Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Những đặc điểm văn hóa – xã hội truyền thống của các nước Ả Rập


Những đặc điểm văn hóa – xã hội truyền thống của các nước Ả Rập

      Nền văn hóa và xã hội của một quốc gia phần lớn chịu ảnh hưởng của các điều kiện lịch sử, địa lý và khí hậu. Bán đảo Ả rập chính là nơi hội tụ các điều kiện đó. Thứ nhất, về vị trí địa lý, bán đảo nằm ở một vị trí rất đặc biệt: nằm ở ngã ba nối liền ba châu lục lớn là châu Á, châu Âu, châu Phi nên nó là đầu mối giao thông tấp nập nhất thời cổ đại, là nơi tiếp xúc của hai khu vực văn minh phương Đông và phương Tây. Hơn thế nữa, nơi đây có nhiều dầu mỏ vào loại bậc nhất thế giới (khoảng 90 tỉ tấn). Do vị trí rất đặc biệt nên vùng đất này có sức hấp dẫn đối với nhiều dân tộc, các đế chế lớn đã thay nhau nắm giữ vùng đất này. Vào đầu thế kỷ XIX, Napoleon Bonaparte (Pháp) từng tuyên bố: Ai kiểm soát được Constantinople – người đó cai trị được thế giới. Hitler cũng từng có kế hoạch lớn và cũng đã từng thất bại trong mưu đồ kiểm soát Địa Trung Hải [10, 55]. Thứ hai, về điều kiện tự nhiên, do phần lớn diện tích bán đảo là vùng sa mạc rộng lớn (chiếm 80% diện tích) cho nên nó nằm tương đối tách biệt với văn minh châu Á và các trung tâm văn minh khác trên thế giới. Thứ ba, về điều kiện khí hậu, do nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới nên bán đảo rất nóng và khô. Nhiệt độ ở đây dao động trong khoảng từ 30 – 60 oC, lượng mưa rất ít, dưới 200 mm, ngoại trừ vùng đồng bằng ở rìa Tây Nam bán đảo là nơi có lượng mưa khá lớn, tạo thuận lợi cho nông nghiệp phát triển mạnh.
       Những đặc điểm đó đã dẫn đến một hệ quả quan trọng: Ả rập đủ cách xa châu Á để thoát khỏi ảnh hưởng bên ngoài, nhưng lại dễ dàng tiếp thu cái bên ngoài đó, kết hợp với yếu tố bản địa để hình thành một nền văn hóa, một hình thái – cấu trúc xã hội riêng, mang đậm chất Ả rập. Vì vậy, bài viết này bước đầu tìm hiểu và đưa ra một số nhận định ban đầu về đặc điểm văn hóa – xã hội truyền thống[1] của Ả rập, giới hạn ở một số nước Ả rập lớn như Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Tunisia…
1.      Những đặc điểm của văn hóa các nước Ả rập
       Đặc điểm thứ nhất: Văn hóa Ả rập là nền văn hóa tương đối thuần nhất – Cộng đồng Hồi giáo (Ummah).
       Sự hình thành cộng đồng người là đặc điểm đầu tiên của văn hóa Ả rập truyền thống. Từ thời xa xưa, những cư dân đầu tiên đã xuất hiện sớm ở bán đảo Ả rập. Về sau, khi các tộc người khác tràn vào và đồng hóa họ, một số người lãnh đạo cao nhất của các bộ tộc đã nảy ra ý tưởng hợp nhất các bộ lạc phân tán lên thành một thể thống nhất, một cộng đồng thống nhất. Qua một thời gian dài suy nghĩ, tìm tòi, cuối cùng Muhammad – người sáng lập ra Hồi giáo – đã thực hiện thành công ý tưởng này của các bậc tiền nhân để lại. Tương truyền trong lần hành hương về Medina vào năm 622, Muhammad đã cho đoàn kết các bộ lạc lại với nhau, biến khối Ả rập thành một cộng đồng vững mạnh mà người Hồi gọi là ummah (Cộng đồng Hồi giáo), với danh nghĩa là mệnh lệnh của Allah để thi hành.
  Ummah (Cộng đồng Hồi giáo) ra đời do yêu cầu bảo vệ con người khỏi các mối đe dọa bên ngoài, mối liên hệ mang tính huyết thống và có sự tăng cường bởi niềm tin tôn giáo cuồng nhiệt của tín đồ. Đối với người Hồi, sự ra đời của ummah thật sự đã làm thay đổi nhận thức của họ, từ lòng trung thành Allah của cá nhân ban đầu sang hình thành cộng đồng thống nhất. Từ ummah, Muhammad công bố trước toàn thể tín đồ Hồi giáo một hình thức tổ chức tôn giáo mới, trong đó nhấn mạnh tình đoàn kết giữa anh em, bạn bè giữa những người Hồi với nhau.
        Ummah được tổ chức theo nguyên tắc đồng thuận (ijma), đồng tình theo đa số. Khác với tổ chức nhà thờ Công giáo vốn theo nguyên tắc dân chủ, thì với người Hồi, không một cá nhân hay tổ chức nào thể hiện được ý chí của ummah. Thay vào đó, sự chồng chéo các ý kiến độc lập của các học giả Hồi giáo, sự liên kết lỏng lẻo của họ đã phản ánh sự đồng thuận của ummah. Trong trường hợp ý kiến đa số không được chấp thuận, ummah sẽ thuận theo ý kiến thiểu số. Các tổ chức, các cơ quan nhà nước hình thành theo nguyên tắc này. Phạm vi ummah lan rộng qua chủ yếu ở các khu vực, ngôn ngữ, nhà nước, những nơi mà người Hồi cho là ý kiến đa số có nhiều hơn. Ummah ở Ả rập có sự bình đẳng rõ rệt: bình đẳng giới giữa nam và nữ, kêu gọi sự gia nhập của dân tộc khác vào (Do Thái, Thiên Chúa), thể hiện sự hòa hợp cao [9, 535 – 536].
        Mặc dù là cộng đồng thống nhất, nhưng sự thống nhất chỉ là tạm thời. Muhammad trong thời gian tạo dựng ummah đã lo ngại về tính thống nhất của Cộng đồng và cho rằng, nó sẽ tan rã ngay sau khi Hồi giáo ra đời. Với các sự kiện như mâu thuẫn về đặt người kế vị cho tiên tri, Ali và Husayn bị ám sát và cuối cùng là hai phái Shiites và Sunni ra đời (cuối thế kỷ VII), ummah đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của mình, làm cho thế giới Hồi giáo tan rã và rơi vào một loạt các bất ổn triền miên. Hiện nay, Hồi giáo có tới 72 giáo phái khác nhau và phái Shiites và Sunni là 2 giáo phái lớn, chiếm số đông tín đồ mộ đạo nhất. Có 93% người Hồi ở Iran theo phái Shiites, còn Hồi giáo ở Iraq thì theo phái Sunni, và giữa hai nước này có cuộc nội chiến Shiites – Sunni kéo dài 10 năm ròng, hao người tốn của.
        Đặc điểm thứ hai: tiếp thu văn hóa nước ngoài.
        Do nằm ở vị trí là cầu nối giữa ba châu lục Á – Âu – Phi, người Ả rập có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc, giao lưu với văn hóa của 3 vùng đất này. Điều này phù hợp với họ, vì ngay từ thời xa xưa, người Ả rập cũng như người dân ở các nước phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan… có truyền thống hiếu học, nhạy bén, nhanh chóng học hỏi, nghiên cứu cái mới, không để lỡ mất thời cơ. Họ tiếp thu các thành tựu của văn hóa bên ngoài, đặc biệt là thành tựu văn hóa Hy – La để hình thành nền văn hóa riêng, đậm chất Ả rập.
       Nền khoa học – kỹ thuật của Ả rập chịu ảnh hưởng lớn từ nền khoa học Hy Lạp. Thời Abbasid, chính quyền đã thành lập một trung tâm khoa học lớn, thu hút các nhà trí thức, nhà bác học từ khắp nơi về đây học tập, nghiên cứu và dịch thuật. Người dịch nhiều nhất lúc đó là Hunain Ibn Ishaq (809 – 873). Ông nói rằng đã dịch hơn 100 tác phẩm của Galienus, Aristotle, Platon… từ tiếng Hy Lạp ra tiếng Ả rập. Đến giữa thế kỷ X, họ dịch hầu hết các tác phẩm về Thiên văn học, Toán học, Y học của Hy Lạp ra tiếng Ả rập. Những công trình nghiên cứu của họ trình bày những ý tưởng mới, táo bạo, có logic rõ ràng, ngược hẳn với giáo lý của nhà thờ Thiên Chúa giáo ở La Mã thời trung cổ. Về toán học, do dịch được cuốn “Siddhatas” của Ấn Độ, người Ả rập biết được hệ thống chữ số Ấn Độ và dần hoàn thiện. Không những kế thừa và phát triển, người Ả rập còn biết sáng tạo. Chữ số “0” (thế kỷ X),  tỉ số lượng giác (sin, cosin, tang, cotang) (thế kỷ IX), nước cất (al – ambik) đầu tiên….đều do người Ả rập sáng tạo ra.
          Tôn giáo của Ả rập cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ các tôn giáo nước ngoài. Khi Hồi giáo ra đời ở Ả rập, Muhammad đã khuyến khích các tín đồ học tập tín ngưỡng – phong tục của các tôn giáo khác để về truyền lại cho tôn giáo ông. Tin lời ông, nhiều thương nhân Ả rập đổ xô ra ngoài để trao đổi buôn bán. Nhờ các hoạt động đó, họ đã học tập được tín ngưỡng thờ độc thần của Do Thái giáo (thần Yahweh), của Bái Hỏa giáo (thần Ahura Mazda) để hình thành tín ngưỡng thờ một vị thần duy nhất (thờ độc thần)[2]: thánh Allah. Họ cũng đã giúp nhà Tiên tri cải biên 3 lễ tục hành hương của người Do Thái[3] rắc rối thành một tục hành hương của người Hồi. Tục bố thí của tín đồ Phật giáo cũng được các thương nhân Ả rập tiếp thu, về sau thì dựa theo tình hình bán đảo mà dần dần biến nó thành một trong 5 cột trụ của Hồi giáo.   
         Đặc điểm thứ ba: Ảnh hưởng của tôn giáo, cụ thể hơn là Hồi giáo, người Ả rập tuyệt đối tin tưởng, tôn thờ Allah – vị Chân chủ của họ.
        Thật vậy, đặc trưng lớn nhất của văn hóa Ả rập Hồi giáo đó là tuyệt đối tôn thờ, tin tưởng vào thánh Allah. Giống như các tôn giáo khác như Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo Hồi khuyên tín đồ phải làm việc tốt, tùy theo mức độ được được trọng thưởng hay trách phạt. Theo Kinh Koran, điều quan trọng nhất của Hồi giáo đó là tín đồ phải có hành vi trong sáng, không chỉ là cầu nguyện mà còn phải làm gì để đóng góp cho xã hội. Để trở thành một người Hồi giáo tốt, một người Hồi giáo chân chính thì sẽ thể hiện qua tình yêu, cách ứng xử của họ với thiên nhiên, con người. Ở Nhật Bản, các tín đồ đạo Thiền (Phật giáo) đã có tình yếu, đối xử tốt với thiên nhiên, tiêu biểu là các Vườn đá Nhật. Ở Ấn Độ, các tín đồ của đạo Phật, đạo Jaina yêu thiên nhiên, các sinh vật. Họ thực hiện rất nghiêm túc: cởi trần, đi đứng cẩn thận để không dẫm chết các sinh vật nhỏ, ăn thức ăn đạm bạc và không được giết người. Do chịu ảnh hưởng của tính tổ chức cộng đồng ở phương Đông, văn hóa các nước Ả rập theo Hồi giáo rất nhấn mạnh sự đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa những người Hồi với nhau, khác hẳn với văn hóa phương Tây là theo xu hướng vật chất, trọng cá nhân, ít chú ý đến gia đình, bạn bè, hàng xóm…, coi đó là chìa khóa duy nhất để xây dựng một cộng đồng dân tộc, một nhà nước Ả rập vững mạnh. Trong gia đình, có lẽ do chịu ảnh hưởng của thuyết “tam cương ngũ thường” trong Nho giáo và văn hóa phương Đông, người Hồi giáo Ả rập rất chú trọng nhấn mạnh tôn ti trật tự của họ. Trong gia đình, con cái phải nghe lời ông bà, cha mẹ. Người già trong gia đình luôn được kính trọng, vị nể. Ở cộng đồng cũng vậy, người nhỏ tuổi, người trẻ luôn kính trọng người cao niên, người có quyền cao chức trọng. Ở các quốc gia theo chế độ quân chủ, người dân rất thành kính, kính trọng các vị quốc vương Hồi giáo, đặc biệt họ rất coi trọng các giáo sĩ, học giả Hồi giáo (ulama), vì những người này được xem là hiện thân của Allah và Tiên tri Muhammad, thay mặt hai vị này xuống rao giảng về Hồi giáo, phong tục tập quán, giúp tín đồ Hồi giáo củng cố vững chắc niềm tin của minh vào đạo Hồi.
       Thánh đường Hồi giáo (masjid) là nét văn hóa đặc sắc nhất của người Hồi giáo mộ đạo. Ở các nước Ả rập Hồi giáo, các thánh đường bao giờ cũng được xây dựng công phu và trang hoàng thật đẹp vì theo quan niệm của người Hồi, nhà cửa để ở cho một kiếp người thì xây như thế nào cũng được, nhưng nhà cửa của thánh Allah thì phải trang hoàng cho thật đẹp. Trước thánh đường sẽ có một sân vuông có hồ nước, nơi tín đồ được tẩy uế trước khi cầu nguyện. Ở góc sân hướng về Mecca là thánh đường. Nó được xây theo kiểu hình vuông có mái tròn. Phía trong thánh đường có khám thờ, giảng đường, giá đặt kinh Koran. Trong thời kỳ đầu, thánh đường được trang trí bằng hình kỷ hà, hình hoa lá. Về sau, khi lệnh cấm được nới lỏng, họ chuyển sang trang trí bắng hình chim, thú, động vật tưởng tượng nửa chim nửa thú [11, 55 – 56]. Sự ra đời của thánh đường đã đáp ứng yêu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân, nhất là những người theo Hồi giáo. Người ta có thể vào bên trong thánh đường, dưới mái vòm hoặc bể nước để trò chuyện, hội họp. Trẻ em thì đến đây học tập nếu nơi ở của chúng không có trường học.  Kiến trúc theo kiểu quần thể gắn liền liên kết chặc chẽ với nhau cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa Hồi giáo với đời sống chính trị, văn hóa và xã hội. Người Hồi nào cũng muốn sống quy tụ ở những nơi có thánh đường. Luật Hồi giáo quy định, các tín đồ phải đến cầu nguyện vào trưa thứ sáu hàng tuần ở Đại thánh đường. Như vậy, văn hóa của người Hồi nói chung chiu ảnh hưởng từ tôn giáo của họ.
       Đặc điểm thứ tư: Tuân thủ pháp luật, đặc biệt là luật pháp Hồi giáo
       Sự tuân thủ pháp luật, đặc biệt là luật Hồi giáo là một đặc điểm của văn hóa Ả rập truyền thống. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên phần lớn người Ả rập sống du mục, nay đây mai đó. Cuộc sống du cư của tổ tiên người Ả rập khi xưa đã dẫn đến việc đòi hỏi con người phải sống có tổ chức, tuân thủ kỷ luật chặt chẽ, sớm dẫn đến hình thành nếp sống theo luật pháp. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Theo các tài liệu Ả rập cổ, ngay từ trước khi nhà nước ra đời, người Ả rập đã tuân thủ một bộ luật pháp không thành văn do các thị tộc, bộ tộc đưa ra để quản lý chung. Khi nhà nước ra đời, Muhammad dựa vào các tập quán cổ xưa đó, san định và lập thành luật Shari’ah, lấy danh nghĩa thánh Allah ban hành. Nội dung bộ luật đề cập đến 11 nội dung[4], trong đó 3 nội dung quan trọng là thừa kế tài sản, hôn nhân gia đình và xét xử người phạm tội. Ngoài ra, luật còn quy định 5 hành vi đạo đức của con người như: (1) nghĩa vụ tuyệt đối; (2) tán thưởng; (3) cho phép làm; (4) khiển trách và (5) nghiêm cấm, xem như là tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá đạo đức của tín đồ. Mọi tín đồ Hồi giáo phải chấp hành nghiêm chỉnh 5 hành vi này, nếu không sẽ bị trừng phạt nặng. Sự ra đời của bộ luật này có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của người Ả rập. Một mặt, nó giúp họ tạo dựng một cấu trúc xã hội hoàn chỉnh, ổn định đời sống nhân dân để hướng đến mục tiêu xây dựng nhà nước Ả rập vững mạnh; mặc khác do được tiếp thu từ bên ngoài, bộ luật được đánh giá cao về nội dung, phương pháp thực hiện và có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với cuộc sống tôn giáo mà còn đối với đời sống thường nhật của người Ả rập.
       Trong đời sống tôn giáo, tín đồ Hồi giáo thực hiện đầy đủ 5 cột trụ Hồi giáo mà luật Hồi giáo quy định, riêng phụ nữ được miễn việc thực hiện một số điều trong các cột trụ như: miễn dâng lễ nguyện, miễn nhịn chay trong thời gian sinh đẻ, miễn dâng lễ nguyện trong thánh lễ Trưa thứ sáu. Trong đời sống thường nhật, người Hồi giáo coi trọng lễ nghĩa: con cái trong gia đình phải yêu thương, kính trọng ông bà – cha mẹ, anh chị, bà con lối xóm. Người già trong gia đình được kính trọng. Phụ nữ Ả rập thì sống phụ thuộc vào đàn ông và bị hạn chế quyền lợi nhiều. Họ sống thui thủi trong nhà và chịu sự giám sát của nhà chồng cho đến cuối đời. Khi ra ngoài, họ phải mặc áo dài, che kín mặt và phải có người đi cùng. Trong cộng đồng, dù ở nông thôn hay thành thị, người dân Ả rập luôn luôn chào hỏi nhau, thương yêu nhau vì theo luật Hồi, tôn trọng, yêu thương lẫn nhau chính là yêu thương, kính trọng Allah. Trong thức ăn, nước uống của người Hồi, các tín đồ sẽ dùng được (Halal) những đồ ăn, thức uống sạch sẽ, còn không dùng được và bị cấm thì gọi là Haram. Họ không ăn thịt lợn, thịt bò, xác chết vì cho rằng những thứ đó ô uế, có hại cho sức khỏe. Về ăn mặc, đàn ông được mặc áo dài trắng, đội khăn vấn; phụ nữ thì mặc áo thụng nhiều và che mặt.
       Đặc điểm thứ 5: Trong nền văn hóa Ả rập, tín ngưỡng – thực tế được hòa nhập thành một thể thống nhất. Ta có thể chứng minh điều này qua văn hóa ứng xử của họ. Lịch sử đã từng có chuyện như vậy. Có một người khách cùng đi du lịch với nhà Tiên tri. Khi hai người dừng lại để nghỉ qua đêm, đột ngột người khách hỏi ông: Tôi nên cột lạc đà lại hay là nên tin vào Allah ? Ông trả lời: Tin vào thánh Allah, đồng thời hãy cột chặt lạc đà của ông lại. Ta phân tích câu chuyện này. Nếu người khách tin vào Allah thì họ chẳng cần để ý việc cột chặt lạc đà hay không, vì Allah là thánh toàn năng, mọi vật đều đi theo ý chí của Người. Nếu không cột thì lạc đà sẽ đi mất; còn nếu cột vào thì sẽ an toàn, đồng nghĩa với việc người khách này không tin vào Allah. Và nếu tin vào Allah, thì ông ta chỉ cần cột chặt lạc đà lại mà thôi. Tin vào thánh Allah, đó là việc thuộc về thế giới tín ngưỡng, cột lạc đà lại là việc của thế giới thế tục. Thông qua câu trả lời của nhà Tiên tri, hai thế giới này đã giao hòa lại một cách tự nhiên. Có lẽ không gì có thể nói rõ văn hóa ứng xử của người Ả rập hơn trong câu chuyện này: Tín ngưỡng trong thực tế, thực tế trong tín ngưỡng, hòa tín ngưỡng vào thực tế thành một thể thống nhất.
      Sự giao hòa khéo léo giữa tín ngưỡng và thực tế có thể thấy rõ trong kinh Koran. Khác biệt lớn nhất giữ kinh Koran với các kinh thánh khác là nó rất coi trọng lợi ích vật chất con người và yêu quý cuộc sống của họ. Kinh Koran cho phép mọi tín đồ được làm những gì mình yêu thích, miễn là những việc đó phải phù hợp với tín ngưỡng của đạo là được. Ngoài ra, một số đoạn trong kinh có nhắc đến công lao của Allah trong việc giáo hóa con người, kêu gọi con người cần có hành động tích cực để báo đáp công ơn của Allah. Kinh quy định, phàm những sự đói khát và mệt mỏi của họ vì Allah mà gặp phải, sự cố gắng chiến đấu chống lại người ngoại đạo để giữ đạo đều được ghi công. Công sức họ bỏ ra được đền đáp xứng đáng.
       Ngoài kinh Koran, một số tập tục khác của tín đồ cũng thể hiện rõ đặc điểm này. Đối với tập tục cầu nguyện (Salat), các tín đồ khi thực hiện đều phải tuyên xưng rằng Allah là vị thánh duy nhất, thánh toàn năng, cầu xin Ngài ban phước lành, ban cho sức khỏe, niềm tin để họ vững tin với tôn giáo mình đã chọn. Việc cầu nguyện đó đã giúp tín đồ đạt vào trạng thái cân bằng tâm sinh lý, thể hiện một sự giao hòa gần như tuyệt đối giữa con người (hiện thực) với Allah (tín ngưỡng). Khi cầu nguyện kết thúc, tín đồ sẽ nói cụm từ “amen” thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào Allah, vững tin vào đạo của mình. Tập tục hành hương (hajj) cũng vậy. Hành hương là nhiệm vụ thiên liêng và là trách nhiệm đối với người Hồi giáo. Trong khi hành hương, ngoài việc tiến hành các hoạt động tôn giáo thông thường, các tín đồ cũng có sự giao lưu với bên ngoài. Một số tín đồ hành hương từng chứng kiến nhiều chức sắc Hồi giáo, tín đồ Hồi giáo khác trò chuyện, giao lưu với khách thập phương khi họ (khách thập phương) đặt chân đến thánh địa Mecca, qua  đó họ biết thêm nhiều về phong tục – tập quán, văn hóa của những người khách thập phương để từ đó họ áp dụng, chỉnh lý giáo lý Hồi giáo cho phù hợp với tình xã hôi – văn hóa Ả rập lúc đó.
      Văn hóa ẩm thực, trang phục của người Ả rập cũng thể hiện rõ đặc điểm này. Về trang phục, người Ả rập cho rằng trang phục của họ chỉ mang tính biểu tượng, thể hiện mối quan hệ giữa con người với đất đai, với quá khứ và Hồi giáo. Đó là áo trùm kín rộng rãi phản ánh sự thiết thực của cuộc sống sa mạc và sự nhấn mạnh của đạo Hồi. Kèm theo đó là một mảnh vải vuông phủ trên đầu và có 2 loại: shimagh và ghutra[5]. Phụ nữ mặc áo choàng phủ kín người được trang trí bằng các đồng xu, mảnh kim loại hay đồng tiền vàng và nhất thiết phải dùng khăn che mặt.
      2. Những đặc điểm xã hội các nước Ả rập
      Dù trải qua nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng các nền xã hội Ả rập, đặc biệt là nền các xã hội mang đậm chất Ả rập Hồi giáo. Điều đó là kết quả của luật Hồi giáo Shariah, mà như ta đã nói, nó chi phối mọi mặt đời sống xã hội và cả cá nhân người Ả rập theo Hồi giáo.
Đặc điểm thứ nhất: Nếp sống mang tính cộng đồng, tập thể cao
      Lối sống của người Hồi giáo là lối sống cộng đồng. Mối quan hệ con người gần gũi và tình cảm cộng đồng là điều rất quan trong trong bất kỳ xã hội Hồi giáo nào. Người ta luôn giành thời gian tiếp xúc với láng giềng, bạn bè, trao cho nhau những lời nói ân tình và nụ cười vui vẻ sảng khoái sau những buổi làm việc mệt nhọc. Trong giao dịch, họ luôn giành thời gian để hỏi thăm nhau, trao đổi các thông tin về gia đình mình. Tuy gia đình Hồi giáo là không gian rất riêng tư, nhưng thông tin về gia đình của một ai đó được người ta hết sức quan tâm. Khi làm quen với một người Hồi giáo, câu đầu tiên cho bạn là “Anh đã có vợ chưa ?”. Nếu câu trả lời là rồi, thì tiếp theo sẽ là “Anh có con chưa ?” và tiếp tục như thế cho đến khi người ta hình dung được gia đình của bạn là như thế nào mới thôi. Nếu câu trả lời là chưa, người ta sẽ bày tỏ thái độ thông cảm với nỗi đau của bạn, bởi vì theo quan niệm người Hồi, một người không có gia đình và con cái thì đó là bi kịch. Những câu nói cửa miệng của người Hồi “Theo ý Allah” bộc lộ một thái độ sống mà trong đó thời gian và thời hạn là hai thứ co dãn linh hoạt.
       Có thể nói, nếp song mang tính cộng đồng được quy định cụ thể bởi giáo lý trong kinh Koran. Các giáo lý đó liên quan đến trách nhiệm xã hội, yêu cầu các tín đồ phải đối xử với nhau bằng lòng nhân từ và quan tâm đến người khác. Hồi giáo đã diễn giải các yêu cầu đó, xác định trách nhiệm và quyền lợi cá nhân trong một loạt các mối quan hệ khác nhau. Trong số nhiều mối quan hệ đó thì bổn phận đầu tiên của người Hồi là với gia đình trực tiếp của mình, rồi kế đến là những người họ hàng gần gũi, bạn bè, hàng xóm, những người nghèo khó trong cộng đồng, các tín đồ khác ở cộng đồng địa phương nói riêng và cộng đồng Hồi giáo nói chung [4, 7 – 8].
       Thánh đường chính là một nét nổi bật trong lối sống cộng đồng của người Hồi. Nó thường được xây ở trung tâm làng xóm, chợ búa, thành thị… Nhiều thánh đường đầu tiên được xây từ các nhà thờ Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo cùng với sự nhất trí của giáo đoàn đó. Thánh đường vừa là nơi cầu nguyện, là trường học, là nơi thu tiền bố thí và hơn thế nữa, nó còn là nơi hội họp của các tín đồ người Ả rập Hồi giáo. Người ta thường đến đây vào lúc rảnh rỗi để trò chuyện, hội họp và cầu nguyện. Trẻ em được đến học tâp, dạy dỗ trong thánh đường bởi các thầy giáo (sheikh), những người sẽ đảm bảo việc giáo dục chúng trên nền tảng kinh Koran và Hadith. Đặc biệt vào ngày thứ sáu, những tín đồ sẽ phải đến đây cầu nguyện, cầu phúc lành cho mình .[5, 165 – 166]
        Đặc điểm thứ hai: Làm điều thiện
Tấm lòng yêu thích làm điều thiện của người Ả rập đã nổi tiếng khắp thế giới. Ngay cả ngày nay, nếu như một người qua đường nhiệt tình khen ngợi một vật nào đó, anh ta sẽ tặng nó ngay cho người đó. Lần giở lại các điển tích Ả rập, kinh Koran, người ta sẽ cảm nhận được tinh thần đó của họ. Tương truyền trong lịch sử đã có chuyện như vậy. Thời Khalip Ả rập Al – Mutawakkil (847 – 861), có một người thợ giày tên là Muhammad Ibn Hosen vì năng làm việc thiện nên hàng ngày làm 20 cái bánh đa, khắc tên mình lên mỗi chiếc bánh rồi để chúng lên trên một chiếc thuyền gỗ thả trên sống cho nó trôi theo dòng nước. Một năm rưỡi sau, bỗng anh được Khalip vời đến. Anh vừa thấp thỏm vừa lo âu không biết chuyện gì sẽ xảy đến với mình. Không ngờ Khalip gặp được anh, hỏi về chuyện làm bánh thả trên sông rồi bảo: “Anh biết kiên trì làm việc thiện, đáng được đền đáp”. Rồi lập tức Khalip ban tặng cho anh 5 thôn trang lớn ở Baghdad. Thì ra một người con nuôi của Khalip đi bơi và gặp nạn, bị nước cuốn vào bãi hoang ở sông Tigris. Trong lúc chờ đợi cứu viện, chính những chiếc bánh đa trôi từ thượng nguồn về đã cứu anh thoát chết. Để đền ơn cứu con, Khalip đã ban tặng cho người thợ đóng giày số đất đai đó. Sau sự kiện đó, nhà Hosen trở nên giàu có, con cháu của anh đời đời được hưởng phước.
Tục làm điều thiện ở Ả rập xuất hiện từ lâu đời. Từ trước khi nhà nước Ả rập ra đời, người dân sống theo lối du mục, nay đây mai đó và luôn thiếu thốn mọi thứ trong điều kiện sống khắc nghiệt. Trong quá trình đấu tranh với điều kiện sống khắc nghiệt đó, người Ả rập dần hình thành tập tục sẵn lòng làm việc thiện, bố thí, “nhường cơm xẻ áo” đối với người nghèo khó mà về sau nó đã biến thành 1 trong 5 cột trụ của Hồi giáo: tục Bố thí (Zakat). Người dân bố thí cho người nghèo để thể hiện tấm lòng yêu thương con người, nhất là những người nghèo khổ. Mặc khác, người dân làm việc thiện là để sám hối cho các hành động trước đây của họ. Theo Hồi giáo, số phận con người do Allah quyết định. Mọi việc tốt hay xấu của họ đều được Allah phán xét, định đoạt, người nào làm việc tốt thì lên thiên đàng, ngược lại sẽ bị đày đọa ở địa ngục. Người làm được nhiều việc thiện thì sẽ được hưởng cuộc sống an nhàn, hạnh phúc và có khi nhận được sự hậu tạ của những người mà họ từng giúp đỡ. Ngoài ra, tục nhịn ăn (Ramadan), hành hương (hajj) cũng thể hiện rất rõ việc “làm điều thiện” của con người. Người Hồi giáo coi việc nhịn ăn trong tháng chay Ramadan là “ghi lại dấu ấn của mỗi con người. Dấu ấn này không phải in trên mặt đất, mà ở trong lòng mỗi con người”. Nhịn ăn trong tháng Ramadan giúp tín đồ cảm nhận mùi vị đói khát để đồng cảm với người nghèo khổ. Tục hành hương nhằm mục đích giúp tín đồ có tâm hồn trong sạch để có thể hòa nhập, giao tiếp được với Allah. Người hoàn thành nghĩa vụ đó thì được gọi là “Hajji”, và được mọi người chào đón nồng nhiệt.   
        Đặc điểm thứ ba: Địa vị thấp kém của phụ nữ trong xã hội các nước Ả rập
        Trong xã hội Ả rập Hồi giáo, phụ nữ Ả rập có vị trí rất thấp kém và bị xã hội coi khinh. Kinh Koran quy định rõ địa vị giữa đàn ông và đàn bà: "Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quí hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ. Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập” [7, 4:34, tr.84]. Trong gia đình, người vợ phải là người mẫu mực, biết vâng lời và làm những việc mà gia đình chồng cho phép. Ngoài ra, họ còn phải giữ gìn danh dự cho nhà chồng. Người vơ phải đoan trang, thùy mị và nếu có các biểu hiện thiếu đúng đắn, họ sẽ bị trừng phạt ngay lập tức. Khi ra đường, họ sẽ phải che mặt lại. Về lý do che mặt, có tác giả cho rằng, ngày xưa đàn ông cũng dùng khăn đó để che mặt chống cát sa mạc. Nhưng sau đó, phụ nữ là sinh linh do chồng che chở, và khăn che (chadra) chính là dấu hiệu bảo vệ cô ta [13, 368]. Cô phải ở nhà chăm sóc, vun vét nhà chồng. Người Hồi không chấp nhận phụ nữ ra ngoài một mình, trừ khi cô có người thân ( thường là đàn ông) đi kèm [14, 114].
         Trong hôn nhân, phụ nữ cũng không được quyền tự chủ. Đa số các cuộc hôn nhân đều do gia đình hai bên sắp đặt, thậm chí có cuộc hôn nhân được sắp đặt lúc đương sự còn là đứa trẻ và xa hơn nữa thì được sắp đặt từ lúc đương sự chưa ra đời. Phụ nữ trước khi lấy chồng, bị cách biệt với đàn ông bởi tục purdah[6] [3, 157]. Sau khi cưới, phụ nữ phải làm việc quần quật và chịu sự giám sát của mẹ chồng. Khi có con, đặc biệt là con trai, phụ nữ sẽ có lợi thế hơn trong việc phân chia tài sản bên nhà chồng[7]. Khi ly hôn, đàn ông ly dị vợ rất dễ dàng, anh ta chỉ cần nói ba lần “Tôi bỏ bà” trước mặt hai người làm chứng là xong. Thời đế quốc Ottoman, trường phái Hồi giáo Hanefi vốn chiếm ưu thế ở đất nước này tuyên bố rằng, lời phát biểu cho bất cứ tình huống nào (al- Talaq) của người chồng đối với vợ, được hiểu như quyết định buộc phải ly hôn giữa hai người nếu họ không còn chung sống [1, 36]. Người vợ thì khác, chị phải ra trước tòa để trình bày lý do ly dị chồng, khi được chồng đồng ý thì mới ly hôn. Về sau do hoàn cảnh gia đình, mâu thuẫn về tài chính, con cái, nhiều cặp vợ chồng Ả rập ly hôn ngày càng nhiều. Thống kê ở 5 ngôi làng ở Palestin năm 1940 cho thấy, hơn 30 % phụ nữ kết hôn hơn 1 lần. Ở Ai Cập, tỉ lệ ly hôn tăng mạnh: Suez (35,9%), Alexandria (37,6%) và Cairo (44,2%)…
        Hồi giáo cho phép chế độ đa thê. Về nguồn gốc hình thành, Mansfield trong “The Arabs” lý giải: “Trong các cuộc chiến tranh, đàn ông ra trận chết nhiều quá, để lại nhiều bà vợ góa và trẻ con mồ côi và cuộc sống của họ về sau sẽ khó khăn. Trong hoàn cảnh như vậy, việc đa thê là điều cần thiết để duy trì sự sống còn, hôn nhân được coi là nhiệm vụ quan trọng của tín đồ” [8, 26] . Theo luật, đàn ông Hồi giáo được phép lấy bốn vợ miễn là anh ta có đủ tài sản, tài chính để lo bốn bà. Anh ta cũng có thể lấy nhiều hơn 4 bà để chứng tỏ mình là người chân chính. Trong lịch sử đã từng có vua chúa, thương nhân lấy nhiều vợ[8]. Hiện nay, chế độ đa thê đã bị phản đối kịch liệt. Báo chí Saudi Arabia cho biết hơn một nửa đám cưới hàng năm đã tan vỡ. Nhiều phụ nữ ly thân đã phải sống cô độc một mình trong nhà, chịu sự cấm đoán nghiệt ngã của gia đình mình. Trong khi các bậc cha mẹ có tư tưởng tiến bộ trong việc đối xử với con gái, họ cho phép con chỉ lấy 1 người chồng thay vì gả con cho đàn ông nhiều vợ như trước đây. Nhận thức điều đó, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ (1930) và Tunisia (1956) ra quyết định bãi bỏ chế độ này. Ở các nước Hồi giáo khác, nhiều nhà hoạt động nữ quyền cũng phản đối chế độ đa thê.
       Đặc điểm thứ tư: Tầng lớp học giả, giáo sĩ được coi trọng
      Vì toàn bộ đời sống trần tục của tín đồ Ả rập Hồi giáo phụ thuộc rất nhiều vào giáo lý và luật lệ Hồi giáo, cho nên để có người am hiểu và diễn giải đúng và đầy đủ về Hồi giáo là một việc quan trọng.
      Nhằm đáp ứng yêu cầu nói trên, giới trí thức Hồi giáo (ulama) đã ra đời. Trong xã hội Ả rập truyền thống, người ta thường nhắc đến 2 loại quyền lực: Loại thứ nhất là quyền lực của vua, loại thứ hai là quyền lực của ulama. Ulama là những người có học vấn cao, uyên thâm trên tất cả mọi mặt kinh tế, chính trị, tôn giáo… Ông được phép cầu nguyện, làm lễ cầu nguyện cho các nghi lễ quan trọng trong gia đình và cộng đồng Hồi giáo, giảng hòa các mâu thuẫn trong các tín đồ Hồi giáo với nhau. Các ulama là giáo viên thì rất được kính trọng và nhờ họ, kiến thức Hồi giáo không bị mất đi và được truyền đến hiện nay.
       Ở nông thôn Ả rập, ulama là những người hoạt động tương đối độc lập. Họ được tự do mở trường dạy học, mời các giáo viên khác dạy thay họ nếu họ muốn… Theo sự miêu tả của một số học giả Ả rập như Ibn Khaldun, Ibn Sina thì các trường ở các nước Ả rập (còn gọi là Madrasah) phần lớn được đặt ngoài trời hay trong thánh thất. Nội dung học tập của học sinh chủ yếu là kinh Koran, luật Hồi giáo và tính duy nhất của Thượng đế. Lên các lớp trên, các em sẽ học viết, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng thời học chuyên sâu về các nhận thức của mình về tôn giáo, đời sống thường nhật. Thời kỳ thuộc phương Tây, phần lớn người dân Ả rập không muốn gửi con em mình cho nền giáo dục thực dân vì sợ nó làm vẩn đục tâm hồn con trẻ. Vì vậy, các ulama thời kỳ này có uy tín lớn trong xã hội. Sau khi giành được độc lập, tuy thế hệ trẻ ở các nước Ả rập có điều kiện theo học các trường học ở nông thôn, thành thị để nâng cao trình độ, thăng tiến trong tương lai và do vậy các trường Hồi giáo truyền thống cũng dần mất đi ý nghĩa trước kia.
          Khác với ulama ở nông thôn, ngoài việc dạy học còn tham gia các hoạt động chính trị trong các Hội đồng Tôn giáo ở các nước Ả rập. Trong một số quốc gia quân chủ, các ulama còn được xem là quý tộc vì họ rất giàu có, có mối quan hệ với hoàng gia. Mặc khác do có trình độ cao, uy tín lớn nên ulama cũng khiến các chính trị gia rất thận trọng [2, 43] khi đưa ra các chính sách, cách thức cai trị quốc gia. Trong lịch sử, các quốc vương của Thổ Nhĩ Kỳ (nhà Ottoman), Ba Tư (nhà Safavid) đã cho các ulama tham dự vào công việc nhà nước, tham khảo các ý kiến của họ để đề ra chính sách trị quốc hiệu quả. Vào nửa đầu thế kỷ XX, ulama tham gia mạnh mẽ vào Nhóm những anh em Hồi giáo (Muslim Brotherhood)[9]. Ở Indonesia, Malaysia, Pakistan, Iran…, các ulama cũng đã thành lập các chính đảng lớn, nhiều lần chi phối hệ thống chính trị của các nước Ả rập Hồi giáo[10]. Thông qua các tổ chức đảng này, các ulama tham gia trực tiếp vào hoạt động chính trị, chống các học thuyết phi Hồi giáo và các xu hướng chệch đường của tôn giáo này. Trong bối cảnh các đảng phái của ulama và chính quyền thế tục chống nhau kịch liệt, các vấn đề tôn giáo bị chính trị hóa hoàn toàn cho nên một số tín đồ không hợp tác, thậm chí không cầu nguyện nữa. Như vậy có thể nói, ulama đóng vai trò quan trong trong việc duy trì, tạo chỗ đứng cho Hồi giáo và được xã hội kính trọng. Chính nhờ sự đóng góp của họ mà hệ thống giáo dục Hồi giáo Ả rập được cải tiến đáng kể, thỏa mãn nhu cầu về đào tạo nhân lực cho xã hội, duy trì, phát triển đạo đức, tinh hoa Hồi giáo trong các nước Ả rập hiện nay [12, 50].
Kết luận
     Tóm lại, qua bài nghiên cứu này, tác giả nhận thấy rằng: Về văn hóa, cư dân Ả rập sống rất đoàn kết bên nhau, thể hiện ở việc thành lập cộng đồng Hồi giáo (ummah). Mặc khác, do nằm ở vị trí là ngã ba của 3 nền văn hóa Á – Âu – Phi, người Ả rập có cơ hội tiếp xúc bên ngoài, đặc biệt là văn hóa Hy – La để hình thành nền văn hóa Ả rập mang đậm chất Hồi giáo. Dưới ảnh hưởng của Hồi giáo, người dân hình thành một nếp sống văn hóa của những xã hội theo Hồi giáo, đó là tin vào Allah, bảo vệ đạo bằng sức mạnh,niềm tin thậm chí là tính mạng cá nhân mình; đồng thời tuân thủ luật pháp Hồi giáo. Ngoài ra, văn hóa Ả rập đã có sự giao hòa giữa tín ngưỡng và thực tế với nhau, thể hiện rõ trong việc thực hiện kinh Koran, 5 cột trụ Hồi giáo, ẩm thực và trang phục của người Hồi. Về xã hội, người Ả rập sống thành những cộng đồng Hồi giáo thống nhất mà ở đó, họ quan tâm, chia sẻ cho nhau các kinh nghiệm, sự kiện hàng ngày của mình và cộng đồng. Họ thích làm việc thiện để tạo phúc cho mình và cho cộng đồng. Thân phận phụ nữ rất thấp kém, bị phụ thuộc vào đàn ông. Tầng lớp học giả, giáo sĩ được kính trọng, vì họ không chỉ củng cố Hồi giáo, mà còn góp phần quảng bá nó ra toàn thế giới. Từ việc nghiên cứu về văn hóa – xã hội Ả rập Hồi giáo, tác giả rút ra kết luận chung: người Ả rập mặc dù sống rất khắc nghiệt, nay đây mai đó, nhưng tận dụng các điều kiện sẵn có (vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên…), người Ả rập trong quá trình hình thành và phát triển đã tạo dựng một nền văn hóa phong phú và đa dạng, một hình thái – cấu trúc xã hội ổn định mang đậm tính Hồi giáo. Hiện nay, Hồi giáo đã trở thành tôn giáo chính của nhiều quốc gia Ả rập truyền thống như Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập…, chi phối mạnh mẽ đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của các nước này. Ở Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hồi giáo chiếm 90% tổng số dân, còn lại thuộc các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo…Trong bối cảnh đó, để xây dựng một quốc gia Hồi giáo phồn vinh, các nước Ả rập lại phải giải quyết vấn đề Hồi giáo mà trong đó vấn đề ly khai, chia rẽ dân tộc, khủng bố, kích động hành động cực đoan… là những vấn đề nổi cộm và phức tạp nhất mà các nước này không phải ngoại lệ. Do đó, các nhà chính trị trong quá trình hoạch định chính sách cần chú ý hơn vấn đề tôn giáo để có thể ra phương hướng giải quyết kịp thời và chính xác từ góc nhìn tôn giáo, văn hóa, kết hợp với các biện pháp văn minh, hiệu quả khác thì tình hình chính trị - văn hóa – xã hội của các nước sẽ được giải quyết tốt đẹp.

Tài liệu tham khảo:
1.      Gabriel Bael (1964), Population and Society in the Arabs East, Routledge, Taylor and Francis Group.
2.      Lê Thanh Bình (2012), Tôn giáo và quan hệ quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.
3.      Will Durant (2002), Lịch sử văn minh Ả rập, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
4.      Nguyễn Thanh Hiền (2011), Ảnh hưởng của đạo Islam đến văn hóa, xã hội Trung Đông, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông, số 11(75) tháng 11/2011.
5.      Trịnh Huy Hóa (2003), Hồi giáo, NXB Trẻ.
6.      Trần Thị Lan Hương, Hà Thị Việt Châu (2012), Luật Hồi giáo Sharia và vai trò của nó trong đời sống công cộng ở các quốc gia Trung Đông, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông, số 1(77) tháng 1/2012.
7.      Thiên kinh Koran, ý nghĩa và nội dung (2004), Trung tâm Ấn loát Quốc vương Fahad xuất bản.
8.      Peter Mansfield (1985), The Arabs, Penguin Book.
9.      Josef  W. Meri (2005), Medival Islamic cilivization an Encyclopedia, Routledge, Taylor and Francis Group.
10. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Kim (2007), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, tập 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Vũ Dương Ninh (2011), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam.
12. Thái Nguyễn Đức Minh Quân (2012), Sự du nhập và ảnh hưởng của Hồi giáo ở Malaysia, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sài Gòn.
13. Đặng Hữu Toàn (2005), Các nền văn hóa thế giới, tập 1 – Phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ, Ả rập), NXB Từ điển Bách khoa.
14. Francis J. Tomiche (1962), L’Arabie Séoudite, Paris, P.U.F



[1] Trong bài nghiên cứu này, tác giả giới hạn thời gian của “văn hóa – xã hội các nước Ả rập truyền thống” tính từ thế kỷ VII cho đến thế kỷ XX (đến trước Thế chiến thứ hai).
[2] Thật ra, tín ngưỡng thờ độc thần đã có từ lâu đời. Tương truyền, thánh Abraham (tiếng Ả rập gọi là Ibrahim), vị tổ của người Hebrew (Do Thái), là người đầu tiên sáng tạo ra tín ngưỡng thờ độc thần. Về sau, Moses (đệ tử của Abraham) cải cách tín ngưỡng này và đã cho phổ biến toàn dân Do Thái thời đó.
[3] 3 lễ chính trong hành hương của người Do Thái là: Lễ vượt qua, Lễ ngũ tuần và Lễ lều tạm.
[4] 11 vấn đề đó là: (1) Tẩy uế; (2) Cầu nguyện; (3) Cầu nguyện cho người chết; (4) Thuế người nghèo; (5) Ăn chay; (6) Hành hương; (7) Thương mại; (8) Thừa kế; (9) Cưới xin; (10) Ly hôn; (11) Công lý. Theo Trần Thị Lan Hương, Hà Thị Việt Châu (2012), Luật Hồi giáo Sharia và vai trò của nó trong đời sống công cộng ở các quốc gia Trung Đông, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông, số 77, tháng 1/2012, tr. 19.
[5] Shimagh, ghutra: là hai loại mảnh vải vuông trùm đầu phổ biến của người Hồi. Shimagh là mảnh vải cotton kẻ caro lớn được giữ lại bằng sợi dây, còn ghutra là mảnh vải vuông màu trắng cũng bằng cotton nhưng mịn hơn và được giữ lại bằng sợi dây.
[6] Purdah (tiếng Ba Tư có nghĩa là “bức màn”): nghĩ là tục cấm cung giữa đàn ông và phụ nữ. Theo tục này, phụ nữ  sẽ phải mặt áo dài, che mặt lại, ở riêng trong 1 phòng cách biệt với bên ngoài. Trong thời gian này, đàn ông và phụ nữ sẽ không biết nhau, thậm chí không nhìn thấy nhau cho đến lúc đám cưới.
[7] Kinh Koran, chương 4, câu 11, trang 78 ghi rõ: “Khi chia gia tài, phần của con trai bằng hai phần con gái. Nhưng nếu số con gái nhiều hơn hai thì phần của các con gái là 2/3, còn có 1 con gái thì sẽ là ½. Nếu người chết có con thì cha-mẹ sẽ hưởng 1/6 gia sản, nhưng nếu người chết không con, người vợ sẽ thừa kế 1/3 tài sản.  Nếu người chết có đông anh chị em thì người phụ nữ được nhận 1/6 tài sản mà người chết để lại”.
[8] Ali có tới bốn trăm bà; al Teiyib 85 tuổi,cưới chín trăm bà. Gần đây nhất, năm 2011, một doanh nhân ở Saudi Arabia là al – Sayeri cưới tới 58 bà, sinh được 10 con trai và nhiều con gái.
[9] Nhóm này do một học giả Hồi giáo là Badie sáng lập năm 1928 ở Ai Cập, chủ trương xây dựng tư tưởng Hồi giáo độc quyền, hình thành ý thức hệ Hồi giáo.
[10] Ví dụ như ở các nước Hồi giáo như Indonesia lập đảng Nahdatul Ulama (1926), Malaysia thì lập đảng PAS, Pakistan thì lập đảng Jamiat Ulema-e-Islam, Iran thì lập “Liên minh các sinh viên thế giới Hồi giáo”... Các đảng này đều có cộng đồng riêng và quan điểm riêng biệt. Các ứng cử viên trong cuộc bầu cử đều phải tính toán quan điểm, thái độ của các đảng này để đề ra chiến lược phù hợp để tranh cử vào chức vụ cao trong nhà nước.


 Tóm tắt toàn văn báo cáo

Ả rập là một bán đảo rộng lớn, khí hậu khắc nghiệt nhưng nó đã tạo ra một cấu trúc xã hội, một nền văn hóa rất phát triển, thể hiện rõ qua các đặc điểm của nó. Về văn hóa, người dân Ả rập có tình đoàn kết rất cao, thể hiện qua sự thành lập Cộng đồng Hồi giáo (ummah). Người Ả rập đã tiếp thu văn hóa nước ngoài (khoa học – kỹ thuật, tôn giáo), hết lòng sùng bái các vị thần và tuân thủ luật Hồi giáo. Ngoài ra, văn hóa Ả rập đã có sự thống nhất thực tế - tín ngưỡng với nhau. Về xã hội, người dân sống rất gần gũi, hòa đồng với mọi người xung quanh. Họ thích làm việc thiện để tạo phúc cho mình và cho cộng đồng. Cấu trúc xã hội Ả rập được phân định rất rõ ràng từ cao xuống thấp. Thân phận phụ nữ rất thấp kém, bị phụ thuộc vào đàn ông. Tầng lớp học giả, giáo sĩ được kính trọng, vì họ không chỉ củng cố Hồi giáo, mà còn góp phần quảng bá nó ra toàn thế giới.

Tiếng Anh: 
Summary:

Saudi Arabia is a large peninsula, harsh climate, but it has created a social structure, a highly developed culture, evident in its characteristics. Culture, the Arab people have very high solidarity, expressed through the establishment of the Muslim community (ummah). Arabs have absorbed foreign cultural (scientific, technical, religious), dedicated to the cult of the gods and to comply with Islamic law. In addition, the Arab culture has unity reality - faith together. Socially, people live very close, along with everyone around. They like to do good to create happiness for themselves and for the community. Arab social structure clearly delimited from high to low. Low status of women are dependent on men. Class scholars, respected clerics, because they not only strengthen the Muslims, but also to promote it to the world.

Full report:

       Culture and society of a country most affected by the conditions of history, geography and climate. Arabian Peninsula is a convergence of these conditions. First, the geographical position, the peninsula is located in a very special location: located at the junction connecting three major continents of Asia, Europe, Africa, and so it's busiest transport hubs ancient, is the exposure of the two regions of Eastern and Western civilization. Moreover, where there is plenty of oil in the world's most (about 90 billion tons). Due to the very special location of this land attractive for many people, the great empire turns holding area. In the early nineteenth century, Napoleon Bonaparte (France) has said: Who controls Constantinople, who ruled the world. Hitler also had big plans and has also failed in the attempt to control the Mediterranean [10, 55]. Second, in natural conditions, so most of the peninsula is a vast desert (80% of the total area), so it is quite separate from the central Asian civilization and other civilizations on world. Third, climate conditions, so in tropical climates should peninsula is very hot and dry. Temperature here ranges from 30 - 60 ° C, precipitation is very low, less than 200 mm, except the plain on the southwest edge of the peninsula is where rainfall is relatively large, facilitating agricultural development strong.
       These characteristics have led to an important consequence: Asian Arab enough away to get rid of external influences, but easy to acquire the outside, combined with local elements to form a culture, a form of private social structure, characterized Arabs. Therefore, this article initially learn and make some initial comments on the socio-cultural characteristics of traditional [1] of the Arabs, limited in some Arab countries such as Saudi Arabia, Turkey Turkey, Syria, Tunisia ...


       1. The cultural characteristics of the Arab countries
       First Features: Arab culture is relatively homogenous culture - Muslim community (Ummah).
    Community formation is the first characteristic of traditional Arab culture. Since ancient times, the first inhabitants appeared early in the Arabian Peninsula. Later, when other ethnic influx and assimilate them, some of the highest leaders of the tribe came up with the idea of ​​consolidation scattered tribes into a unified whole, a unified community . Through a long time of thinking, searching, and finally Muhammad - the founder of Islam - have successfully implemented this idea of ​​our ancestors left behind. Legend has it that during a pilgrimage to Medina in 622, Muhammad had united the tribes together, turn the block into a strong community of Arab Muslims call the ummah (Muslim community), with nominal is the command of Allah to implement.
   Ummah (Muslim community) was due to the requirement to protect people from external threats, phylogenetic relationship nature and strengthened by ardent religious faith of believers. For Muslims, the advent of the ummah really have changed their perceptions, personal from Allah loyalty of the original to form unified community. Ummah, Muhammad announced before all Muslims a new form of organized religion, which emphasizes solidarity between brothers, friends amongst the Muslims.
    Ummah is organized on the principle of consensus (ijma), concurred with the majority. Unlike the Catholic church organization which according to democratic principles, with Muslims, not an individual or organization that represents the will of the ummah. Instead, the overlap of the independent opinion of the Muslim scholars, their loose reflect the consensus of the ummah. In the case of the majority opinion is not approved, the ummah will upon the minority opinion. Organizations, state agencies formed according to this principle. Ummah range extends mainly in the area, language, state, where Muslims are the majority opinion more. Arab Ummah in the obvious equality: equality between men and women, called the accession of other ethnic groups (Jews, God), reflecting the high harmony [9, 535 - 536] .
        Although the community is unified, but the consistency is only temporary. Muhammad during creation ummah has concerns about the integrity of the community and for that, it will disintegrate soon after the birth of Islam. With events such as the conflict of the successor of the Prophet, Ali and Husayn was assassinated and finally the two sects of Shiites and Sunni birth (VII century), the ummah has put an end to the existence her, making the Muslim world to disintegrate and fall into a wide range of chronic instability. Currently, Muslims have up to 72 different denominations and sects Shiites and Sunnis are two major sects, the majority of the most devout believers. 93% of Muslims in Iran by Shiites, and Sunni Muslims in Iraq, according to, and the two countries have a civil war Shiites - Sunni lasted 10 long years, the cost of depreciation.
        The second characteristic: acquiring foreign cultures.
      So located as a bridge between three continents Asia - Europe - Africa, Arab facilitate contact and exchange with the culture of the three lands. This is consistent with them, because since time immemorial, Arabs as well as the people in Eastern countries such as Vietnam, Japan, Thailand, etc. have a tradition of hospitality, sharp, quick to learn, new research, do not miss the opportunity. They absorb the cultural achievements of the outside, especially the Greek cultural achievements - La to form own culture, Arab characterized.
      Scientific and technical background of the Arab influenced from Greek science. Abbasid, the government has established a major scientific center, attracting intellectuals, scientists from all over come here to study, research and translation. The most active time was Hunain ibn Ishaq (809-873). He said that more than 100 works of Galienus, Aristotle, Plato from Greek into Arabic. By the middle of the tenth century, they most of the works on Astronomy, Mathematics, Medicine, Greek into Arabic. Their work presents new ideas, bold, clear logic, contrary to the teachings of the Roman Catholic Church in the Middle Ages. Mathematics, due to the book "Siddhatas" of India, the Arabs learned the Indian numeral system and gradually improve. Not the inheritance and development, creative Arabs also know. Digit "0" (X century), trigonometric ratios (sine, cosine, funerals, cotang) (IX century), distilled water (al - ambik) first .... are created by Arabs.
          Arab religion also heavily influenced by foreign religions. When Islam was born in Arabia, Muhammad encouraged the believers to study religion - religious customs of the other to pass on to his religion. Believe him, many Arab traders rushed out and traded. Through these activities, they have learned a monotheistic worship of Judaism (god Yahweh), of Bai Hao teachers (god Ahura Mazda) to form worship a single god (monotheistic worship) [2]: Allah. They also helped the prophet arranges three pilgrimage holidays continue Jewish [3] problem into a continuous pilgrimage of Muslims. Continuous generosity of Buddhists also the Arab traders to acquire later, according to the situation of the peninsula that gradually turned it into one of the five pillars of Islam.
       The third characteristic: The impact of religion, and more specifically Islam, Arabs absolute trust, worship Allah - their legs.
        Indeed, the biggest characteristic of the Islamic Arab culture is absolute worship, trust in Allah. Like other religions, such as Buddhism, Confucianism, Christianity, Islam urge believers to work well, depending on the level of importance to winning or charge penalty. According to the Koran, Islam's most important that a believer must act in the light, not only to pray but also what to do to contribute to society. To be a good Muslim, a true Muslim will expressed through love, their behavior with nature, man. In Japan, the believers Zen (Buddhism) have love, to be kind to nature, notably the Japanese rock garden. In India, the followers of Buddhism, Jaina love nature, animals. They do very seriously: naked, walking carefully so as not to step on dead organisms small, meager food and not murder. Due to the influence of community organizations in the East, the Arab culture in Islam is emphasized unity, loving, caring amongst the Muslims, unlike Western culture is in material trends, personal importance, little attention was paid to the family, friends, neighbors, etc., it is the only key to building a national community, a strong Arab state. In the family, perhaps influenced by the theory of "three outline five often" in Confucianism and Eastern culture, Arab Muslims are focused on emphasizing their hierarchy. In the family, children, to hear grandparents, parents. Older people in the family are always respectful and respectable. In the community, too, young people, young people always respect the elderly, whose ruling elite. In countries with monarchies, people are very respectful and respected the Muslim kings, especially them very seriously clerics, Islamic scholars (Ulama), because these people are considered the embodiment of Allah and the Prophet Muhammad, on behalf of these two men to preach Islam, customs, helping Muslims strengthen their firm belief in Islam.
       Mosque (Masjid) is the unique culture of devout Muslim. In the Arab Muslim world, the church has always been meticulously built and beautifully decorated for the perception of Muslims, house to stay for a lifetime, how to build a well, but the door of Allah must be decorated beautifully. Square before the church will have a yard lake, where the believers are disinfected before prayer. In the corner of the yard toward Mecca mosque. It was built in the style of a square with rounded roof. Inside the church, find worship, lecture halls, price Koran. In the early days, the church is decorated with galaxies century, picture of flowers. Later, when the ban was relaxed, they turn decorated with birds, animals, imaginary animals, half bird half animal [11, 55-56]. The birth of the church has to meet the requirements of living the spirit of the people, especially the Muslims. People can go inside the church, under the dome or tank to chat, meeting. Children are learning here if their habitats are no schools. Population architectural style associated closely linked to each other shows the close relationship between Islam and politics, culture and society. Muslims who want to live together in areas where churches. Islamic Law, the faithful come to pray at noon Friday at the University church. Thus, the culture of Muslims in general influenced by their religion.
       The fourth characteristic: comply with the law, especially Islamic law
       Compliance with the law, especially Islamic law is a characteristic of traditional Arab culture. Due to the harsh natural conditions, the majority of Arab nomadic life, this here tomorrow. Nomadic life of the old Arab ancestry has led to require people to live an organized, adhere to strict discipline, soon led to the formation of life according to the law. History has proven that. According to the ancient Arabs, even before the state was born, the Arabs had failed to comply with a law written by the clans, tribes give to general management. When the state was born, Muhammad based on ancient practices, san and made Shari'ah law, in the name of Allah issued. Content of the law refers to the 11 content [4], in which three important issues as inheritance, marriage and family trial offenders. In addition, the law also stipulates five human moral behavior, such as: (1) absolute obligation; (2) applauded; (3) allows; (4) reprimand and (5) prohibit, as necessary criteria to evaluate the ethics of the believers. All Muslims must strictly observe the five acts, or face severe punishment. The introduction of this legislation has great significance for the life of the Arabs. On the one hand, it helps them to create a complete social structure, stable people's life toward the goal of building a strong Arab state; otherwise acquired from the outside world, the law is considered high price for the contents and methods of implementation, and impact not only for the religious life, but also to the daily lives of Arabs.
       In religious life, Muslims fulfill five pillars of Islam that Islamic law rules, individual women are exempt from the implementation of a number of articles in the columns as: immunity offertory prayer, fasting fast delivery time, as long offertory prayer at Mass noon Friday. In everyday life, respected Muslim holidays mean: children of the family to love, honor, grandparents - parents, siblings, relatives and neighbors. Respected the elderly in the family. Arab women are dependent on men, and restricted interests. Thui thui they live in the home and under the supervision of the husband for life. Once outside, they should wear long, veiled and must be accompanied. In the community, whether rural or urban, the Arab people always greet each other, love each other because according to Islamic law, respect, mutual love is love, respect Allah. In the food and drink of Muslims, the believers will be used (Halal) foods, drink clean, does not use is prohibited and is called Haram. They do not eat pork, beef, body, saying these things unclean, unhealthy. Dress, men wearing white robes, team problem towels; women wear robes and veil.
       Specification 5: In the Arab culture, religion - in fact be integrated into a unified whole. We can demonstrate this through their cultural behavior. History has ever had such a thing. There is a guest traveling with the prophet. When they stopped to spend the night, suddenly asked him: I should camel column or should believe in Allah? He replied: Belief in Allah, and tied his camel. We analyze this story. If people believe in Allah, they do not need to notice the camel tied or not, because Allah Almighty is holy, everything is going according to the will of the people. If not the camels will lose column; longer if the column should be safe, this means that the guests do not believe in Allah. And if you believe in Allah, then he just tied the camel only. Believe in Allah, that belong to the world of belief, camels column is the secular world. Through the answer of the prophet, the world's two reconciled in a natural way. Perhaps nothing can specify the behavior of Arab culture than in this story: Belief in practice, the actual beliefs and religious harmony in practice into a unified whole.
      The ingenious reconciliation between faith and fact can be clearly seen in the Koran. Biggest difference to keep the Koran with the Bible is that it attaches great importance to material benefits people and their love life. Koran allows all believers to do what you love, as long as the work must be consistent with the beliefs of the religion. In addition, a number of sections in the business with reference to the merits of Allah to teach people, calling on people to take positive action to repay the grace of Allah. Economic regulations, voracious hunger and tired of them because Allah encounter, trying to fight the pagans to hold directors are credited. Effort they put out is paying off.
       In addition to the Koran, a number of other practices of believers also evident characteristics. For the practice of prayer (Salat), the faithful when implemented must confess that Allah is the only saint, holy Almighty, may He bless, give health to their faith firmly believe with her chosen religion. The prayer that help believers achieve physiological equilibrium, represents a harmony almost absolute among men (true) to Allah (faith). When the prayer ended, the believers will say the words "amen" is absolute trust in Allah, believe in their religion. Practice of pilgrimage (Hajj). Pilgrimage is a sacred task and is responsible for the Muslims. While pilgrims, in addition to conducting normal religious activities, believers also have to communicate with the outside. Some pilgrims witnessed many Muslim dignitaries, Muslim chat, to communicate with the pilgrims as they (the pilgrims) came to Mecca, through which they learn more about - the customs and culture of the pilgrims so that they apply to the revision of Islamic teachings to suit the social, cultural and Arabs at that time.
      Food culture, costume Arabs also evident characteristics. Costume, costume Arabs that their only symbolic, showing the relationship between people and land, to the past and Islam. It is widely hooded jacket reflects the practical life of the desert and the emphasis of Islam. Attached to it is a square piece of cloth on the head and there are two types: shimagh and ghutra [5]. Women covered gown is decorated with coins, pieces of metal or gold coins and must cover his or her face.
         2. The social characteristics of the Arab countries
     Despite experiencing many different cultures, but the Arab society, especially the Arab societies characterized Islam. That is the result of Shariah Islamic law, which as we have said, it dominates every aspect of social life and individual Muslim Arabs.
       The first characteristic: the lifestyle of community, collective high
      Islamic way of life is the lifestyle community. Close human relationships and a sense of community is very important in any Muslim society. It always takes time contact with neighbors, friends, exchanged words calm and cheery smile happily tired after the meeting. In the transaction, they always take the time to ask each other, exchange information about their family. But the Muslim family is very private space, but information on the family of someone who was very interested. Once acquainted with a Muslim, the first question for you is, "Are you married?". If the answer is right, then the next would be "Do you have children?" And continue to do so until people imagine how your family is new only. If the answer is no, people expressed sympathy for your pain, because according to Muslim belief, a person does not have a family and children, it is a tragedy. The mouth of the Muslim sayings "In Allah" reveals an attitude in which the first time and the time limit is two elastic flexibility.
       Can tell, the way of life of community is specified by the teachings of the Koran. The teachings related to social responsibility, requires the faithful to treat each other with kindness and consideration to others. Islamic interpretation of the requirements, define responsibilities and personal interests in a variety of different relationships. Among the many relationships that the first duty of Muslims is to his immediate family, and then followed by close relatives, friends, neighbors, the poor in the community, the other believers in the local community in particular and the Muslim community in general [4, 7-8].
       Sanctuary is a prominent feature in the lifestyle of the Muslim community. It is usually set in the center of villages, markets, urban ... Many of the first church was built from the Catholic Church, Judaism, along with the consent of the congregation. Cathedral is both a place of prayer, a school, where the collection of alms and moreover, it is also the meeting place of the faithful Muslim Arabs. People often come here in my spare time to chat, meetings and prayer. Children are to learn, to teach in the church by the teacher (sheikh) who will ensure their education on the basis of the Koran and Hadith. Especially on a Friday, the faithful will have to come here to pray, pray for his blessing. [5, 165 - 166]
        The second characteristic: How good
Love heart doeth good of Arabs are renowned throughout the world. Even today, if a passerby enthusiastic praise one thing, he'll give it right to him. Last turn back the classic Arabic, the Koran, people will feel their spirit. Legend has it that in history has such a thing. Arab Caliph Al-Mutawakkil (847-861), has a Shoemaking named Muhammad Ibn Hosen because doing good to do daily 20 cake has his name engraved on each cake and put them up on a wooden boat drop on live it drift with the current. A year and a half later, he suddenly be Caliph good. You just lower anxiety fragrant just do not know the what will happen to her. Unexpectedly Caliph see him, ask about drop cake on the river and said to him: "I know patience to do good, worthy of reward." Then immediately the Caliph bestowed on him five major areas in Baghdad. , A foster child of Caliph swimming and had an accident, been swept into the wild beach in the Tigris River. Relief in the meantime, the pie has gone from upstream had saved him from death. For reward save me, Caliph has granted shoemaker of land. After that event, the Hosen become rich, his descendants forever blessed.
     Continue to do good in Arabic appeared for a long time. From before the birth of the Arab countries, people living in nomadic way, now here in the future and will always be lacking everything in harsh living conditions. In the process of struggling with the harsh living conditions, the Arabs forming practices are willing to do good deeds, charity, "give enough sawn and access" for the poor but later it turned into one of the 5 pillars of Islam: the continuous Giving (Zakat). Alms for the poor people to express love hearts, especially the poor. On the other hand, people do good deeds to atone for their past actions. According to Islam, human destiny is decided by Allah. Everything good or bad they are Allah's judgment and disposition, who do good work, to go to heaven, on the other hand will be damnation in hell. Who do good deeds will receive life of comfort, happiness and weight to get the post of the people they tried to help. In addition, continuous fasting (Ramadan), pilgrimage (Hajj) is clearly the "goodness" of man. Considered Muslim fasting month of Ramadan is a "record mark of every human being. Mark is not printed on the ground, which is in every human heart. " Fasting during the month of Ramadan to help believers taste hunger to identify with the poor. Continuous pilgrimage aimed at helping believers are pure spirit to be able to integrate, communicate with Allah. The completion of such obligations shall be known as "Hajji", and everyone a warm welcome.

The third characteristic: low status of women in the Arab society
        Islamic Arab society, Arab women have a very low position and social contempt. Koran clearly defined status between men and women: "Men have rights over women because God has born noble men than women and for men to give up their property to feed them. good woman obedient to men because men care the spirit of the woman. For women who are not obedient, men have the right to abandon, not to share a bed and have the right to beat " [7, 4:34, tr.84]. in the family, the wife must be exemplary, obedient and do what family husband allowed. addition, they must also preserve the honor husband. wives to respectable, modest, and if there is lack of proper expression, they will be punished immediately. When on the road, they will have to cover your face. For reasons covered his face, with authors that old man also used the towel to cover his face against the desert sand. But then, women are living sheltered by her husband, and scarf covering (chadra) is sign of her protection [13, 368 ]. She must be at home to care for and cultivate husband's suit. Muslims do not accept women out alone, unless you have a relative (usually a man) comes [14, 114].
         In marriage, women do not enjoy autonomy. Most marriages are arranged by the two families, even marriages are arranged at parties as a child and beyond, arranged from unborn parties. Women before marriage, was separated from men by continuous purdah [6] [3, 157]. After marriage, women must work pants and excavations under the supervision of her mother. When you have children, especially boys, will have an advantage over women in the husband's property division side [7]. When divorced, divorced men is easy, he just said three times, "I left her" in front of two witnesses is completed. The Ottoman Empire, Islamic schools Hanefi which prevailed in the country declared that the statement for any situation (the al-Talaq) of the husband to the wife, is understood as the decision must divorce between two people if they are no longer living [1, 36]. The wife, on the other hand, you have to go to court to show cause divorce, when her husband agreed to divorce. Later, due to family circumstances, the financial conflict of children, many couples divorce more Arab. Statistics in five Palestinian villages in 1940 showed that over 30% of women married more than one time. In Egypt, the divorce rate increased: Suez (35.9%), Alexandria (37.6%) and Cairo (44.2%) ...
        Islam allows polygamy. Origin formed, Mansfield in "The Arabs," explains: "During the war, men go to war dead too, leaving many women widows and children orphans and their later life will be difficult towel. In such circumstances, polygamy is essential to sustain life, marriage is considered to be an important task of the faithful "[8, 26]. By law, Muslim men are allowed to marry four wives as long as he has sufficient assets, to take care of her four. He can also get more than 4 women to prove themselves as true. Historically there has been kings, merchants take multiple wives [8]. Currently, polygamy has been strongly opposed. Press Saudi Arabia says more than half of the annual wedding was shattered. Many women separated lonely living alone in the house, under the harsh restrictions of his family. While parents have progressive ideas in the treatment of girls, they allow only marry one person instead of married men many wives as before. Recognizing this, the Turkish government (1930) and Tunisia (1956) decision to cancel this mode. In other Muslim countries, many women's rights activists also oppose polygamy.
               The fouth characteristic: class scholars, respected cleric
      Because the entire earthly life of the faithful Muslim Arab depends very much on the teachings and laws of Islam, so to understand and interpret the correct and complete information about Islam is an important job.
      To meet the above requirements, the Muslim intellectuals (Ulama) was born. In traditional Arab society, people often refer to two kinds of power: The first is the power of the king, the second is the power of the Ulama. Ulama who are highly educated, erudite in all aspects of economic, political, religious ... He was allowed to pray, prayer for important ceremonies in the family and the Muslim community, reconcile the contradictions of the Muslims together. The Ulama is, a highly respected teacher and ask them, Islamic knowledge is not lost and is transmitted to the present.
       In rural Saudi Ulama who operate relatively independently. They are free to open schools to teach, invite other teachers to replace them if they want to ... the description of a number of Arab scholars such as Ibn Khaldun, Ibn Sina is the case in the Arab world (also known as Madrasah) mostly outdoors or in churches. Learning content of the students mainly Koran, Islamic law and the unity of God. Top of the class, students will learn to write, natural sciences and social sciences, and specialize on their perception of religion, everyday life. Period in the West, the majority of the Arab people do not want to send their children to colonial education for fear it muddied the soul children. Therefore, the Ulama of this period have great prestige in society. After independence, although the young in conditional Arab countries attending schools in rural and urban areas to improve, to grow in the future and therefore the traditional Islamic schools also diminished significantly in the past.
          Unlike the rural Ulama, apart from teaching, to participate in political activities in the Council of Religion in the Arab world. In a monarchy, the noble Ulama also be considered because they are rich, have a relationship with the royal family. On the other hand by highly qualified, prestige should Ulama also makes politicians very cautious [2, 43] when making policy, how to rule the country. Historically, the king of Turkey (Ottoman), Persia (Safavid) gave the Ulama participating in the state, refer to their opinions to set effective policy governance . In the first half of the twentieth century, Ulama strong participation in Group Muslim Brothers (Muslim Brotherhood) [9]. In Indonesia, Malaysia, Pakistan, Iran, the Ulama have also established political parties, many times the dominant political system of the Islamic Arab countries [10]. Through this party organizations, the Ulama direct involvement in political activities against the non-Muslim doctrines and trends deviated path of Islam. In the context of the Ulama parties and secular authorities vehemently against each other, the problem completely politicized religion, some believers do not cooperate, do not even pray. The same can be said, Ulama play an important role in maintaining, creating a place for Muslims and respected by society. It is through their contributions that Arab Islamic education system significantly improved to satisfy the training needs of human society, maintain, moral development, the Muslim elite in the water Arabs today [12, 50].
Conclusion
     In conclusion, through this study, the authors found that: Culture, Arab residents live very united together, reflected in the establishment of the Islamic community (ummah). On the other hand, because is located at the junction of the three cultures Asia - Europe - Africa, the Arabs have the opportunity to contact the outside, especially Greek culture - La to form the Arab culture brings characterized Islam. Under the influence of Islam, the people form a cultural life of the Muslim society, which is to believe in Allah, protect the lead with strength, confidence and even his personal life; simultaneously compliance with Islamic law. In addition, the Arab culture has the harmony between faith and practice together, is evident in the implementation of the Koran, the five pillars of Islam, cuisine and costumes of Muslims. Socially, the Arabs living in the unified Muslim community in which they are interested, to share each other experiences, my daily events and the community. They like to do good to create happiness for themselves and for the community. Low status of women are dependent on men. Class scholars, respected clerics, because they not only strengthen the Muslims, but also to promote it to the world. From the study of culture and Islamic Arab society, the author draws general conclusions: Arabs, although very harsh life, now here in the future, but make use of the existing conditions (location management, natural conditions, etc.), Arabs in the process of formation and development has created a rich and diverse culture, a form-stable social structures bearing Islamic. Presently, Islam became the official religion of the traditional Arab countries such as Saudi Arabia, Turkey, Egypt, etc., strongly dominated political life, society and culture of these countries. In Saudi Arabia, Turkey, Muslims constitute 90% of the total population, the rest belong to other religions such as Christianity, Buddhism, Hinduism, etc. In this context, to build a traditional Muslim country honor, the Arab countries to solve problems in which Muslim separatist problem, ethnic division, terror, extreme agitation action ... is the most complex and critical issues that the country This is not an exception. Therefore, the politicians in the policymaking process should pay more attention to religious issues may be a way to resolve promptly and accurately, from the perspective of religion, culture, combined with measures civilized, effective, cultural and political situation of the country will be socio-fine resolution.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét