Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Phải hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa khủng bố quốc tế


Phải hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa khủng bố quốc tế
Theo dõi tranh luận của các bạn, tôi rất vui là dù phản ánh ở khía cạnh nào chúng ta cũng luôn hướng thiện, yêu hoà bình, căm thù chiến tranh và khủng bố quốc tế. Tuy nhiên, tôi cảm thấy các cuộc trao đổi của chúng ta đang dần đi đến những sự công kích cá nhân, và đôi lúc giống như cuộc đấu khẩu tay đôi.
Người gửi: Thành Trung
Gửi tới: Ban Thế giới
Tiêu đề: Hãy nhìn nhận khủng bố quốc tế một cách tổng quát, và hiểu bản chất của nó.
Thưa các bạn,
Nếu như vậy diễn đàn của chúng ta sẽ trở nên phiến diện, không thực tế.

Trước mắt phải nhìn nhận khủng bố quốc tế một cách toàn diện, và hiểu rõ bản chất, nếu không, chúng ta sẽ giống như anh chàng Đông Kisốt chỉ đánh nhau với một cái cối xay gió mà chúng ta đang tưởng tượng nó như "con quỷ khủng bố". Khi đã hiểu rõ vấn đề chúng ta hãy bàn tới chống khủng bố.

Trở lại bài viết này tôi xin có một số nhận định hy vọng các bạn quan tâm:

1. Khủng bố Quốc tế:

Đó là một tổ chức có hệ thống tinh vi hay đơn lẻ mà các cá nhân hay tổ chức chính trị, quốc gia sử dụng để đạt được mục đích của mình thông qua các vụ tấn công, uy hiếp, phá hoại... Ở khía cạnh hình thức, khủng bố quốc tế đã từng xuất hiện trong lịch sử cổ đại bằng các cuộc ám sát, bắt con tin, phá hoại hậu phương. Nó cũng không khác gì các cuộc tấn công du kích có quy mô hay không có quy mô từ xưa đến nay, nói chung khủng bố là hình thức mà một nhóm có vũ trang tấn công vào một mục tiêu ít phòng bị của đối phương.

Chính vì vậy, không chỉ có các tổ chức Hồi giáo cực đoan, phiến quân Chechnya, nhóm Hamas... điều hành khủng bố. Có gì khẳng định là CIA hay cơ quan tình báo Anh không sử dụng các toán biệt kích phá hoại hay đứng đằng sau giật dây các vụ phá hoại đối phương. Vấn đề này sẽ trình bày sau.

2. Khủng bố quốc tế là sự tồn tại mang tính tất yếu trong giai đoạn lịch sử hiện nay.

Ngày nay các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia và các sắc tộc ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn và khủng bố quốc tế là giải pháp mà các tổ chức, quốc gia sử dụng bên cạnh chiến tranh quân sự nhằm phá hoại sự ổn định của các quốc gia khác. Xét về tính khách quan, đây là giải pháp duy nhất mà các tổ chức, quốc gia yếu có thể sử dụng để chống lại chiêu bài "cả vú lấp miệng em" của các nước mạnh hay đòi yêu sách cho mình. Đây cũng là giải pháp mà các nước mạnh sử dụng theo kiểu "vừa ăn cướp vừa la làng".

Chính vì vậy cần xác định là khủng bố quốc tế mang tính khách quan tất yếu vì chưa có giai đoạn lịch sử nào mà thiếu khủng bố, chỉ khác là tồn tại dưới hình thức nào mà thôi.

3. Mục tiêu của khủng bố quốc tế.

3.1. Các mục tiêu quân sự, chính trị: Đây là mục tiêu thèm muốn nhất của các tổ chức khủng bố vì tiếng vang rất lớn, nhưng lại là mục tiêu khó khăn nhất: gần như không thể.

3.2. Các mục tiêu kinh tế: Ngân hàng, trung tâm thương mại, thị trường chứng khoán, cảng, cầu... Nếu phá hoại chúng sẽ làm ảnh hưởng đến sức mạnh kinh tế của đối phương. Tuy nhiên, sau sự kiện 11/9 các quốc gia có nguy cơ đều bảo vệ nghiêm ngặt.

3.3. Hệ thống thông tin: Các mạng nội bộ, đài phát thanh, truyền hình gây thiệt hại về cơ sở vật chất, gián đoạn thông tin.

3.4. Các mục tiêu dân sự: Sân bay, ga xe lửa, khu vui chơi, ám sát thủ lĩnh đối lập... là khu vực dễ tấn công nhất nhưng vô nhân đạo nhất.

4. Mục đích của khủng bố quốc tế.

4.1. Phá hoại, giảm bớt tiềm lực quân sự, kinh tế của đối phương từ đó gây sức ép để đối phương thoả hiệp.

4.2. Phá hoại thông tin liên lạc nhằm bịt miệng đối phương trong vấn đề nào đó.

4.3. Xoá bỏ thủ lĩnh đối lập, thay đổi quyết sách của phe, quốc gia đối lập. Gây mất ổn định chính trị, nhằm thừa nước đục thả câu, đây là mục tiêu chính của khủng bố hiện nay ta có thể xem các khía cạnh sau:

4.3.1. Các cuộc khủng bố xảy ra vào trước hay sau các cuộc bầu cử nhằm phá hoại uy tín của ứng cử viên sáng giá. Đứng đằng sau nó là các phe phái đối lập với đảng phái đang tranh cử.

4.3.2. Khủng bố giữa hai quốc gia đang tham chiến: nhằm mục đích làm rối loạn, suy yếu đối phương.

4.3.3. Các cuộc khủng bố xảy ra sau các cuộc chiến tranh, trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền mới: phá hoại quá trình xây dựng, đứng sau nó cũng là các đảng phái hay quốc gia đối lập.

4.3.4 Các cuộc khủng bố ngay tại các quốc gia yêu hoà bình: Mục đích là phá rối tinh thần đoàn kết của các quốc gia, dân tộc, yêu chuộng hoà bình trên thế giới mà kẻ đứng đằng sau nó thì các bạn có thể tự đóan ra. Từ đó lôi kéo các nước này vào một cuộc chiến chống lại "con quỷ khủng bố" nhưng trong thực chất kẻ khủng bố các nước này chính là kẻ kêu gọi chống khủng bố. Từ đó các nước này sẽ lại trở thành mục tiêu mới của bọn khủng bố quốc tế, kẻ kêu gọi chống khủng bố sẽ giảm được nguy cơ bị tấn công. Đây là vấn đề cốt lõi trong bài viết này. Nếu chúng ta không tỉnh táo sẽ dễ dàng trở thành con rối cho kẻ khác giật dây. Hiện nay đã có rất nhiều anh chàng Đông Kisốt tự mình múa kiếm đánh nhau với cối xay gió trong khi thực chất vẫn chưa biết kẻ thù là ai.

5. Giải pháp nào cho việc chống khủng bố?

Chúng ta đang tranh luận về khủng bố, nhưng chúng ta chưa nắm rõ được bản chất của vấn đề vì tất cả những thông tin đến chúng ta đều là qua báo chí. Những thông tin đó chỉ là bề nổi của một tảng băng. Nếu như bạn và tôi có đưa ra giải pháp này hay phán xét khác đều chỉ là phiến diện, cục bộ. Đừng xem nhau ở mức độ là "trẻ con xem báo, TV cũng biết". Vì tất cả chúng ta đang trình bày quan điểm của minh. Chỉ có chính quyền đương thời hay các vị chức trách của các nước trong cuộc mới biết nó từ đâu và cần làm gì để chống. Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề phải đi sâu phân tích nó về bản chất và có cái nhìn tổng quát. Từ đó định ra một nguyên tắc giải quyết:

Trong thực tế có "âm - dương", trong hành vi có "cương - nhu", bất kể cách giải quyết nào cũng cần tôn trọng nguyên tắc này. Các bạn đừng cho rằng cần phải "cương" thì mới chống lại được khủng bố, nếu không là sợ hãi, hèn hạ, nhưng không có nghĩa là chúng ta phải "nhu" thuần phục khủng bố vì như vậy đi ngược lại nguyện vọng yêu hoà bình của ĐẠI ĐA SỐ CÁC DÂN TỘC. Các giải pháp cụ thể tôi sẽ không bàn đến vì xin dành quyết sách đó cho chính quyền Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Nga, và các nước Trung Đông..., nhưng chắc chắn là không được phép cực đoan, phiến diện. Nó là cả hàng loạt các quyết sách trên toàn bộ các mặt trận kinh tế, quân sự, ngoại giao...
Chắc chắn bài viết còn có nhiều hạn chế mong các bạn thứ lỗi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét