Tại sao Trung Quốc phải chú ý đến cuộc xung đột Israel-Palestine?
Bắc Kinh muốn duy trì tính trung lập trong vấn đề Israel-Palestine, nhưng dư luận Trung Quốc ngày càng bị phân cực trong vấn đề này.
Đó là nhận xét của ông Mu Chunshan, một nhà báo tại Bắc Kinh. Trước đây, ông là một thành viên trong Chương trình nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông nước ngoài trong việc định hình hình ảnh của Trung Quốc do Bộ Giáo dục nước này hậu thuẫn. Trong bài bình luận mới đây trên trang mạng Diplomat với tiêu đề: “Tại sao Trung Quốc phải chú ý đến cuộc xung đột Israel-Palestine”, ông Chunshan đã đưa ra một số nhận xét sau:
Căng thẳng ở Trung Đông đã tăng lên rất nhiều khi Israel thực hiện các cuộc không kích (và hiện nay là chiến dịch tấn công trên bộ) chống lại phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza. So với những phản ứng mạnh mẽ từ Mỹ và các nước phương Tây, quan điểm chính thức của Trung Quốc về cuộc khủng hoảng này khá là mờ nhạt và cẩn trọng. Tuy nhiên, cư dân mạng của Trung Quốc lại thể hiện cảm xúc và sự quan tâm mạnh mẽ về cuộc xung đột đang diễn ra này. Vậy điều gì đang xảy ra?
Xe tăng Israel oanh kích Dải Gaza. Ảnh: AFP/TTXVN |
Để hiểu về những thái độ của cư dân mạng, trước tiên, chúng ta phải hiểu quan điểm của Trung Quốc về mối quan hệ Israel-Palestine. Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã không tìm cách tránh xa cuộc xung đột. Dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc đứng về phía Palestine. Cựu lãnh đạo Trung Quốc như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đã hỗ trợ gần như vô điều kiện cho sự nghiệp cách mạng do ông Yasser Arafat lãnh đạo, người được gọi là "một người bạn cũ của người Trung Quốc". Do vậy, Phong trào Giải phóng Palestine (PLO) đã được Trung Quốc viện trợ cả tiền và vũ khí.
Trường hợp Palestine là một ví dụ hiếm hoi của về việc Trung Quốc can thiệp trực tiếp vào các vấn đề của Trung Đông. Bên cạnh ví dụ về chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong giai đoạn này, hỗ trợ cho Palestine cũng đại diện các tính toán chính trị của Bắc Kinh. Vì Palestine có sự ủng hộ mạnh mẽ từ các quốc gia Arập khác, lập trường của Trung Quốc đã giúp nước này giành được ảnh hưởng trong thế giới thứ ba. Trong hoàn cảnh này, Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận lời đề nghị đàm phán từ Israel. Mặc dù Israel là nước đầu tiên ở Trung Đông thừa nhận sự ra đời của Trung Quốc, hai nước không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức cho đến năm 1992.
Trong những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu từ bỏ ngoại giao ý thức hệ có định hướng như một phần của quá trình cải cách và mở cửa. Trung Quốc dần dần bắt đầu có quan hệ với Israel. Lý do khá đơn giản: công nghệ quốc phòng của Israel là hấp dẫn đối với Trung Quốc. Công nghệ tiên tiến và đầu tư của Israel cũng là một sự lựa chọn tốt với nhu cầu phát triển của Trung Quốc. Hiện nay, trao đổi quân sự và hợp tác kinh tế Trung Quốc-Israel đã trở thành hai trụ cột chính cho quan hệ song phương. Đồng thời, lập trường của Trung Quốc về cuộc xung đột Israel-Palestine đã thay đổi từ việc cáo buộc các hành động đơn phương của Israel trở thành lập trường trung lập. Palestine không hài lòng với điều này, nhưng không có lựa chọn nào khác và phải chấp nhận sự thay đổi này.
Điều thú vị là, mặc dù chính phủ Trung Quốc đã không thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến cuộc khủng hoảng hiện tại, dư luận nước này đã bị chia rẽ thành hai nhóm riêng biệt. Trong các diễn đàn trực tuyến, một bên (chủ yếu là người Hồi giáo) lên án Israel. Họ đã bắt đầu kêu gọi Trung Quốc thể hiện quan điểm chỉ trích cuộc tấn công vào Dải Gaza như các nước phương Tây. Phía bên kia của cuộc tranh luận là cư dân mạng ủng hộ Israel (chủ yếu là phi Hồi giáo). Ý kiến của họ nhấn mạnh sự phê phán mạnh mẽ đối với chủ nghĩa cực đoan và khủng bố; họ thậm chí còn cho rằng bất cứ ai phản đối các hoạt động quân sự của Israel được coi là có tình cảm với chủ nghĩa khủng bố. Hai nhóm trên ở Trung Quốc đã nổ ra một cuộc tranh luận nảy lửa về một cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông cách xa Trung Quốc hàng nghìn km. Israel và Palestine có thể không bao giờ ngờ được điều này trước khi bắt đầu cuộc xung đột.
Tất nhiên, cũng có một số người có ý kiến trung lập, ủng hộ quyền của Israel bảo đảm an ninh trong khi phản đối sự giết hại quá nhiều người. Quan điểm này phù hợp với báo cáo chính thức của chính phủ Trung Quốc về cuộc xung đột Israel-Palestine.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã tìm cách giữ im lặng và cân bằng ngoại giao giữa Israel và Palestine, nước này cũng có nguy cơ phải đối mặt với mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan. Do đó, Bắc Kinh khó có thể đứng ngoài cuộc xung đột hoàn toàn. Sự an toàn của khu vực miền tây Trung Quốc có liên hệ chặt chẽ với an ninh của Trung Đông. Nghiêm trọng hơn, dư luận Trung Quốc đã tham gia vào cuộc khủng hoảng này một cách bất ngờ. Những bình luận trực tuyến từ cư dân mạng không chỉ thể hiện sự tán gẫu nhàn rỗi: chúng đại diện cho những kỳ vọng khác nhau và hy vọng về quản trị xã hội cũng như chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc, truyền thông và xã hội cần phải đối mặt với thực tế này và tìm ra biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề.
Cuộc xung đột Israel-Palestine là khá phức tạp. Cuộc xung đột qua lại này đã diễn ra trong nhiều thập kỷ và không thể mô ta bằng những từ ngữ đơn giản “công bằng” và “không công bằng”. Là một quốc gia có dân số Hồi giáo lớn, Trung Quốc cần phải chú ý đến cuộc tranh luận công khai về cuộc xung đột Israel-Palestine. Các cuộc tranh luận trực tuyến có thể là một điểm khởi đầu cho sự hiểu biết về các vấn đề xã hội tiềm ẩn trong chính Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng có để tránh quá ca ngợi cuộc tấn công của Israel chống khủng bố. Nếu không hoạt động chống Hamas của Israel có thể trở thành công cụ cho những người muốn tấn công tất cả người Hồi giáo. Tình cảm chống khủng bố đi quá giới hạn sẽ gây nguy hiểm cho Trung Quốc ở trong nước, và cũng có thể gây tổn hại lợi ích chính trị và kinh tế của Bắc Kinh ở Trung Đông./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét