Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Anh: An ninh phức tạp từ cộng đồng Hồi giáo địa phương

Anh: An ninh phức tạp từ cộng đồng Hồi giáo địa phương



Các nhà chức trách Anh vừa ngăn chặn thành công một âm mưu khủng bố lớn của các phần tử Hồi giáo tại địa phương. Vụ việc này một lần nữa lại cho thấy vấn đề phức tạp của cộng đồng người Hồi giáo tại quốc gia châu Âu này.
Theo các nhà quan sát, nguy cơ khủng bố tại xứ sở sương mù vẫn đang rất cao. Các phần tử Hồi giáo cực đoan vẫn coi đây là một nơi ẩn náu thuận tiện, an toàn trong khi các cơ quan mật vụ địa phương vẫn chưa tỏ ra tích cực trong việc triển khai các biện pháp giám sát và ngăn chặn.
Ngày 26/9 vừa qua, Cảnh sát Anh thông báo về việc bắt giữ 6 phần tử Hồi giáo tại Birmingham. Những tên này được cho là đang sẵn sàng trở thành những kẻ khủng bố cảm tử và đã lập kế hoạch cho một loạt vụ nổ tại nước Anh. Bọn  chúng bị nghi ngờ đang tìm cách tuyển mộ những tên khủng bố mới, thu thập các phương tiện phục vụ cho hoạt động khủng bố và âm mưu chế tạo bom.
Một vài kẻ trong số này được cho là đã tới Pakistan để tham gia huấn luyện về kỹ năng khủng bố cũng như sao chép một bộ phim "vinh danh những chiến công" của các phần tử khủng bố Hồi giáo. 
Những chi tiết của âm mưu khủng bố này vẫn chưa được tiết lộ cụ thể do đang trong quá trình điều tra. Tuy nhiên, đây lại là một dấu hiệu cảnh báo nữa cho thấy về nguy cơ khủng bố và thực trạng phức tạp của cộng đồng người Hồi giáo tại Anh. Sáu năm trước đây, những tên khủng bố cảm tử là công dân Anh đã gây ra 4 vụ nổ với tổng số nạn nhân hơn 50 người.
Các nhà chức trách còn ngăn chặn thành công một âm mưu khủng bố trong trận cầu kinh điển giữa 2 câu lạc bộ Manchester United-Liverpool trong khuôn khổ giải ngoại hạng Anh.
Sau những sự kiện trên, các cơ quan mật vụ Anh còn phải tiếp nhận và xử lý rất nhiều thông tin liên quan tới nhiều âm mưu khủng bố khác. Thực tế này đã khiến các nhà chức trách buộc phải để mắt nhiều hơn tới cộng đồng người Hồi giáo tại Anh.
Hiện tại nước Anh ước tính có khoảng hơn 2 triệu tín đồ Hồi giáo (chiếm hơn 3% tổng số dân). Phần lớn trong số này đều sinh sống tập trung tại khu vực ngoại ô của các thành phố lớn như London, Birmingham, Manchester, Leeds và Newcastle (chỉ riêng tại thủ đô London đã có khoảng 1 triệu tín đồ). Trên khắp nước Anh đang có khoảng 1.200 thánh đường Hồi giáo đang hoạt động (theo một số nguồn tin phải lên tới 2.000).
Sự xuất hiện của một cộng đồng tín đồ Hồi giáo lớn tại Anh được coi là do di sản để lại từ thời chủ nghĩa thực dân. Những làn sóng người Hồi giáo di cư sang Anh đã xuất hiện từ 200 năm trước. Tiếp đó là một số lượng không nhỏ các binh sĩ Hồi giáo từng chiến đấu cho quân Anh trong các cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.
Trong vài thập niên gần đây, người Hồi giáo cũng được coi là nguồn bổ sung nhân công giá rẻ làm việc tại các hầm mỏ và nhà máy ở Anh. Mặt khác cũng do đặc điểm tỉ lệ sinh cao, cộng đồng người Hồi giáo tại Anh đã không ngừng phát triển với tốc độ khá nhanh.
Chưa kể nhóm sắc tộc lớn nhất của người Hồi giáo tại Anh chính là những người xuất thân từ khu vực Ấn Độ cũ thuộc Anh (PakistanBangladesh và một số bang của Ấn Độ ngày nay), vẫn nổi tiếng bởi những quan điểm cuồng tín. Trong khoảng 30 năm gần đây, cộng đồng Hồi giáo tại Anh tiếp tục được mở rộng về thành phần, với sự gia nhập của những người chống lại chế độ tại Iran, những người tị nạn từ các cuộc chiến tại Iraq và Somali, người di cư từ Bắc Kavkaz, Bosnia, Kosovo v.v…

Rashit Ramda, một trong những thủ phạm trong vụ khủng bố tàu điện ngầm tại Paris, đã lẩn trốn tại Anh trong một thời gian dài trước khi bị bắt giữ.

Có không ít thương gia nổi tiếng tại Anh cũng xuất thân từ các quốc gia Hồi giáo. Đáng chú ý có thể kể tới thương gia Ai Cập Mohamed Al Fayed, người suýt trở thành bố chồng của cố Công nương Diana. Ngoài ra, có hơn chục nghị sĩ tại Hạ viện Anh là người xuất thân từ các nước Hồi giáo. Nhiều tín đồ Hồi giáo thường không bao giờ có ý định tiếp thu truyền thống của cư dân địa phương.
Theo WikiLeaks, có đến 40% sinh viên Hồi giáo tại Anh muốn sống theo các đạo luật Shariah, 32% sẵn sàng giết người vì lý do tôn giáo. Hơn một nửa số người được hỏi muốn thấy có một đảng Hồi giáo nào đó có mặt trong thành phần Hạ viện Anh.
London đã trở thành nơi trú ngụ của nhiều tổ chức Hồi giáo cực đoan, cho tới giờ vẫn bị ngăn cấm tại nhiều nước Arập. Có không ít giáo sĩ Hồi giáo tại Anh không hề e ngại tranh luận về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Điển hình là nhân vật Abu Hamza al-Masri, kẻ đã chạy tới Anh từ Ai Cập, là nơi có nguy cơ phải nhận án tù. Ông ta công khai ủng hộ những vụ khủng bố tại Nga, tổ chức quyên góp tiền bạc để gửi cho những "chiến binh tình nguyện" tại Chechnya, Afghanistan, Iraq và Palestine.
Năm 2006, Al-Masri dù sao cũng đã bị bắt giữ vì truyền bá những tư tưởng cực đoan. Có điều bản án 7 năm tù dành cho ông ta vẫn được công luận Anh thắc mắc vì cho rằng quá nhẹ. Cần nói thêm là phía Mỹ cũng yêu cầu dẫn độ Al-Masri, nhưng người Anh đã phớt lờ yêu cầu trên của Washington.
Tại Anh vẫn đang tồn tại và hoạt động công khai một tổ chức có tên "Hiệp hội những người anh em Hồi giáo của Anh". Tổ chức này đang thu thập tiền bạc để cung cấp cho những phần tử đồng tín ngưỡng tại PalestineKashmir,ChechnyaBosnia. Những tổ chức kiểu như trên cũng là nơi che giấu cho nhiều phần tử khủng bố nguy hiểm.
Như Rashit Ramda, kẻ bị cáo buộc là thủ phạm trong những vụ nổ tàu điện ngầm tại Paris năm 2005, cũng lẩn trốn thành công tại Anh trong suốt một thời gian dài. Những vụ bắt giữ gần đây cho thấy, cộng đồng Hồi giáo đang trở thành một vấn đề đặc biệt phức tạp trong việc bảo đảm an ninh xã hội tại Anh. Thực trạng này khiến Thủ tướng David Cameron công khai thừa nhận vào tháng 2/2011

  Linh Nga (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét