Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Chuyện chết đi sống lại đầy bí ẩn của Sa hoàng


Chuyện chết đi sống lại đầy bí ẩn của Sa hoàng


Vị Sa hoàng từng đánh bại Napoleon gây tranh cãi về việc ông có đi chơi khắp nước Nga suốt mấy chục năm sau khi đã… băng hà?
Vị Sa hoàng từng đánh bại Napoleon đến giờ vẫn gây tranh cãi về việc ông có tư tình với em gái hay không, có đi chơi khắp nước Nga suốt mấy chục năm sau khi đã… băng hà?

Aleksandr I Pavlovich sinh năm 1777, lên ngôi năm 24 tuổi. Cuối năm 1825, Sa hoàng được tuyên bố là đã băng hà tại khu nghỉ dưỡng Tanganrog. Ngay sau thời điểm đó, nước Nga đã dậy lên những tin đồn rằng thực ra Sa hoàng vẫn sống, nhưng từ bỏ ngai vàng để bắt đầu một cuộc sống khác.
Chuyện "chết đi sống lại" đầy bí ẩn của Sa hoàng, Bí ẩn lịch sử, Phi thường - kỳ quặc, bi an lich su,bi an lich su the gioi,bi an,sa hoang,tin tuc
Bí ẩn chiếc quan tài
 
Thành tựu huy hoàng nhất của Aleksandr I là đánh bại quân xâm lược Napoleon. Tuy nhiên vào những năm cuối trị vì, Sa hoàng ngày càng có nhiều sai lầm khiến vầng hào quang dần lu mờ, và bản thân ông luôn chán chường, đau khổ. Nhà vua nói nhiều đến mơ ước có một cuộc sống khác, thậm chí từng nói sẽ thoái vị vào năm 1825.
Để thoát khỏi tâm trạng đen tối, tháng 9/1825, Sa hoàng cùng vợ đến tĩnh dưỡng tại thị trấn Taganrog. Ngày 19/11, đột nhiên có tin vua băng hà ở tuổi 48. Trước đó, Sa hoàng hoàn toàn khỏe mạnh, vì thế tin đồn ông dựng nên cái chết của mình để sống ẩn dật dậy lên khắp nơi.
Những người tin vào giả thuyết này đưa ra rất nhiều bằng chứng khá thuyết phục. Thứ nhất, nếu chuyến nghỉ dưỡng của Sa hoàng không có mục đích đặc biệt gì thì tại sao chọn Taganrog, nơi một bên giáp thảo nguyên đầy gió cát, một bên giáp biển Azov nặng mùi uế khí?  Theo thông báo, trước khi băng hà, nhà vua đột ngột mắc bệnh, nhưng tại sao trong 10 bác sĩ được mời đến chữa, chỉ hai người ký tên vào bệnh án?
Chuyện thi hài của Aleksandr I cũng gây rất nhiều nghi ngờ. Hai ngày sau khi Sa hoàng mất, khi mọi người tham gia thủ tục ướp xác, khâm liệm, họ thấy khuôn mặt người chết đã bị hủy hoại hoàn toàn, không thể nhận ra. Sau đó, quan tài bị đóng kín suốt thời gian viếng, cấm mở lại. Chính vì vậy, người ta cho rằng nằm trong quan tài là một “vật thế thân”. Thậm chí anh lính gác ở dinh thự Taganrog còn quả quyết vào đêm trước khi có tin Sa hoàng mất, anh nhìn thấy một người rất giống hoàng đế nhảy ra khỏi cửa sổ, biến vào đêm. Điều này càng được tin tưởng khi vào năm 1925, cuộc khai quật mộ Aleksandr I cho thấy trong ngôi mộ hoàn toàn trống rỗng.
Sa hoàng xuất hiện nhiều năm sau khi chết?
 
10 năm sau ngày có thông báo  Aleksandr I băng hà, tin đồn Sa hoàng vẫn sống lại rộ lên cùng với sự xuất hiện của một ông lão dáng dấp cao quý tự xưng là  Fyodor Kuzmich, dung mạo giống Aleksandr I. Ông này còn có thói quen cho ngón tay cái vào giữa dây lưng hệt như Sa hoàng, đến mức một bác lính già kinh ngạc kêu lên: “Đây chính là sa hoàng của chúng ta”.
Khi cảnh sát hỏi thăm, Fyodor Kuzmich không chứng minh được nhân thân nên bị đày đi Siberi. Nhưng ngay trong cảnh lưu đày, ông vẫn được kính trọng. Fyodor rất am hiểu chính sự, thường đàm luận về đại giáo chủ Moscow Philaret, về chiến công đánh Napoleon của đại nguyên soái Kutuzov, nêu tên những người thân cận của Sa hoàng. Có thời gian, ông hay nhận được tiền và quà của một phụ nữ tên là Maria Fedorovna (cùng tên với thái hậu, mẹ của Aleksandr I).
Ngoài ra, cô gái mồ côi mà Fyodor Kuzmich nuôi lại rất giống con của Aleksandr I  với tình nhân. Khi người xung quanh muốn mai mối cho cô, ông dứt khoát từ chối, nói với cô rằng thân phận con cao quý, sau này phải cưới một quan chức trong quân đội, và sau này quả đúng như vậy. Cô gái được cha nuôi giới thiệu đến gặp các gia đình quý tộc và cả đương kim Sa hoàng.
 
Fyodor Kuzmich qua đời ngày 21/1/1864. Bia mộ ông ghi: “Nơi đây yên nghỉ sự lựa chọn của thượng đế: Fyodor Kuzmich” (“Sự lựa chọn của thượng đế” chính là danh hiệu của Aleksandr I  khi chiến thắng Napoleon). Biết ông mất, một bác sĩ từng chữa bệnh cho Aleksandr I rơi nước mắt nói: “Sa hoàng thật sự đã băng hà”. Vị bác sĩ này bao năm qua không bao giờ cầu nguyện cho Sa hoàng vào các ngày giỗ, mà chỉ làm việc đó vào ngày Fyodor Kuzmich chết.
 
Những người phủ nhận giả thuyết trên thì lập luận rằng, nếu quả thật Sa hoàng dựng màn kịch băng hà để ra đi, tại sao không giải quyết xong chuyện chọn người kế vị trước khi đi? Và để dựng màn kịch đó, ông phải có nhiều người thân cận giúp đỡ, trong đó có hoàng hậu. Nhưng những bức thư mà hoàng hậu viết cho người thân khi lâm cảnh góa bụa bộc lộ sự đau thương vô hạn, liệu bà có thể đóng kịch giỏi đến thế?
 
Một người cháu của Aleksandr I  là Nicolas Mikhailovich đã nghiên cứu kỹ tài liệu mật trong hoàng cung đã khẳng định, Sa hoàng thực sự qua đời năm 1825. Ông cũng khẳng định, ở tuổi xấp xỉ ngũ tuần, và với tính cách của Aleksandr I, thật khó có chuyện nhà vua từ bỏ ngai vàng sống cuộc đời khổ cực trong dân gian. Vậy sự hiện diện của Fyodor Kuzmich thì sao? Theo Nicolas, đó là anh em cùng cha khác mẹ với Aleksandr I , con riêng của Sa hoàng Pavel 1 với tình nhân.
 
Nghi án tư tình với em gái
 
Aleksandr I  được bà nội là nữ hoàng Ekaterina II cưới vợ cho từ lúc 16 tuổi. Hôn thê của ông là công chúa 14 tuổi của vương quốc Bazen. Vị vua nổi tiếng đa tình này lúc đầu cũng rất yêu vợ, nhưng sau đó nhanh chóng để trái tim mình loạn nhịp vì vô số bóng hồng khác. Thậm chí người Nga còn đặt ra nghi vấn, giữa Sa hoàng và em gái, công chúa Ekaterina nhan sắc tuyệt trần, phải chăng có tình cảm yêu đương?
 
Căn cứ của nghi ngờ này là sự thân mật thái quá giữa hai anh em. Họ thường ngồi trò chuyện với nhau thâu đêm suốt sáng, cử chỉ suồng sã hơn mức bình thường. Tuy cùng ở trong cung, gặp nhau liên tục nhưng họ vẫn viết thư cho nhau hằng ngày, và khi phải xa nhau thì thư từ càng thắm thiết. Đây là những dòng thư Sa hoàng gửi em gái: “Người đáng yêu trong lòng anh, thần tình yêu trong lòng anh, em chính là sắc màu rực rỡ của thế kỷ, là vật xuất sắc trong thế giới tự nhiên…”, “Cái mũi nhỏ ơi, người mà tôi yêu nhất, đang làm gì vậy. Anh muốn áp môi thơm lên cái mũi nhỏ cua em..”, “Anh điên lên mất vì em…”, “Anh yêu em như người điên, anh mừng rỡ như kẻ điên mỗi khi nhìn thấy em. Anh như kẻ bôn ba khắp nơi chỉ ước được ở trong vòng tay em để thả lỏng mình một chút…”. Liệu đây có giống lời lẽ của một người anh trai viết cho em gái?
 
Năm 1808 khi Napoleon mà tên tuổi đang lừng lẫy cầu hôn công chúa, Aleksandr I  tuy đang rất có cảm tình với Napoleon vẫn thấy khó chịu, và cản trở bằng cách nói rằng chỉ mẹ đẻ ra công chúa mới có quyền quyết định. Và thái hậu đã đưa ra nhiều điều kiện quá mức để từ chối. Sa hoàng sợ vua Pháp cầu hôn nữa nên lập tức gả em gái cho một vị quý tộc rất tầm thường. Ba năm sau, ông này chết, hai anh em lại thân thiết như xưa.
 
Tuy nhiên, cũng như tất cả những chuyện thâm cung bí sử khác, mối tình loạn luân này có thật hay không vẫn là điều bí ẩn.

Nguyên nhân Napoleon thất bại tại thành phố Moscow


Nguyên nhân Napoleon thất bại tại thành phố Moscow


Mang theo 60 ngàn quân tinh nhuệ nhất tới nước Nga, Napoleon từng nghĩ rằng chỉ cần chiếm được Moscow là có thể buộc Nga Hoàng Alexander phải đầu hàng và hạ gục được nước Nga. Tuy nhiên, vị Hoàng đế của nước Pháp đã lầm.
Trận chiến tại Moscow trở thành điểm mốc đánh dấu giai đoạn thất bại bi đát trong cuộc đời huy hoàng của đại đế Napoleon. Những bí ẩn phong thủy của Moscow đã khiến thành phố này trở thành khắc tinh của vị vị Hoàng đế lừng danh này …
Vào thế kỷ thứ 19, một học giả của Pháp từng nói: “Hiện tại trên trái đất có hai dân tộc lớn đang tiến về cùng một hướng từ hai địa điểm khác nhau. Hai dân tộc đó chính là người Nga và người Mỹ. Cả hai dân tộc này đang trưởng thành rất nhanh và chỉ trong chớp mắt họ có thể giành được vị trí số 1 thế giới”.
Đúng như lời tiên đoán này, trong cả thế kỷ 20, Nga và Mỹ trở thành hai quốc gia, dân tộc có ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. Tuy nhiên, hai quốc gia này vẫn có những điểm không giống nhau: Nước Nga, một quốc gia sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau mỗi tai họa sau đó sẽ liên tục tuột xuống từ đỉnh cao. Trong khi đó nước Mỹ, một quốc gia mới thành lập với chỉ 200 năm lịch sử lại trở thành một siêu cường quốc và tuyệt nhiên chưa từng có dấu hiệu suy thoái. Vì sao lại có sự khác biệt này?
Napoleon
Sự quật khởi của nước Nga có thể khái quát một cách đơn giản là: Lần sau sẽ huy hoàng và rực rỡ hơn lần trước nhưng đồng thời lần sau cũng sẽ tuột dốc nhiều hơn lần trước. Sự quật khởi của nước Nga cũng có những điểm khác biệt so với các quốc gia khác. Nằm ở giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây, so với các nước phương Đông, Nga là nước tiếp xúc với văn minh phương Tây sớm hơn cả vì vậy họ học theo phương Tây rất nhiều.
Ngược lại, so với phương Tây, nước Nga thường quen với những cuộc cách mạng từ trên xuống dưới, nhân dân cũng quen với việc đi theo một “Hoàng đế tốt” để xây dựng một quốc gia lý tưởng. Chính vị trí đặc biệt này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đặc điểm kỳ lạ trong quá trình phát triển đầy những thăng trầm của lịch sử nước Nga.
Gắn liền với những thăng trầm trong tiến trình phát triển của nước Nga chính là thành phố Moscow, thủ đô của nước Nga ngày nay. Trên thực tế, mới chỉ trở thành thủ đô của Nga từ năm 1918, thế nhưng thành phố nằm ở bên bờ sống Moskva này chứ không phải Sant-Peterburg là nơi chứng kiến những biến cố vĩ đại của nước Nga.
Tại thành phố này, người Nga đã phải đối mặt với hai cuộc xâm lăng của người Pháp và người Đức trong hai thế kỷ liên tục và cũng tại thành phố này người Nga đã giành được những chiến thắng huy hoàng, đưa người Nga lên đỉnh cao của vinh quang. Lý do mà vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga thế kỷ XX, V.I. Lênin dời thủ đô từ Sant Peterburg về Moscow cũng đủ chứng tỏ vai trò quan trọng của thành phố này đối với nước Nga như thế nào. Song, điều quan trọng hơn chính là điều gì khiến Moscow trở nên đặc biệt như vậy?
Từ lời tiên tri thần kỳ
Năm 1804, sau khi thành lập Đệ nhất đế chế, Napoleon bắt đầu cuộc chiến đối với “Liên minh phản Pháp” của Nga, Anh và một số nước khác. Lúc bấy giờ, mục tiêu chủ yếu của Napoleon chính là nước Anh chứ không phải Nga. Tuy nhiên, do lực lượng của nước Anh rất mạnh, trong phút chốc khó có thể tiêu diệt được nên Hoàng đế nước Pháp quyết định chuyển hướng sang tấn công nước Nga, một quốc gia khi đó yếu và lạc hậu hơn Anh và Pháp rất nhiều.
Trong suy nghĩ của Napoleon, một khi tiêu diệt được Nga thì nước Anh sẽ mất đi một bên cánh và như vậy, nước Anh sẽ không thể bay được nữa, việc tiêu diệt nước Anh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Như vậy, với Napoleon, cuộc tấn công nước Nga chỉ là một bước đệm cho cuộc tấn công quyết định nhằm tiêu diệt nước Anh. Theo đó, chắc hẳn vị Hoàng đế nước Pháp coi việc tiêu diệt nước Nga dễ như lấy đồ chơi trong túi áo.
Kỳ thực, khi Napoleon đang đầy hưng phấn với kế hoạch tiêu diệt nước Nga thì trong lòng ông vẫn có một chút lo ngại. Trước đó khá lâu, khi còn là một thanh niên, Napoleon đã từng gặp một nữ tiên tri. Nữ tiên tri này có tên là Maria Lenorman, môt nữ tiên tri vào loại nổi tiếng nhất trong lịch sử.
Ngày chàng sỹ quan pháo binh Napoleon tới túp lều của nhà tiên tri thì cũng là ngày Josephine người vợ tương lai của ông tìm tới nữ tiên tri Maria cùng với một người bạn. Cô bạn của Josephine, Tereza Taliyan muốn biết liệu sau này có cưới được tấm chồng giàu có hay không. Ngoài sự mong đợi, bà bói chột nói rằng sau này cô sẽ làm mệnh phụ phu nhân và có tình yêu mãnh liệt. “Bà này đang phỉnh mình đây. Chắc bà ta nghĩ rằng tôi thèm lấy chồng quá” - Taliyan tỏ ra bực tức. Vậy là Josephine toan bước ra về vì cho rằng bói toán đúng là trò lừa đảo.
“Khoan đi đã, thưa bà! Chẳng bao lâu nữa, nước Pháp sẽ nằm trong tay bà cho xem”. Câu nói ngay lập tức khiến Josephine khựng lại và nóng lòng muốn nghe hết lời tiên đoán. Những lá bài của bà bói nói rằng: Josephine - góa phụ đã có hai mặt con - chẳng lâu nữa sẽ gặp người đàn ông yêu cô say đắm. Người đó sẽ mang địa vị, danh tiếng đến cho cô, nhưng rốt cuộc cũng chính là người phản bội lại cô.
Josephina tỏ ra nghi ngờ lời tiên đoán thì thào như vọng lên từ cõi chết. Nữ tiên tri bèn giằng lấy tay cô, chích vào ngón tay một cây kim bằng vàng. “Ta sẽ cho cô thấy, và cô hứa phải bảo vệ ta khi cô lên nắm quyền”. Một giọt máu từ đầu ngón tay nhỏ xuống bát nước, ngay lập tức ngoằn nghèo vẽ lên những hình thù kỳ lạ: đầu tiên là hình bông hoa violet và tulip (hai loài hoa Josephine yêu thích nhất), sau đó là cành tử đinh hương và vương miện.
“Cô sẽ là hoàng hậu!”, bà tiên tri chột nói. Hai phụ nữ rời túp lều trong trạng thái như mê ngủ. Bước tới cửa, Josephine bất chợt liếc thấy một anh chàng ăn mặc bảnh bao ngồi khuất trong góc phòng. “Mình sẽ trở thành hoàng hậu ư?”, cô cười mỉm, “Thật đáng thương cho kẻ ngu ngốc nào lui tới chốn này”.
Chắc hẳn lúc ấy Josephina không thể ngờ rằng, chàng trai trẻ ngồi góc phòng kia chính là người sau này trở thành Hoàng đế lừng lẫy của nước Pháp, là người đàn ông dành cho cô tình yêu cuồng nhiệt, người mang địa vị, danh tiếng cho cô và rốt cuộc cũng chính là người phản bội lại cô - Napoleon Bonaparte.
“Ngài tới rồi sao, đức vua của tôi”, nữ tiên tri Maria Lenorman thảng thốt kêu lên khi chàng sĩ quan pháo binh tiếp theo Josephine bước ra trước mặt. “Ngài sắp kết hôn đấy, chắng mấy nữa mà ngài sẽ gặp phu nhân tương lai. Ngài sẽ có 6 tước vị rất cao và trở thành Hoàng đế. Ngài sẽ nổi tiếng, sẽ có cuộc sống xa hoa nhung lụa.
Nhưng đến 40 tuổi, ngài sẽ quên người vợ mà chúa trời trao tặng cho ngài. Đó cũng là lúc bắt đầu bi kịch số phận. Ngài sẽ bị đày ải cho đến chết, tất cả bạn bè, người thân của ngài sẽ rời bỏ ngài ra đi”. Bà tiên tri chột cũng lấy ở tay Napoleon một giọt máu và nhỏ xuống bát nước. Giọt máu biến thành một vương miện rồi cuối cùng biến thành một thành hình dạng một bông hoa hướng dương.
Lúc bấy giờ, khi bước ra khỏi cửa, chàng sĩ quan pháo binh đã rủa thầm: “Quỷ tha ma bắt! Làm sao mình lại đi tin bọn tiên tri khoác lác đó chứ!”. Tuy nhiên, sự thực lịch sử sau đó lại diễn ra giống hệt như những gì bà tiên tri Maria đã nói.
Ngày 2/3/1976, mới chỉ 26 tuổi, Napoleon đã được bổ nhiệm làm Tư lệnh quân Pháp và Ý, và từ đó bắt đầu cuộc sống tác chiến độc lập. Hai ngày sau hôn lễ với Josephine, Napoleon đã phải tới quân đoàn Ý để nhậm chức, thống lĩnh hàng chục ngàn quân tấn công nước Ý và giành được hàng loạt thắng lợi. Sau đó, nhờ uy tín ngày càng tăng, Napoleon quyết định tổ chức cuộc chính biến trở thành tổng tài đầu tiên của nước Cộng hòa Pháp. Năm năm sau đó tự, Thượng viện Pháp tuyên bố Napoleon sẽ trở thành Hoàng đế nước Pháp.
Tới năm 1810, cũng là lúc Napoleon 40 tuổi, vì Josephine không thể sinh con cho ông, và cũng vì những tin đồn ngoại tình của người vợ mà vị Hoàng đế rất mực si mê, Napoleon đã quyết định ly dị với Josephine. Sau khi ly hôn với Js, Napoleon kết hôn với công chúa nước Áo, Louise.
Trước khi dẫn quân xâm lược nước Nga, Napoleon đã chinh phục Ý, trở thành vua quốc gia Địa Trung Hải này, đánh bại quân Phổ và nhiều lần đánh bại quân Nga. Napoleon cũng đã đánh bại năm cuộc tấn công của các liên minh chống Pháp. Vị tướng có thân hình nhỏ bé này đã khiến cả châu  Âu rung chuyển, đưa nước Pháp đến giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất.
Vì vậy, năm 1812, khi Napoleon chuẩn bị viễn chính nước Nga cũng là lúc ông thách thức với chính số phận của mình. Bởi lẽ, hoa hướng dương hình dạng mà giọt máu của Napoleon trong bát nước của tiên tri Maria biến thành, biểu thị cho kết cục không mấy tốt đẹp của Napoleon cũng chính là biểu tượng cho ánh sáng đối với nước Nga. Cho tới ngày nay, người Nga vẫn dùng loài hoa này làm quốc hoa của nước mình.
Dẫn hơn 60 vạn quân tiến thẳng về phía nước Nga, với kinh nghiệm phong phú của mình, Napoleon biết rằng, việc tấn công thủ đô nước Nga lúc đó là Sant Peterburg hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Trái tim và linh hồn của nước Nga nằm tại Moscow vì vậy muốn đánh bại và chiếm lĩnh được tinh thần nước Nga thì chỉ có cách là chiếm bằng được Moscow.
Tới thất bại ở Moscow
Ban đầu, quân Pháp tiến công như thác lũ, quân Nga liên tục thất bại. Tới ngày 7/9, tại vị trí cách Moscow 124km về phía tây, Tư lệnh quân đội Nga là Kutuzov đã chỉ huy 120 ngàn quân triển khai trận Borodino nổi tiếng. Sau trận chiến này, quân Nga thương vong rất nhiều, tổn hại khoảng 40 ngàn quân. Để bảo toàn lực lượng, Kutuzov buộc phải rút quân khỏi trận địa để bảo toàn lực lượng, chờ đợi thời cơ tái chiến. Ngày 14/9, cư dân Moscow cùng theo quân đội rút lui khỏi Moscow.
Buổi sáng ngày 15/9, Napoleon tiến vào Moscow trong tâm thế hưng phấn của người chiến thắng. Tuy nhiên, thành Moscow giờ đây chỉ còn như một tòa thành trống, ngoài trừ một số nong dân tranh thủ lúc chiến tranh hỗn loạn để cướp của, còn lại, trên đường phố Moscow, quân Pháp tuyệt nhiên không hề nhìn thấy bất cứ một người dân nào.
Hỏa hoạn ở Moscow
Sau khi vào thành, quân đội Pháp đã thực hiện một cuộc vơ vét lương thực, của cải và phụ nữ. Khi đã có một doanh trại và lương thực đầy đủ, binh lính Pháp đã thở phào vì cuối cùng cũng đã được nghỉ ngơi một chút sau những cuộc hành quân và chinh chiến vất vả.
Lúc bấy giờ, Napoleon cũng tin rằng, sau khi ông đã chiếm được Moscow thì chỉ còn mỗi một việc là bình tĩnh chờ đợi Nga Hoàng Alexander đầu hàng nữa mà thôi. Tuy nhiên, giấc mơ của Napoleon chỉ một ngày sau đó đã tan thành mây khó. Khi bước chân vào điện Kremlin, câu đầu tiên Napoleon hỏi là: “Những quý tộc Moscow đợi đầu hàng ta ở đâu?”. Không có ai trả lời câu hỏi của vị Hoàng đế nước Pháp. Lúc bấy giờ Napoleon đã cảm thấy có điều gì đó bất an.
Đêm ngày 16, khi Napoleon đang nghỉ ngơi trong điện Kremlin thì đột nhiên, một vị phó quan chạy vào lay tỉnh ông và với thần sắc hốt hoảng thông báo: “Bệ hạ, toàn bộ thành Moscow đang bốc cháy!”. Napoleon vội vàng mặc quần áo chạy đến bên cửa sổ điện Kremlin nhìn ra bên ngoài, chỉ thấy toàn thành Moscow đang đỏ rực như một biển lửa. Lúc này vị Hoàng đế Pháp thất kinh nói: “Một cảnh tượng thật đáng sợ!”. Lúc đó, do có gió hỗ trợ lửa cháy một lúc một mạnh hơn. Vùng lân cận điện Kremlin, bờ phía nam sông Moskva lửa chảy cao ngút trời. Cuối cùng, đến điện Kremlin cũng bị lửa thiêu rụi.
Nhờ các cận giúp đỡ, Napoleon mới thoát khỏi điện Kremlin trong khi toàn thành Moscow thì trở thành một đống hỗn loạn. Tiếng lửa cháy, tiếng nhà đổ, tiếng binh lính chạy trốn kêu gạo trộn chung thành một mớ âm thanh hỗn độn. Đến khi ổn định lại và nghĩ được tới chuyện dập lửa thì quân Pháp mới phát hiện ra rằng toàn bộ các công cụ chữa cháy đã không còn dùng được nữa.
Bính linh Pháp lục trong các giá tủ đổ nát cũng không tìm thấy nổi một chiếc thùng nước nào. Không còn cách nào khác chỉ đành dùng khăn quân dụng để dập lửa. Tuy nhiên, chẳng có bao nhiêu tác dụng với ngọn lửa ngày một mạnh hơn. Cuối cùng, không còn cách nào khác, binh lính Pháp chỉ đành đứng nhìn toàn bọ vũ khí, đàn dược, lương thực của mình bị thiêu rụi thành tro.
Nhiều người Nga ví trận hỏa hoạn này giống như một chiến sỹ dũng cảm đã đuổi được vị Hoàng đế khét tiếng người Pháp ra khỏi Moscow. Tuy nhiên, người Nga cũng buộc phải đối diện với một thực tế khốc liệt là toàn bộ thành phố tráng lệ Moscow đã bị thiêu thành tro bụi. Trận lửa cháy liên tục trong nhiều ngày và chỉ tắt cho tới khi có một cơn mưa lớn từ trên bầu trời Moscow đổ xuống.
Tuy nhiên, lúc đó đã là quá muộn. Trận hỏa hoạn này đã khiến toàn bộ kiến trúc cổ, các cổ vật, quý giá của Moscow bị thiêu rụi ra tro. Theo thống kê, trước năm 1812, Moscow có 30 ngàn căn nhà thì sau hỏa hoạn chỉ còn lại 5.000 căn. Số người bị chết và bị thương thì nhiều không đếm xuể. Trong đống tro tàn, ở bất cứ nơi đầu người ta cũng có thể tìm thấy các thi thể bị cháy rụi.
Trong suốt nhiều năm sau đó, người ta vẫn không ngừng suy đoán rằng ai là người đã đốt ngọn lửa oan nghiệt này. Một quản điểm phổ biến cho rằng, trận hỏa hoạn khiến quân đội Pháp bách chiến bách thắng của Hoàng đế Napoleon phải thất điên bát đảo là một kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng của tư lệnh Kutuzov. Ông muốn để quân Pháp vào Moscow rồi vận chuyển toàn bộ lương thực và quân nhu vào bên trong thành phố rồi mới dùng lửa đốt rụi chúng. Những tên “nông dân” đi cướp của mà quân Pháp thấy trên đường phố Moscow thực chất là những kẻ phóng hỏa được Kutuzov gài lại bên trong thành phố.
Tuy nhiên, Napoleon thì lại cho rằng, việc hỏa thiêu Moscow là một “hành động điên cuồng” của tổng đốc Moscow và bọn thuộc hạ. Bởi vì trong lúc cố gắng tìm cách dập lửa người ta mới phát hiện ra rằng, toàn bộ vòi phun nước và các công cụ dập lửa đều bị chuyển đi hết. Ngoài ra, toàn bộ thành phố cùng lúc đều bốc cháy chứng tỏ đã có kế hoạch cụ thể từ trước. Bản thân tổng đốc Rostopchine cũng đã thừa nhận rằng mình là người hạ lệnh phóng hỏa đốt Moscow. Một số người cũng nói trận hỏa hoạn này là do họ tự ý phóng hỏa bởi vì đây là một hành động dũng cảm trước kẻ thù.
Một số người khác lại nói rằng vào ban đêm, binh lính Pháp xông vào nhà dân đốt nến, đuốc và lửa không may tạo thành hỏa hoản. Căn cứ của suy luận này chính là Moscow nằm ở một vùng bình nguyên Đông Âu với các khu rừng rậm. Từ hơn 1 trăm năm trước đó, nhân dân nơi đây đều quen với việc sử dụng gỗ để xây dựng các công trình xây dựng vì vậy người ta còn gọi Moscow với cái tên là thành phố nhà gỗ. Cho tới cuối thế kỷ 17, toàn bộ Moscow ngoại trừ điện Kremlin còn lại gần như không có nhiều tòa nhà xây bằng gạch. Tuy nhiên, các binh lính Pháp lại không hề biết điều này vì vậy mới vô ý tạo thành trận hỏa hoạn khủng khiếp nói trên.
Tuy nhiên, bất kể là do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì trận hỏa hoạn Moscow cũng đã làm thay đổi toàn bộ lịch sử châu Âu. Nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự yếu và rồi diệt vong của Đế chế của Napoleon, mở ra một thời đại mới. Không lâu sau đó, Napoleon bị lưu đầy ra một hòn đảo nhỏ của Ý.
Nhưng sau đó, Napoleon đã trốn được về Lyon và tạo nên cái gọi là vương triều 100 ngày trong lịch sử Pháp. Tuy nhiên, những nỗ lực cuối cùng của vị Hoàng đế nước Pháp không thể giúp ông lấy lại được sự vinh quang ngày nào. Sau thất bại ở trận Waterloo, Napoleon  bị buộc thoái vị và đày ra đảo Saint-Helena trên Đại Tây Dương. Ông qua đời ở đây vì bệnh tật.
Đối diện với quân đội Pháp cũng là chiến tích thần kỳ đầu tiên của Moscow, không để cho Napoleon có thể hạ gục thành phố này. Napoleon có lẽ cũng không nghĩ tới, sự thất bại ở Moscow lại trở thành bước ngoặt trong cuộc đời huy hoàng của mình. Nói cách khác, Moscow chính là khắc tinh của Napoleon. Vì sao như vậy?
Trước khi nói đến những đặc điểm của riêng Moscow gây nên thất bại của Napoleon có lẽ chúng ta cũng nên thừa nhận rằng, một phần xui xẻo đến từ chính vị Hoàng đế nước Pháp. Tính theo sự vận hành của âm dương và ngũ hành thì năm 1812 là năm có sự thay đổi bước ngoặt lớn trong vận mệnh của Hoàng đế nước Pháp.
Theo tư liệu thì Napoleon sinh ngày 15/8/1769, như vậy là vào năm 1812, tức là năm 43 tuổi, thì bản mệnh sẽ chuyển sang Thương quan. Thương quan đại biểu cho học sinh, thế hệ sau hoặc bộ hạ, nó không có lợi cho người nhà, không có lợi cho chồng, không lợi cho việc từ chức, thôi học,… Đối với nam giới, nó còn đại biểu cho duyên phận với bà ngoại, cháu gái hoặc con gái.
Napoleon là một người có tính tình của Thương quan, nghĩa là thông minh, tài hoa và hoạt bát nhưng cũng háo thắng, không chịu kém ai và dễ rơi vào sự cẩu thả. Những đặc điểm tính cách này giải thích sự bành trướng đế chế của Napoleon nhưng đồng thời cũng dẫn tới việc không thể thuận theo thời thế và lịch sử cuối cùng đã thất bại.
Vì vậy, cho dù là sự dự đoán theo cách phương Tây của nữ tiên tri mù Maria hay dự đoán theo âm dương ngũ hành của phương Đông thì năm 1812 sẽ là năm xảy ra một biến cố cực kỳ trọng đại, tạo nên bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Napoleon. Điều này khiến cuộc viễn chinh nước Nga biến thành cuộc hành trình dẫn tới cái chết của vị Hoàng đế nước Pháp. Tuy nhiên, tất cả những bí ẩn trong sự thất bại của Napoleon tại thành phố Moscow không chỉ nằm ở riêng vận mệnh của Napoleon…

Tại sao Napoleon thất bại khi xâm lược Nga?


Tại sao Napoleon thất bại khi xâm lược Nga?


Có thể nói, hành quân là thách thức lớn nhất trong mọi thách thức mà cáctướng lĩnh phải đối mặt trong lịch sử - và cuộc xâm lược nước Nga của Napoleon Bonaparte cách đây 200 năm cho thấy mọi việc có thể trở nên tồi tệ thế nào nếuđược đánh giá không đúng mức. 

Hình ảnh quân Pháp rút khỏi Moscow năm 1812 được tái hiện trong bức tranhsơn dầu của cố họa sĩ January Suchodolski (1797–1875).

Chỉ di chuyển lực lượng từ điểm A tới điểm B thì chưa đủ, bạn phải lo đủ lươngthực và nước uống cho binh lính khi họ hành quân. Bởi vậy, tài vận chuyển quânlà một trong những nhiệm vụ quan trọng và phức tạp nhất mà mọi vị chỉ huy đềuphải quán triệt nếu muốn giành chiến thắng. 

Năm 1812, Napoleon đang trong men say chiến thắng vì các kẻ thù đều bị đánh bại.Đội quân vĩ đại gồm 400.000 người của ông được cho là bất khả chiến bại vàNapoleon tự vẽ ra một chiến thắng nhanh chóng ở Nga.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng 6 tháng, lực lượng khổng lồ của ông đã giảm xuống cònmột nhúm người rời rạc tả tơi, và cứ 20 binh sĩ thì có chưa đến một người saunày được gặp lại gia đình. Tại sao lại như thế?
  
Trong các chiến dịch trước đó ở Đông Âu, Napoleon đã giải quyết được vấn đềlương thực cho binh sĩ bằng cách cho phép họ "tận hưởng cuộc sống" - hoặc cướpbóc hoặc mua hết các nguồn cung trong khi tiến quân. Tuy nhiên, ý thức được rằngmột lợi thế như vậy sẽ là điều không thể ở "những vùng đất khô cằn của Ukraine",Napoleon đã dự định cho mang theo lương thực thực phẩm.  

Đây là một chiến dịch hậu cần với quy mô cực lớn, đòi hỏi một đoàn xe ngựa củakhông dưới 26 tiểu đoàn - 8 tiểu đoàn được trang bị 600 các xe ngựa vừa vànhỏ/mỗi tiểu đoàn, và số còn lại được trang bị 252 xe 4 ngựa kéo/mỗi tiểu đoànvới sức chuyên chở 1,36 tấn (tổng cộng là 9.300 xe ngựa).

Để đưa tất cả số xe ngựa này vào hoạt động và di chuyển các kỵ binh cùng pháobinh, Napoleon cần đến 250.000 con ngựa và rất nhiều cỏ mỗi ngày.  

Và những con số trên không được tính đến. 

Nếu Napoleon tới được Moscow trong 2 tháng, và chỉ với một nửa trong tổng số400.000 binh sĩ lúc đầu, ông sẽ vẫn cần đến số quân nhu tổng cộng là 16.330 tấn- gần như gấp đôi khả năng chuyên chở các đoàn tiếp tế. 

Thay vào đó, Napoleon tiến quân chỉ với các khẩu phần cho 24 ngày. Rõ ràng, ôngđang mạo hiểm một chiến thắng nhanh chóng và một chiến dịch mà sẽ không thể kéodài hơn 3 tuần. Đó là một điều mơ tưởng.  

Người Nga đã quyết định dừng chiến đấu và phá sạch mùa màng cùng quân nhu khirút đi, lừa Napoleon tiến sâu hơn vào những khu rừng, đầm lầy và những đồng cỏmênh mông.  

Trong khi đó, Đội quân Vĩ đại hao tổn 5.000 người mỗi ngày do tình trạng đàongũ, bệnh tật và tự vẫn. Còn đàn ngựa tử vong với tốc độ 50 con/km, chủ yếu doăn uống mất vệ sinh.  

Chỉ có hai trận đánh lớn - ở Smolensk, nơi quân Nga thua trận, và ở Borodino,gần Moscow, một cuộc đọ sức đẫm máu dẫn tới thương vong ở cả hai phía là 40.000người. 
Khi phía Nga tiếp tục rút lui, Napoleon tiến vàoMoscow vào giữa tháng 9 với sức mạnh chỉ còn 1/4 so với ban đầu. Tuy nhiên, Sahoàng Alexander I nhất quyết không thương thuyết, và các vấn đề về hậu cần dochính sách "vườn không nhà trống" của ông gây ra đã khiến Napoleon gần như khôngcòn lựa chọn nào khác ngoài việc phải rút lui.  

Tuy nhiên, những khó khăn này mới chỉ là bắt đầu. Tiến vào Nga giữa tháng 6, vàđã tiên liệu một chiến dịch chóng vánh, đàn ngựa của Nepoleon vẫn đóng móng mùahè. 

Nhưng mùa đông khắc nghiệt của nước Nga nhanh chóng kéo tới, và hậu cần ít ỏi đãkhiến ông phải trả giá đắt. Móng mùa đông được trang bị với những chiếc đinh nhỏđể ngựa đi vững trên băng tuyết và không bị trượt ngã. Không có những chiếc móngđó, một con ngựa không thể kéo một chiếc xe lên hay xuống núi.

Vào mùa đông năm 1812 ở Nga, thực trạng này đã gây ra thảm họa cho lực lượng vốnđã suy giảm của Napoleon. Ngựa được đóng móng mùa hè sẽ bị "ngã xuống phía dướidù chúng đang kéo vật gì", theo ngôn từ của Bernie Tidmarsh, một trong nhữngngười thợ đóng móng bậc thầy ở Anh.  "Chúng sẽ không thể làm chủ được khixuống cũng như khi lên núi", ông mô tả. "Kết quả cuối cùng thường là gãy chân". 

Bị đói, rét và quân Nga tấn công, Đội quân Vĩ đại trở nên tan tác.  

Vào thời điểm Napoleon bỏ mặc đội quân của mình cho số phận của họ ở Ba Lan -trở về Paris ngày 5/12 - quân số khi ấy còn chưa đầy 10.000 người đủ sức chiếnđấu. Đó là một thảm họa mà Napoleon không bao giờ khắc phục được. 

Hành trình rút quân dài dằng dặc từ Moscow của Napoleon đã đi vào lịch sử nhưmột trong những thảm họa hậu cần khủng khiếp nhất của mọi thời đại. Không đủngựa để vận chuyển cho quãng đường cách xa 2.400km, đội quân của ông không còncơ hội. 

Tuy nhiên, nếu chuẩn bị tốt về hậu cần, một vị tướng có thể tranh thủ được lợithế trước kẻ thù. 

Có lẽ, ví dụ gần nhất của điều này là trong thời kỳ Chiến tranh Pháp - Phổ1870-71, khi tư lệnh Phổ Helmuth von Moltke tận dụng năng lực của các tuyếnđường sắt Đức để tập trung lực lượng trước khi Pháp có thể làm điều đó. Giànhđược thế chủ động, ông không từ bỏ nó cho đến khi Phổ thắng lợi, một chiến thắngđã mở ra sự thống nhất nước Đức. 

Tuy thế, ngựa vẫn là phương tiện chủ chốt để vận tải binh lính và quân nhu quacác địa thế hiểm trở cho đến khi xe Jeep được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng thờikỳ Thế chiến II. Loại xe này rất bền, chắc và linh hoạt. Chúng có thể được sửdụng cho rất nhiều mục đích, có thể vận chuyển người bị thương hoặc đồ tiếp tế.Nhờ những bánh xe đặc biệt, chúng thậm chí còn có thể chạy trên đường tàu. 

Thanh Hảo (Theo BBC)



Iran trước cuộc chiến tổng lực của phương Tây


Iran trước cuộc chiến tổng lực của phương Tây


Gần đây, báo chí các nước nói nhiều về một “cuộc chiến tranh lạnh” do Mỹ, Israel và các nước đồng minh của Mỹ phát động chống lại Iran.

Giới chuyên môn nhận định chắc chắn cuộc chiến tranh này đang diễn ra, nhưng có lẽ muốn biết được những diễn biến mới nhất của cuộc chiến này thì phải nhìn nhận nó dưới góc độ một cuộc chiến tình báo ngầm chống Iran. Quả thực, những phân tích tình báo về các sự kiện đã khẳng định cuộc chiến tình báo ngầm chống Iran đã được phát động từ đầu năm 2007, bắt đầu bằng những cuộc đào tẩu của các quan chức Iran nắm giữ bí mật về chương trình hạt nhân của Tehran chạy sang phương Tây; Iran bắt giữ các thương gia người Anh; vụ sát hại các nhà bác học hạt nhân người Iran; sử dụng sâu máy tính Stuxnet nhằm phá hoại các nỗ lực làm giàu urani của Iran và những nỗ lực của Iran nhằm chống lại sức ép từ phương Tây. Mặc dù, cuộc chiến tình báo ngầm đã diễn ra trong nhiều năm nay, nhưng chỉ những tháng gần đây người ta mới nhận thấy rõ điều này do sự gia tăng của những sự kiện tình báo giữa các bên. Điều quan trọng là những sự kiện gần đây chỉ là kết quả của những nỗ lực ngầm đã được triển khai nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước. 

Con mắt của giới phân tích đều tập trung vào theo dõi cuộc chiến tình báo ngầm này ngay sau khi tờ Thời báo New York cho đăng bài viết khẳng định rằng Mỹ và Israel đã cùng nhau chế tạo và tung ra loại sâu máy tính Stuxnet nhằm phá huỷ chương trình hạt nhân của Iran. Những sự kiện sau đó liên quan đến cuộc chiến tình báo này tiếp tục gia tăng  khi Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố hai người đàn ông bị buộc tội ở New York do dính líu đến một âm mưu của Iran nhằm sát hại Đại sứ Saudi Arabia Adel al-Jubeir ngay trên đất Mỹ. Mới đây nhất, cơ quan IAEA đưa ra một bản báo cáo chi tiết về những nỗ lực của Iran nhằm theo đuổi một chương trình vũ khí hạt nhân. Mặc dù, bản báo cáo không đề cập đến những tiết lộ gì đáng kể, song nó cũng chứa đựng một số chi tiết mới và thẳng thắn hơn so với những báo cáo trước đây của cơ quan này khi đưa ra kết luận rằng Iran đang tích cực theo đuổi một chương trình vũ khí hạt nhân. Bản báo cáo của IAEA đã khiến cho Israel phát động chiến dịch ngoại giao kêu gọi cần phải có hành động mạnh mẽ hơn đối với Iran từ những biện pháp cấm vận nghiêm ngặt hơn cho đến các chiến dịch quân sự. 

Tiếp theo đó, ngày 12-11, một vụ nổ lớn đã xảy ra và san phẳng một căn cứ tên lửa đạn đạo của vệ binh cách mạng Iran (IRGC) gần Tehran, làm 17 người gồm cả người sáng lập chương trình tên lửa đạn đạo của Iran thiệt mạng. Iran thì khẳng định vụ nổ chỉ là một tai nạn, nhưng vẫn có những thông tin cho rằng vụ nổ có thể là một phần trong chiến dịch ngầm do tình báo Israel tiến hành. Cũng trong ngày hôm đó, Chính phủ Bahrain đã cho công bố một âm mưu có liên quan đến 5 người Bahrain đã qua Syria và Qatar để thực hiện những vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu ngoại giao và của chính phủ ở Bahrain. Ngay lập tức Iran bác bỏ nước này có liên quan và cho rằng đó là một sự thêu dệt. Và ngày hôm sau, báo chí Iran đưa tin Ahmad Rezai, con trai của cựu chỉ huy IRGC Mohsen Rezai, bị chết tại một khách sạn ở Dubai. Ngay lập tức, tờ Thời báo Los Angeles đăng tin các quan chức tình báo Mỹ khẳng định CIA đã đình hoãn các hoạt động tại Lebanon sau vụ một số nguồn tin của cơ quan này bị bắt giữ do hoạt động tuỳ tiện của một số nhân viên CIA được cử hoạt động tại Beirut. Ngay khi tin này được đăng tải, Chính phủ Iran tuyên bố, nước này đã bắt giữ 12 nguồn tin CIA. 

Mỹ và Anh bắt đầu triển khai một làn sóng cấm vận mới chống lại Iran trên cơ sở kết quả bản báo cáo của IAEA. Những biện pháp cấm vận mới nhằm hạn chế lĩnh vực năng lượng và ngân hàng của Iran. Trên thực tế, Anh đã có bước đi chưa từng có tiền lệ là cắt đứt hoàn toàn giao dịch của Ngân hàng Trung ương Iran với lĩnh vực tài chính của Anh. Chính phủ Canada cũng đã có hành động tương tự với Ngân hàng Trung ương Iran. Không dừng lại ở đó, thêm một vụ nổ ở Esfahan, một trong những thành phố lớn nhất của Iran, và đã gây ra những thiệt hại đáng kể càng làm cho tình hình thêm phức tạp. Esfahan là thành phố có nhiều cơ sở quân sự và cơ sở nghiên cứu phát triển, bao gồm cả một số cơ sở có liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran. Cũng ngay trong ngày xảy ra vụ nổ - 28-11, Iran đã quyết định trục xuất Đại sứ Anh tại Iran và hạ cấp quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngày hôm sau, những người biểu tình Iran đã tấn công vào Đại sứ quán Anh tại Tehran và khu sinh sống của sứ quan Anh trong thành phố nhằm phản đối những biện pháp cấm vận đối với Iran được tuyên bố một tuần trước đó. Ngày 1-12, Liên minh châu Âu (EU) thông qua lệnh cấm vận mới đối với 180 cá nhân và công ty của Iran vì lý do Iran hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố và theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, EU đã không thông qua đề nghị của Pháp áp đặt lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Iran. 

Và mới đây nhất, Iran đã tuyên bố bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ trên đất Iran. Tất cả những sự kiện trên đã “vạch trần” một chương trình do thám nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, và các nhà phân tích tin rằng, Mỹ và Israel đang tiến hành một cuộc chiến tranh ngầm với Iran. Và với việc Mỹ rút quân khỏi Iraq, Iran tiếp tục những nỗ lực hạt nhân thì chắc chắn những hoạt động ngầm của phương Tây đối với Iran sẽ tiếp tục gia tăng. Năm 2003, sau khi tiêu diệt quân đội Iraq, quân đội Mỹ trở thành lực lượng duy nhất có thể chống lại lực lượng quân sự truyền thống của Iran trong khu vực. Song việc Mỹ rút quân khỏi Iraq trong thời gian tới đây sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực mà Iran có thể khai thác. Khả năng Iran kiểm soát phạm vi ảnh hưởng từ Tây Afghanistan tới Địa Trung Hải là một viễn cảnh không chỉ đe dọa các nước trong khu vực như Israel, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ mà còn là mối bận tâm đối với Mỹ. 

Trong bối cảnh như vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng những cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran sẽ không phải là câu trả lời cho mối đe doạ Iran. Sức mạnh của Iran là ở khả năng sử dụng các lực lượng truyền thống chứ không phải vũ khí hạt nhân. Vì vậy, tấn công vào chương trình vũ khí hạt nhân của Iran sẽ không ảnh hưởng đến các lực lượng truyền thống của nước này hoặc khả năng sử dụng các lực lượng truyền thống cản trở dòng dầu lửa qua eo Hormuz. Và như vậy, không thể tấn công Iran bằng một cuộc tấn công giống Israel đã làm đối với Iraq năm 1981 nhằm phá huỷ chương trình vũ khí hạt nhân của Saddam Hussein khi đó. Vì khó khăn như vậy, nên Israel, Mỹ và các nước đồng minh đã phải sử dụng đến nhiều biện pháp đối với Iran. Trước hết, họ tìm cách hạn chế tầm ảnh hưởng của Iran bằng nỗ lực lật đổ chế độ Syria, hạn chế ảnh hưởng của Iran ở Iraq và kiểm soát lực lượng Hezbollah ở Lebanon. Bên cạch đó là những cuộc tấn công vào chương trình hạt nhân của Iran bằng những chiêu như ép buộc các quan chức đào tẩu, sát hại các nhà khoa học và triển khai các cuộc chiến tranh mạng.

Nguồn : anninhthudo.vn

Iran 2012 nhìn từ Iraq 2003


Iran 2012 nhìn từ Iraq 2003


- Ngạn ngữ có câu "muốn đánh chó chết, cứ bảo chó điên". Cách làm này chẳng mấyxa lạ với Mỹ và các quốc gia phương Tây, đặc biệt là trong các cuộc chiến nhữngthập kỷ trở lại đây.
Bài học rút ra từ các cuộc chiến - như ở Iraq, Libya, hay những lời "cảnhtỉnh" gần đây về nhân quyền ở Syria nhằm can thiệp vũ lực lật đổ chế độ của Tổngthống đương nhiệm, cũng như âm mưu chế tạo bom hạt nhân của Iran - đó là chỉ cần mộtcái cớ nghe có vẻ chính đáng để thuyết phục dư luận thế giới.
Xét riêng từ trường hợp của Iraq, hồi tháng 2/2003, Ngoại trưởng Mỹ ColinPowell ra sức thuyết phục Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng Iraq đang sở hữu vũkhí hủy diệt hàng loạt.
Ông Powell quả quyết rằng lập luận của ông dựa trên "thông tin tình báo vữngchắc". Và để minh chứng cho lời nói của mình, ông Powell còn cầm mẫu vi khuẩn bệnhthan, và khẳng định là Tổng thống Saddam Hussein có cả loại vũ khí gây chếtngười ngày.
Trên thực tế, Mỹ đã không bao giờ tìm thấy chút gì liên quan tới cácbằng chứng từng được dùng làm cái cớ để đem quân tấn công Iraq. Gần một thập kỷsau, đất nước Iraq tan hoang sau cuộc chiến tranh, di sản còn lại là bất ổn daidẳng.
Tất cả những gì mà tác giả của cuộc chiến là Tổng thống Bush có thể nói, chỉlà một câu "rất lấy làm tiếc".
Còn với trường hợp của Iran, cái cớ thích đáng và nghe bùi tai nhất chính làvũ khí hạt nhân.
Về vấn đề hạt nhân của Iran, mâu thuẫn cơ bản giữa Iran và phương Tây, cùng Israel, Mỹ ở chỗ: Iran luônquả quyết rằng chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình. Nhưng đốiphương  - nhất là Israel từng bị Iran dọa "xóa sạch trên bản đồ" - đươngnhiên không bao giờ tin là thật. Trong đầu họ luôn đinh ninh rằng: Iran đang chếtạo bom hạt nhân, và mục tiêu là nhằm vào Israel và Mỹ.
Nhưng, liệu thật sự có đúng là Iran đang có bom hạt nhân - hoặc đang chế tạoloại bom này? Không ai biết chắc, hoặc chỉ có lãnh đạo tối cao của Iran mớibiết. (Với vị trí địa chiến lược trọng yếu và cả những lý do mang tínhthần học, Iran không nhất thiết phải theo đuổi việc sản xuất bom hạt nhân)
Còn người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Liên bang Nga NikolaiPlatonovich Patrushev mới đây nhắc nhở mọi người một điều rằng: trong suốt nhiềunăm, thế giới đã liên tục được nghe rằng Iran sẽ có một quả bom nguyên tử vàotuần tới.
Tuy nhiên, dù có hay không có bom hạt nhân, Israel vẫn đánh Iran - nếu họmuốn, ít nhất là để xóa tan cảm giác bất an khi nghĩ rằng kẻ thù của mình đangôm bom hạt nhân trong tay.
Các cuộc chiến tranh bằng lời, trên giấy và đọ độ căng của thần kinh mỗi lúcmột leo thang, đẩy lên cấp độ cao hơn. Bầu không khí quánh lại với khả năngchiến tranh Iran - Israel có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta còn cho rằng, Israel có thể sẽ đánh Iran vào mùa hè này.
Hiện giờ, Mỹ vẫn đang giữ vai trò trung gian giữa Iran và Israel. Bởi theoĐánh giá thông tin tình báo quốc gia của Mỹ, Iran không hề có bất kỳ nỗ lực nàonhằm chế tạo bom hạt nhân kể từ năm 2003 tới nay. Báo cáo của IAEA hồi tháng 11năm ngoái có vẻ như đối lập với các đánh giá tình báo này khi cho rằng Iran đãthử nghiệm các thành phần trong thiết bị hạt nhân, nhưng một cựu thanh sát viêncủa IAEA lại thách thức kết luận này.
Chính vì vậy, chính quyền Obama vẫn duy trì một lối chơi mang tính "trunggian", tức là để lộ thông tin về các kế hoạch chiến tranh của Israel nhằm gâysức ép khiến Iran phải nhượng bộ.
Trong khi đó, những người "chủ đánh" có quan điểm diều hâu tại Washington thìra sức ủng hộ việc tấn công Iran. Niall Ferguson - một nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế- đã đưa ra lập luận của mình. Ông bác bỏ mọi lý lẽ phản đối việc Israel tấncông, và kết luận rằng: "đôi khi, một cuộc chiến tranh có tính chất phòng ngừacó thể ít dã man hơn là một chính sách nhân nhượng. Những người nào chưa biếtđiều này đều là những người phủ nhận những gì mà một nước Iran được trang bị hạtnhân có thể gây tổn thất cho tất cả chúng ta".
Với quan điểm này, dường như chiêu bài cũ với Iraq hồi năm 2003 đang lặp lại.
Nhưng, nói vậy không có nghĩa là Iran 2012 là sự lặp lại của Iraq 2003, bởingay trọng nội bộ Israel và Mỹ đều vấp phải các sức ép. Tại Israel, hai cựu quanchức tình báo của nước này đã lên tiếng cảnh báo các hậu quả mà họ sẽ phải gánhchịu nếu dấy động binh đao.
"Về phần Israel, thiệt hại mà họ phải gánh chịu chắc chắn sẽ là các quảrocket hạng nặng trả đũa, các cuộc không kích bằng tên lửa do Hezbollah và Hamasnhằm vào thường dân Israel, motọ làn sóng chống người Israel bùng lên ở Ai Cập,và sự kích động mạnh mẽ hơn đối với chủ nghĩa dân tộc hạt nhân của Iran. Mộtcuộc chiến khu vực bao gồm cả Li băng, Syria, và các tiểu vương quốc sản xuấtdầu lửa cũng là một khả năng phải tính đến" - tờ The New Yorker phân tích.
Còn nếu như viễn cảnh xấu nhất xảy ra: là Iran đang ngầm chế tạo và thửnghiệm thiết bị hạt nhân? Hãy nghĩ đến trường hợp của CHDCND Triều Tiên.
Triều Tiên được cho là sở hữu 10 quả bom hạt nân, nhưng lại không làm thayđổi về căn bản tình trạng an ninh ở Đông Bắc Á. Nhật Bản và Hàn Quốc không vuisướng gì với tình trạng hạt nhân trong khu vực, nhưng họ cũng không cố gắng gianhập câu lạc bộ hạt nhân.
Còn Bình Nhưỡng vẫn bị cô lập như trước và hiểu ra rằng một thiết bị hạt nhânthật sự không còn uy lực bằng một quốc gia gây nên cảm giác sợ hãi cho nhữngngười xung quanh.
Tương tự như vậy mà xét, việc làm cho Iran nhụt chí với tham vọng hạt nhânkhông khiến tương quan lực lượng nghiêng về phía Israel hay đồng minh của họ,nhưng nếu Iran sử dụng thứ vũ khí đó để hành xử với đối phương, chính Tehran sẽphải hứng chịu các đòn trả đũa nặng nề từ mọi phía. Từ khía cạnh này mà nói thìviệc dùng vũ lực để phủ đầu Iran vì chương trình hạt nhân rốt cuộc cũng chỉ làmột cái cớ mà thôi.
  • Lê Thu