Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Israel được lợi gì từ bất ổn Trung Đông?


Israel được lợi gì từ bất ổn Trung Đông?


- Sau khi tổng thống hai nước Tunisia và Ai Cập bị lật đổ, làn sóng biểu tình chống chính phủ đã trỗi dậy ở Trung Đông. Theo các nhà phân tích, sự bất ổn này ban đầu tưởng rằng sẽ là tin xấu cho Israel, tuy nhiên, nhìn sâu rộng hơn, cả về ngắn hạn lẫn dài hạn, nó sẽ đem đến cho quốc gia Do Thái này những lợi ích không thể ngờ tới.
 
- Sau khi tổng thống hai nước Tunisia và Ai Cập bị lật đổ, làn sóng biểu tình chống chính phủ đã trỗi dậy ở Trung Đông. Theo các nhà phân tích, sự bất ổn này ban đầu tưởng rằng sẽ là tin xấu cho Israel, tuy nhiên, nhìn sâu rộng hơn, cả về ngắn hạn lẫn dài hạn, nó sẽ đem đến cho quốc gia Do Thái này những lợi ích không thể ngờ tới.
  
Hiện thực mới

Về phía Israel, sự kiện quan trọng nhất trong vòng 1 tháng qua, đó chính là sự ra đi của Tổng thống Ai Cập, Hosni Mubarak, một người được cho là đồng minh thân thiết nhất của Israel trong suốt 30 năm ông cầm quyền.

Mối lo của Israel nằm ở chỗ sự ra đi của ông Mubarak sẽ dẫn tới việc phe đối lập mà đứng đầu là Tổ chức Anh em Hồi giáo của Ai Cập sẽ tiếp quản quyền lực và hủy bỏ các thỏa thuận hòa bình với Israel. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, điều đó vẫn chưa xảy ra bởi vì hiện quân đội Ai Cập đang cầm quyền lãnh đạo đất nước.
  
Về ngắn hạn, Ai Cập có thể sẽ phải đối mặt với sự bất ổn, bở vậy khả năng gây chiến với Israel của chính quyền Ai Cập thời hậu Mubarak sẽ khó xảy ra.
  
Còn về lâu dài, mặc dù Tổ chức Anh em Hồi giáo có lên nắm quyền lãnh đạo Ai Cập đi chăng nữa thì một cuộc chiến giữa hai quốc gia này cũng khó có thể xảy ra. Đó là đánh giá của các chuyên gia phân tích chính trị Mỹ.

Thêm vào đó, tính đến nay, giữa Ai Cập và Israel cũng chưa hề xảy ra một cuộc xung đột nào về lãnh thổ bởi bán đảo Sinai đã được trả lại cho Ai Cập năm 1979 như một phần của hiệp ước hoà bình Trại David.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Dan Schueftan, phó giám đốc Trung Tâm nghiên cứu An ninh thuộc Đại học Haifa nhận định thì không có chiến tranh không đồng nghĩa với hòa bình.

"Ngay cả hiệp ước hoà bình không bị bãi bỏ và chiến tranh không xảy ra, thì Israel cũng phải chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất này", ông này nói.

Theo ông, những sự chuẩn bị ở đây bao gồm cả vấn đề ngân sách quốc phòng, lựa chọn quân sự cũng như những thỏa thuận chính trị ở chính Israel và trên toàn Trung Đông.
  
Tiến trình hòa bình Trung Đông vô tình bị bỏ quên?
 
Giáo sư Maha Azzam, một chuyên gia phân tích thuộc Chương trình Trung Đông và Bắc Phi của Anh cho biết những cuộc biểu tình ở Ai Cập và rộng khắp Trung Đông sẽ làm sao nhãng sự chú ý của cộng đồng quốc tế tới tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine.
  
“Lẽ dĩ nhiên, những gì đang xảy ra ở Trung Đông đang “choán” quá nhiều sự chú ý của các quốc gia trong khu vực, trên thế giới và ngay cả Mỹ. Bởi vậy, vô tình, tiến trình hòa bình Trung Đông sẽ bị 'bỏ ngoài tai'”.

Một ví dụ có thể cho thấy sự sao nhãng này đó là không hề thấy giới truyền thông cũng như cộng đồng quốc tế đả động tới kế hoạch xây một đại học quân sự ở Đông Jerusalem của Israel, một động thái có thể khiến phía Palestine và đồng minh của họ "nổi giận".
Người Palestine coi Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine độc lập trong tương lai của họ.
 
Tuy nhiên, Giáo sư Yossi Shain thuộc Đại học Tel Aviv lại phân tích rằng, mặc dù tiến trình hoà bình có thể không là tâm điểm chú ý trong giai đoạn này, nhưng điều đó có thể thay đổi trong tháng 3 khi Tổng Chưởng lý Israel dự kiến sẽ ra phán quyết có nên kết án Ngoại trưởng nước này Avigdor Lieberman hay không.

Ông Lieberman, người đứng đầu đảng Yisrael Beiteinu - lớn thứ hai trong chính phủ Israel, đang bị điều tra về tội cản trở người thực thi pháp luật, hối lộ và rửa tiền.

Giáo sư nói: “Mọi thứ đang chậm lại nhưng điều này sẽ sớm thay đổi vào tháng 3 tới. Mọi thứ sẽ lại trở về quỹ đạo”.

Ngoài ra, Giáo sư Azzam cũng lưu ý rằng, cả Mỹ và các nhà lãnh đạo trong khu vực đang chờ đợi điều gì sẽ xảy ra với kế hoạch của Palestine đệ trình Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một nghị quyết lên án việc xây dựng khu định cư của Israel. Nếu nghị quyết đến tay Hội đồng Bảo an, Mỹ sẽ là nước phủ quyết.
 
Đồng minh cũ và mới

Còn theo ông David Harris, Giám đốc Điều hành của Ủy ban Mỹ Do Thái, một tổ chức luật sư có trụ sở tại Mỹ, những tiết lộ của Wikileaks gần đây cho thấy theo suy nghĩ của Israel thì các nhà lãnh đạo khu vực có vẻ quan tâm đến Iran nhiều hơn là tiến trình hòa bình giữa Palestine và Israel. Quốc gia thuộc Vịnh Nam Tư này luôn coi Iran là một mối đe dọa và đã nhiều lần kêu gọi Mỹ “xóa xổ” nhà nước Hồi giáo này.

Như một câu châm ngôn của Trung Đông nói “Kẻ thù của kẻ thù là bạn”, nhiều quốc gia Ả-Rập ở Trung Đông có thể coi Israel là một “đồng minh tàng hình” trong việc đối phó với sức ảnh hưởng của Iran.

Yoel Guzansky, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu an ninh quốc gia ở Tel Aviv nói, bà tin rằng cục diện mới của khu vực có thể là một lợi thế đối với Israel, bởi ranh giới giữa các nước Hồi giáo dòng Sunni như Saudi Arabia và Hồi giáo dòng Shiite ở Iran đang hình thành sắc nét hơn.

"Kể từ năm 2006 khi chiến tranh Li-băng chấm dứt, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển đổi giữa người Sunni và Shiite” bà nói, đồng thời thêm rằng trong khi các cuộc biểu tình ở Tunisia và Ai Cập tập trung vào mục đích cải cách thì làn sóng biểu tình của người đa số Shiite tại Bahrain lại nhằm lật đổ phe cầm quyền thiểu số người Sunni".

"Đúng là trọng tâm đã dịch chuyển khi Israel đứng yên một cách bình thản và chắc chắn trong con mắt của phương Tây", bà Guzansky nhận định.

Đan Khanh - (Theo Tân Hoa Xã)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét