại đây. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan là người đề xuất Chiến lược thứ tư của Mỹ về Trung Đông nhằm thiết lập chuỗi các khu vực chiến lược trên khắp thế giới hình thành nên thế liên hoàn bao vây Liên Xô, trong đó Trung Đông có vị trí hết sức quan trọng.
Đến Chiến lược Trung Đông Lớn theo Học thuyết George Walker Bush
Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới hai cực tan rã, Mỹ trở thành một cực duy nhất có sức mạnh toàn diện vượt trội cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Do đó, năm 1996, một nhóm bảo thủ mới ở Mỹ gồm Henry Kissinger, Donald Rumsfeld, Dick Cheney, Condoleerizza Rice cùng với nhiều chính khách và quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ bắt đầu soạn thảo Chiến lược Trung Đông Mới, hoặc Chiến lược Trung Đông Lớn. Giới trí thức các nước Arab đang định cư tại Mỹ cũng được mời tham gia soạn thảo chiến lược này. Các tác giả của Chiến lược Trung Đông Lớn xuất phát từ luận điểm cho rằng, nền dân chủ Phương Tây là “khuôn vàng thước ngọc”, là “vạn năng”, tạo điều kiện để hiện đại hoá, phát triển thịnh vượng, tiến tới “công bằng” và “đối thoại giữa các nền văn minh”.
Sau sự kiện 11/9/2001, Chiến lược Trung Đông Lớn là một trong những nội dung của chiến lược xây dựng trật tự thế giới mới của Mỹ dựa trên cơ sở văn kiện mang tên Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ ở Trung Đông: phân tích sau sự kiện 11/9/2001 và Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ do Tổng thống George W. Bush trình Quốc hội Mỹ ngày 20/9/2002. Nội dung Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ năm 2002 có thể được coi là tuyên bố chính thức của Học thuyết Bush.
Chiến lược Trung Đông Lớn nhằm thay đổi biên giới của 24 quốc gia, từ Maroc tới Afghanistan, làm bàn đạp để Mỹ tiến tới thiết lập quyền kiểm soát đối với toàn bộ lục địa Á-Âu. Chiến lược Trung Đông Lớn có mấy đặc điểm đáng chú ý. Một là, các dân tộc Arab không được coi là những dân tộc có tính đặc thù về mặt địa lý cũng như đặc điểm phân loại. Hai là, đề án này bao quát một khu vực địa lý rộng lớn và hết sức đa dạng, trong đó có thế giới Arab và thế giới hồi giáo.
Theo nhiều nhà quan sát, mục đích của việc nhào nặn văn hóa này chính là nhằm tạo ra ưu thế dẫn đầu cho Israel, biến họ trở thành đầu tàu lôi kéo các nước khác trong khu vực. Ba là, hoàn toàn không đề cập đến những vấn đề liên quan đến việc giải quyết cuộc xung đột giữa các nước Arab với Israel-một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ giữa các nước của khu vực này. Bốn là, nhằm tạo cho Mỹ thế độc quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên trong khu vực, còn các nước châu Âu sẽ phải có trách nhiệm đầu tư tiền của cho những cải cách sẽ diễn ra tại đây. Năm là, chỉ giải thích những hiện tượng tiêu cực trong thế giới Arab như nghèo đói, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa khủng bố v.v là do xuất phát từ các nguyên nhân nội bộ như thiếu dân chủ và mất công bằng xã hội. Như vậy, Chiến lược Trung Đông Lớn đặt các nước trong khu vực này trước nguy cơ từ một cộng đồng chính trị văn minh lớn trên thế giới trở thành tập hợp của những thực thể phân tán được điều khiển từ các trung tâm quyền lực ở bên ngoài.
Năm 1980, Tổng thống Mỹ Jimmy Cater xây dựng Chiến lược thứ ba của Mỹ về Trung Đông dựa trên cơ sở Học thuyết Jimmy Cater, mở đầu giai đoạn Mỹ tranh giành quyết liệt ảnh hưởng với Liên Xô tại đây. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan là người đề xuất Chiến lược thứ tư của Mỹ về Trung Đông nhằm thiết lập chuỗi các khu vực chiến lược trên khắp thế giới hình thành nên thế liên hoàn bao vây Liên Xô, trong đó Trung Đông có vị trí hết sức quan trọng.
Tổng thống Mỹ G.W.Bush: người đưa ra Chiến lược Trung Đông Lớn vào năm 2004.
Đến Chiến lược Trung Đông Lớn theo Học thuyết George Walker Bush
Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới hai cực tan rã, Mỹ trở thành một cực duy nhất có sức mạnh toàn diện vượt trội cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Do đó, năm 1996, một nhóm bảo thủ mới ở Mỹ gồm Henry Kissinger, Donald Rumsfeld, Dick Cheney, Condoleerizza Rice cùng với nhiều chính khách và quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ bắt đầu soạn thảo Chiến lược Trung Đông Mới, hoặc Chiến lược Trung Đông Lớn. Giới trí thức các nước Arab đang định cư tại Mỹ cũng được mời tham gia soạn thảo chiến lược này. Các tác giả của Chiến lược Trung Đông Lớn xuất phát từ luận điểm cho rằng, nền dân chủ Phương Tây là “khuôn vàng thước ngọc”, là “vạn năng”, tạo điều kiện để hiện đại hoá, phát triển thịnh vượng, tiến tới “công bằng” và “đối thoại giữa các nền văn minh”.
Sau sự kiện 11/9/2001, Chiến lược Trung Đông Lớn là một trong những nội dung của chiến lược xây dựng trật tự thế giới mới của Mỹ dựa trên cơ sở văn kiện mang tên Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ ở Trung Đông: phân tích sau sự kiện 11/9/2001 và Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ do Tổng thống George W. Bush trình Quốc hội Mỹ ngày 20/9/2002. Nội dung Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ năm 2002 có thể được coi là tuyên bố chính thức của Học thuyết Bush.
Chiến lược Trung Đông Lớn nhằm thay đổi biên giới của 24 quốc gia, từ Maroc tới Afghanistan, làm bàn đạp để Mỹ tiến tới thiết lập quyền kiểm soát đối với toàn bộ lục địa Á-Âu. Chiến lược Trung Đông Lớn có mấy đặc điểm đáng chú ý. Một là, các dân tộc Arab không được coi là những dân tộc có tính đặc thù về mặt địa lý cũng như đặc điểm phân loại. Hai là, đề án này bao quát một khu vực địa lý rộng lớn và hết sức đa dạng, trong đó có thế giới Arab và thế giới hồi giáo.
Theo nhiều nhà quan sát, mục đích của việc nhào nặn văn hóa này chính là nhằm tạo ra ưu thế dẫn đầu cho Israel, biến họ trở thành đầu tàu lôi kéo các nước khác trong khu vực. Ba là, hoàn toàn không đề cập đến những vấn đề liên quan đến việc giải quyết cuộc xung đột giữa các nước Arab với Israel-một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ giữa các nước của khu vực này. Bốn là, nhằm tạo cho Mỹ thế độc quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên trong khu vực, còn các nước châu Âu sẽ phải có trách nhiệm đầu tư tiền của cho những cải cách sẽ diễn ra tại đây. Năm là, chỉ giải thích những hiện tượng tiêu cực trong thế giới Arab như nghèo đói, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa khủng bố v.v là do xuất phát từ các nguyên nhân nội bộ như thiếu dân chủ và mất công bằng xã hội. Như vậy, Chiến lược Trung Đông Lớn đặt các nước trong khu vực này trước nguy cơ từ một cộng đồng chính trị văn minh lớn trên thế giới trở thành tập hợp của những thực thể phân tán được điều khiển từ các trung tâm quyền lực ở bên ngoài.
“Mùa xuân Arab” trên Quảng trường Tahrir của Egypt
Tổng thống Mỹ G.W.Bush ưu tiên cao nhất để xây dựng Chiến lược Trung Đông Lớn và ông đã đích thân trình bày nội dung của chiến lược này trong bài phát biểu vào ngày 6/11/2003 tại Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (National Endowment for Democracy). Theo đó, chiến tranh Afghanistan năm 2001 và chiến tranh Iraq năm 2003 là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc chiến lâu dài của Mỹ nhằm “thiết lập dân chủ” ở Trung Đông Lớn. Sau chiến tranh Iraq, Chiến lược Trung Đông Lớn cũng được Tổng thống G.W.Bush trình bày tại hội nghị G8 ở Mỹ tháng 06/2004.
Các nước Trung Đông nghĩ gì về Chiến lược Trung Đông Lớn?
Washington đã từng xúc tiến một chiến dịch nhằm giải thích Chiến lược Trung Đông Lớn. Đầu năm 2004, lãnh đạo các nước Trung Đông và các đối tác của Mỹ tại G8 và NATO đã được tiếp xúc nội dung của chiến lược này. Đầu tháng 3/2008, Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Mark Grossman đến thăm các nước hàng đầu trong thế giới Arab và Thổ Nhĩ Kỳ, gặp Bộ trưởng Ngoại giao các nước EU tại Brussel để giải thích ý tưởng thực hiện Chiến lược Trung Đông Lớn.
Khi bắt đầu thảo luận Chiến lược Trung Đông Lớn của Mỹ, đa số các nước Arab coi đó như là một sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực. Nguyên thủ nhiều nước Arab cho rằng cải cách dân chủ phải là kết quả quá trình phát triển của các nước Arab chứ không thể áp đặt được từ bên ngoài. Họ cũng lưu ý Mỹ rằng Chiến lược Trung Đông Lớn không nhắc tới việc phải giải quyết cuộc xung đột giữa các nước Arab và Israel-một trong những tiền đề quan tọng để tiến hành cải cách dân chủ trong khu vực.
Đa số lãnh đạo các nước Arab đều có cách nhìn nhận tiêu cực về Chiến lược Trung Đông Lớn của Mỹ. Theo họ, quá trình dân chủ hoá và tái cơ cấu trong các xã hội Arab tuy đã chín muồi nhưng cần phải được thực hiện bằng nỗ lực của chính các nước trong khu vực chứ không thể do Mỹ áp đặt theo công thức từ bên ngoài và không tính đến đặc điểm của toàn bộ Trung Đông cũng như từng nước riêng lẻ. Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố rằng không thể phát triển dân chủ và cải cách trong điều kiện chiến tranh và còn tồn tại các vấn đề chính trị. Vì thế, Syria cũng nhiều nước ở khu vực này không tin vào các mực tiêu đề ra trong Chiến lược Trung Đông Lớn của Mỹ. Tổng thống Libya Muammar Gaddafi gọi sáng kiến của Mỹ là "phân biệt chủng tộc. Còn Thủ tướng Kuwait Al-Sabah tuyên bố rằng ông không chấp nhận các nỗ lực của Mỹ xây dựng Trung Đông Lớn theo lối áp đặt các cải cách dân chủ và xã hội. Một số giới ở các nước Arab cho rằng ý tưởng của Washington về “tái cấu trúc” Trung Đông Lớn chỉ là nhằm đảm bảo lợi ích của Mỹ và Israel ở khu vực này.
“Mùa xuân Arab”-giai đoạn thực hiện Chiến lược Trung Đông Lớn dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama
Nghiên cứu các sự kiện chính trị ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông, mở đầu từ Tunisia vào cuối năm 2010 tới nay, có thể thấy, các cuộc bạo động chính trị đó xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân: nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa.Về nguyên nhân thứ nhất là tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị ở các nước đó như nạn thất nghiệp gia tăng; sự bất bình đẳng trong xã hội; sự chênh lệch quá lớn giữa người giàu và người nghèo; chính quyền ở các nước đó bảo thủ và trì trệ trong nhiều năm (Tổng thống Tunisa Ben Ali cầm quyền sau cuộc đảo chính cung đình vào năm 1987 và kéo dài trong suốt 24 năm; Tổng thống Egypt Hosni Mubarack cầm quyền trong 30 năm sau vụ đảo chính vào tháng 10/1981; Tổng thống Libya Muammar Gaddafi lên nắm quyền sau cuộc đảo chính quân sự năm 1969, trong 42 năm; Thủ tướng Bahrain Khalifah bin Sulman al-Khalifah cầm quyền 40 năm và là thủ tướng lâu đời nhất trên thế giới; Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh cầm quyền năm 1978 trong suốt 33 năm). Tình trạng khủng hoảng này càng trở nên trầm trọng hơn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu bùng phát từ Mỹ năm 2008.
Chính phủ các nước Châu Phi và Trung Đông trong những năm gần đây cũng đã từng nhận thấy tình trạng khủng hoảng này và họ đã đề ra “Sáng kiến của các nước Châu Phi và Trung Đông về dân chủ hoá” với 6 nội dung cơ bản. Một là, cải cách dân chủ ở các nước Châu Phi và Trung Đông cần phải được thực hiện từ bên trong các nước đó mà không được áp đặt từ bên ngoài. Hai là, quá trình cải cách dân chủ cần phải được thực hiện từng bước để không làm tổn hại đến an ninh và sự ổn định. Ba là, quá trình cải cách cần phải phục vụ lợi ích của khu vực chứ không phải các “kẻ thù” từ bên ngoài. Bốn là, việc giải quyết cuộc xung đột giữa các nước Arab và Israel là điều kiện tiên quyết để tiến hành thắng lợi cuộc cải cách chính trị. Năm là, khi tiến hành cải cách dân chủ cần phải tính đến đặc điểm của từng nước trong khu vực chứ không thực hiện theo một công thức cố định. Sáu là, không cho phép các tổ chức hồi giáo cực đoan sử dụng thành quả của các cuộc cải cách và chính sách mở cửa.
Nghiên cứu các sự kiện chính trị ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông, mở đầu từ Tunisia vào cuối năm 2010 tới nay, có thể thấy, các cuộc bạo động chính trị đó xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân: nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa.Về nguyên nhân thứ nhất là tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị ở các nước đó như nạn thất nghiệp gia tăng; sự bất bình đẳng trong xã hội; sự chênh lệch quá lớn giữa người giàu và người nghèo; chính quyền ở các nước đó bảo thủ và trì trệ trong nhiều năm (Tổng thống Tunisa Ben Ali cầm quyền sau cuộc đảo chính cung đình vào năm 1987 và kéo dài trong suốt 24 năm; Tổng thống Egypt Hosni Mubarack cầm quyền trong 30 năm sau vụ đảo chính vào tháng 10/1981; Tổng thống Libya Muammar Gaddafi lên nắm quyền sau cuộc đảo chính quân sự năm 1969, trong 42 năm; Thủ tướng Bahrain Khalifah bin Sulman al-Khalifah cầm quyền 40 năm và là thủ tướng lâu đời nhất trên thế giới; Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh cầm quyền năm 1978 trong suốt 33 năm). Tình trạng khủng hoảng này càng trở nên trầm trọng hơn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu bùng phát từ Mỹ năm 2008.
Chính phủ các nước Châu Phi và Trung Đông trong những năm gần đây cũng đã từng nhận thấy tình trạng khủng hoảng này và họ đã đề ra “Sáng kiến của các nước Châu Phi và Trung Đông về dân chủ hoá” với 6 nội dung cơ bản. Một là, cải cách dân chủ ở các nước Châu Phi và Trung Đông cần phải được thực hiện từ bên trong các nước đó mà không được áp đặt từ bên ngoài. Hai là, quá trình cải cách dân chủ cần phải được thực hiện từng bước để không làm tổn hại đến an ninh và sự ổn định. Ba là, quá trình cải cách cần phải phục vụ lợi ích của khu vực chứ không phải các “kẻ thù” từ bên ngoài. Bốn là, việc giải quyết cuộc xung đột giữa các nước Arab và Israel là điều kiện tiên quyết để tiến hành thắng lợi cuộc cải cách chính trị. Năm là, khi tiến hành cải cách dân chủ cần phải tính đến đặc điểm của từng nước trong khu vực chứ không thực hiện theo một công thức cố định. Sáu là, không cho phép các tổ chức hồi giáo cực đoan sử dụng thành quả của các cuộc cải cách và chính sách mở cửa.
Từ những năm 1980-1990, một số nước trong khu vực châu Phi và Trung Đông đã có những nỗ lực cải cách dân chủ dưới tác động của các quá trình toàn cầu hoá. Trong thời kỳ từ sau sự kiện 11/9/2001, ở nhiều nước Arab đã tổ chức các cuộc hội nghị quốc tế bàn về vấn đề cải cách chính trị và xã hội. Chương trình cải cách do các nước Arab đề xuất đã từng được trình bày tại Hội nghị lần thứ 16 của Liên đoàn các nước Arab ở Tunisia vào ngày 22 và ngày 23/5/2004. Khi chuẩn bị Hội nghị này, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Arab bị chia rẽ thành hai bên. Những ai nỗ lực phối hợp quan điểm của họ với Mỹ kết thành một bên, còn bên khác phản đối chính sách của Mỹ và Israel ở Trung Đông. Trong khi đó, đại diện của bên thân Mỹ bày tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong chủ trương cải cách Trung Đông, còn bên chống đối tuyên bố rằng Chiến lược Trung Đông Lớn của Mỹ là sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Arab. Hội nghị lần thứ 16 của Liên đoàn các nước Arab ở Tunisia thông qua nhiều văn kiện như "Xúc tiến phát triển, hiện đại hoá và cải cách thế giới Arab”, "Trách nhiệm, sự đồng thuận và sự đoàn kết", "Tuyên bố Tunisia". Tuy nhiên, những văn kiện đó không đề cập tới trách nhiệm của các nước Arab thực hiện các cải cách chính trị, kinh tế và xã hội.
Về nguyên nhân thứ hai là, một số thế lực bên ngoài, trước hết là Mỹ, lợi dụng thời cơ này kích động tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị ở các nước châu Phi và Trung Đông dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới bùng phát năm 2008, tạo ra những biến động chính trị-xã hội để nhanh chóng thay đổi chế độ cầm quyền, tạo cơ hội để thiết lập chính quyền mới nhằm phát triển ảnh hưởng của họ tại đây trong thời kỳ “hậu cách mạng” trong khuôn khổ Chiến lược Trung Đông Lớn. Công cụ để Mỹ thực hiện Chiến lược Trung Đông Lớn lần này là “sức mạnh mềm” (kinh tế, ngoại giao…) như trong trường hợp Tunisia, Egpyt, Yemen…, hoặc sử dụng kết hợp “sức mạnh mềm” với “sức mạnh cứng” (sức mạnh quân sự) như trong trường hợp Libya và Syria.
Dư luận ở Mỹ và nhiều nước phương Tây gọi các biến động chính trị ở các nước Bắc Phi và Trung Đông từ cuối năm 2010 tới nay là “mùa xuân Arab”, ngụ ý mục tiêu thực hiện Chiến lược Trung Đông Lớn là để “xúc tiến dân chủ” tại các nước trong khu vực này. Tuy nhiên, cho tới nay, các nước vừa trải qua “mùa xuân Arab” như Tunisia. Egypt, Libi, Yemen ...lại đang tiếp tục chìm sâu vào tình trạng bất ổn về kinh tế, chính trị và xã hội và hiện chưa có dấu hiệu thoát khỏi tình cảnh này. Trong khi đó, “mùa xuân Arab” vẫn tiếp tục tràn qua Syria, thậm chí cả Iran. Ngay sau khi chiến tranh Libyi kết thúc, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã từng cảnh báo, “mùa xuân Arab” sẽ “gõ cửa” Syria, Iran, các nước Trung Á, thậm chí cả Nga và Trung Quốc./.
Về nguyên nhân thứ hai là, một số thế lực bên ngoài, trước hết là Mỹ, lợi dụng thời cơ này kích động tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị ở các nước châu Phi và Trung Đông dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới bùng phát năm 2008, tạo ra những biến động chính trị-xã hội để nhanh chóng thay đổi chế độ cầm quyền, tạo cơ hội để thiết lập chính quyền mới nhằm phát triển ảnh hưởng của họ tại đây trong thời kỳ “hậu cách mạng” trong khuôn khổ Chiến lược Trung Đông Lớn. Công cụ để Mỹ thực hiện Chiến lược Trung Đông Lớn lần này là “sức mạnh mềm” (kinh tế, ngoại giao…) như trong trường hợp Tunisia, Egpyt, Yemen…, hoặc sử dụng kết hợp “sức mạnh mềm” với “sức mạnh cứng” (sức mạnh quân sự) như trong trường hợp Libya và Syria.
Dư luận ở Mỹ và nhiều nước phương Tây gọi các biến động chính trị ở các nước Bắc Phi và Trung Đông từ cuối năm 2010 tới nay là “mùa xuân Arab”, ngụ ý mục tiêu thực hiện Chiến lược Trung Đông Lớn là để “xúc tiến dân chủ” tại các nước trong khu vực này. Tuy nhiên, cho tới nay, các nước vừa trải qua “mùa xuân Arab” như Tunisia. Egypt, Libi, Yemen ...lại đang tiếp tục chìm sâu vào tình trạng bất ổn về kinh tế, chính trị và xã hội và hiện chưa có dấu hiệu thoát khỏi tình cảnh này. Trong khi đó, “mùa xuân Arab” vẫn tiếp tục tràn qua Syria, thậm chí cả Iran. Ngay sau khi chiến tranh Libyi kết thúc, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã từng cảnh báo, “mùa xuân Arab” sẽ “gõ cửa” Syria, Iran, các nước Trung Á, thậm chí cả Nga và Trung Quốc./.
Ngô Quyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét