Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Iran 2012 nhìn từ Iraq 2003


Iran 2012 nhìn từ Iraq 2003


- Ngạn ngữ có câu "muốn đánh chó chết, cứ bảo chó điên". Cách làm này chẳng mấyxa lạ với Mỹ và các quốc gia phương Tây, đặc biệt là trong các cuộc chiến nhữngthập kỷ trở lại đây.
Bài học rút ra từ các cuộc chiến - như ở Iraq, Libya, hay những lời "cảnhtỉnh" gần đây về nhân quyền ở Syria nhằm can thiệp vũ lực lật đổ chế độ của Tổngthống đương nhiệm, cũng như âm mưu chế tạo bom hạt nhân của Iran - đó là chỉ cần mộtcái cớ nghe có vẻ chính đáng để thuyết phục dư luận thế giới.
Xét riêng từ trường hợp của Iraq, hồi tháng 2/2003, Ngoại trưởng Mỹ ColinPowell ra sức thuyết phục Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng Iraq đang sở hữu vũkhí hủy diệt hàng loạt.
Ông Powell quả quyết rằng lập luận của ông dựa trên "thông tin tình báo vữngchắc". Và để minh chứng cho lời nói của mình, ông Powell còn cầm mẫu vi khuẩn bệnhthan, và khẳng định là Tổng thống Saddam Hussein có cả loại vũ khí gây chếtngười ngày.
Trên thực tế, Mỹ đã không bao giờ tìm thấy chút gì liên quan tới cácbằng chứng từng được dùng làm cái cớ để đem quân tấn công Iraq. Gần một thập kỷsau, đất nước Iraq tan hoang sau cuộc chiến tranh, di sản còn lại là bất ổn daidẳng.
Tất cả những gì mà tác giả của cuộc chiến là Tổng thống Bush có thể nói, chỉlà một câu "rất lấy làm tiếc".
Còn với trường hợp của Iran, cái cớ thích đáng và nghe bùi tai nhất chính làvũ khí hạt nhân.
Về vấn đề hạt nhân của Iran, mâu thuẫn cơ bản giữa Iran và phương Tây, cùng Israel, Mỹ ở chỗ: Iran luônquả quyết rằng chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình. Nhưng đốiphương  - nhất là Israel từng bị Iran dọa "xóa sạch trên bản đồ" - đươngnhiên không bao giờ tin là thật. Trong đầu họ luôn đinh ninh rằng: Iran đang chếtạo bom hạt nhân, và mục tiêu là nhằm vào Israel và Mỹ.
Nhưng, liệu thật sự có đúng là Iran đang có bom hạt nhân - hoặc đang chế tạoloại bom này? Không ai biết chắc, hoặc chỉ có lãnh đạo tối cao của Iran mớibiết. (Với vị trí địa chiến lược trọng yếu và cả những lý do mang tínhthần học, Iran không nhất thiết phải theo đuổi việc sản xuất bom hạt nhân)
Còn người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Liên bang Nga NikolaiPlatonovich Patrushev mới đây nhắc nhở mọi người một điều rằng: trong suốt nhiềunăm, thế giới đã liên tục được nghe rằng Iran sẽ có một quả bom nguyên tử vàotuần tới.
Tuy nhiên, dù có hay không có bom hạt nhân, Israel vẫn đánh Iran - nếu họmuốn, ít nhất là để xóa tan cảm giác bất an khi nghĩ rằng kẻ thù của mình đangôm bom hạt nhân trong tay.
Các cuộc chiến tranh bằng lời, trên giấy và đọ độ căng của thần kinh mỗi lúcmột leo thang, đẩy lên cấp độ cao hơn. Bầu không khí quánh lại với khả năngchiến tranh Iran - Israel có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta còn cho rằng, Israel có thể sẽ đánh Iran vào mùa hè này.
Hiện giờ, Mỹ vẫn đang giữ vai trò trung gian giữa Iran và Israel. Bởi theoĐánh giá thông tin tình báo quốc gia của Mỹ, Iran không hề có bất kỳ nỗ lực nàonhằm chế tạo bom hạt nhân kể từ năm 2003 tới nay. Báo cáo của IAEA hồi tháng 11năm ngoái có vẻ như đối lập với các đánh giá tình báo này khi cho rằng Iran đãthử nghiệm các thành phần trong thiết bị hạt nhân, nhưng một cựu thanh sát viêncủa IAEA lại thách thức kết luận này.
Chính vì vậy, chính quyền Obama vẫn duy trì một lối chơi mang tính "trunggian", tức là để lộ thông tin về các kế hoạch chiến tranh của Israel nhằm gâysức ép khiến Iran phải nhượng bộ.
Trong khi đó, những người "chủ đánh" có quan điểm diều hâu tại Washington thìra sức ủng hộ việc tấn công Iran. Niall Ferguson - một nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế- đã đưa ra lập luận của mình. Ông bác bỏ mọi lý lẽ phản đối việc Israel tấncông, và kết luận rằng: "đôi khi, một cuộc chiến tranh có tính chất phòng ngừacó thể ít dã man hơn là một chính sách nhân nhượng. Những người nào chưa biếtđiều này đều là những người phủ nhận những gì mà một nước Iran được trang bị hạtnhân có thể gây tổn thất cho tất cả chúng ta".
Với quan điểm này, dường như chiêu bài cũ với Iraq hồi năm 2003 đang lặp lại.
Nhưng, nói vậy không có nghĩa là Iran 2012 là sự lặp lại của Iraq 2003, bởingay trọng nội bộ Israel và Mỹ đều vấp phải các sức ép. Tại Israel, hai cựu quanchức tình báo của nước này đã lên tiếng cảnh báo các hậu quả mà họ sẽ phải gánhchịu nếu dấy động binh đao.
"Về phần Israel, thiệt hại mà họ phải gánh chịu chắc chắn sẽ là các quảrocket hạng nặng trả đũa, các cuộc không kích bằng tên lửa do Hezbollah và Hamasnhằm vào thường dân Israel, motọ làn sóng chống người Israel bùng lên ở Ai Cập,và sự kích động mạnh mẽ hơn đối với chủ nghĩa dân tộc hạt nhân của Iran. Mộtcuộc chiến khu vực bao gồm cả Li băng, Syria, và các tiểu vương quốc sản xuấtdầu lửa cũng là một khả năng phải tính đến" - tờ The New Yorker phân tích.
Còn nếu như viễn cảnh xấu nhất xảy ra: là Iran đang ngầm chế tạo và thửnghiệm thiết bị hạt nhân? Hãy nghĩ đến trường hợp của CHDCND Triều Tiên.
Triều Tiên được cho là sở hữu 10 quả bom hạt nân, nhưng lại không làm thayđổi về căn bản tình trạng an ninh ở Đông Bắc Á. Nhật Bản và Hàn Quốc không vuisướng gì với tình trạng hạt nhân trong khu vực, nhưng họ cũng không cố gắng gianhập câu lạc bộ hạt nhân.
Còn Bình Nhưỡng vẫn bị cô lập như trước và hiểu ra rằng một thiết bị hạt nhânthật sự không còn uy lực bằng một quốc gia gây nên cảm giác sợ hãi cho nhữngngười xung quanh.
Tương tự như vậy mà xét, việc làm cho Iran nhụt chí với tham vọng hạt nhânkhông khiến tương quan lực lượng nghiêng về phía Israel hay đồng minh của họ,nhưng nếu Iran sử dụng thứ vũ khí đó để hành xử với đối phương, chính Tehran sẽphải hứng chịu các đòn trả đũa nặng nề từ mọi phía. Từ khía cạnh này mà nói thìviệc dùng vũ lực để phủ đầu Iran vì chương trình hạt nhân rốt cuộc cũng chỉ làmột cái cớ mà thôi.
  • Lê Thu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét