Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

IXRAEN – MỸ VỚI CHỦ NGHĨA HỒI GIÁO CẤP TIẾN


IXRAEN – MỸ VỚI CHỦ NGHĨA HỒI GIÁO CẤP TIẾN


THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 29/4/2012
Bị cô lập về mặt ngoại giao và phải đi phó với phong trào Intifada thứ hai, Ixraen đã chp cơ hội xảy ra vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001 đ siết chặt quan hệ với Mỹ nhân danh cuộc đấu tranh chống khủng bố. Tương quan lực lượng Ixraen – Palextin từ đó đã thay đổi sâu sắc. Nhưng 11 năm sau, Chính quyền Barack Obama đã phải nỗ lực thông qua một thái độ giữ khoảng cách có hiệu quả đối với Ixraen, nhưmg mối đe dọa khủng bố dường như đã yếu đi và gây tổn hại đến sự bố trí lực lượng của Nhà nước Ixraen sau sự kiện 11/9. Bài đăng trên tạp chí “Politique étrangère” viết về vấn đề này như sau:
Tại Ixraen, từ tổng tham mưu trưởng đến nhân vật chính trị, giới chính thống đội ngũ các kỹ sư, các nghệ sĩ và các giới kinh doanh, mỗi người hàng ngày đều quan tâm theo dõi mọi sự kiện chính trị diễn ra ở Mỹ, như thể số phận của họ ít nhiều đều phụ thuộc vào những phương hướng của Mỹ. Về mặt khách quan dường như là cường điệu dù đó là chính sự tồn tại của Ixraen, tuy nhiên thái độ này lại mang ý nghĩa về mặt địa chính trị và trên thực tế thì đúng là những khuynh hướng chính trị của Nhà nước Ixraen liên quan chặt chẽ với những khuynh hướng chính trị của cường quốc Mỹ, ít nhất là từ đầu những năm 1970.
Điều đó nói lên rằng vụ khủng bố 11/9 đã khiến Ixraen bàng hoàng. Nhưng rất nhanh chóng, nền ngoại giao Ixraen đã có một lập trường thích hợp và người ta nhận thấy từ góc độ chiến lược là bối cảnh của Ixraen khi xảy ra sự kiện 11/9 và sau đó là những hạn chế về lập trường từ khi Barack Obama lên nắm quyền.
Năm 2001: bối cảnh đặc biệt của Ixraen
Phong trào Intifada thứ hai
Tháng 9/2001, phong trào Intifada thứ hai ở vào thời kỳ phát triển mạnh. Ngay từ những tuần lễ đầu tiên, cuộc đối đầu với quân phiến loạn Palextin ở khu vực Bờ Tây sông Gioócđan và dải Gada đã tỏ ra đấm máu hơn phong trào Intifada thứ nhất (1987 – 1993). Đối với người dân thường Ixraen, cuộc nổi dậy này khác về cơ bản với cuộc nổi dậy trước. Lần này, không chỉ các lính mới trẻ tuổi ở Ramallah và dải Gada bị ném đá mà cả những người dân ở Ten Avíp, Hadera, Tây Giêruxalem hoặc Haifa – trung tâm của đất nước — những người này nhảy khỏi xe buýt, cửa hàng ăn, phòng nghe nhạc, chợ. Kể từ năm 1994, chưa bao giờ Nhà nước Ixraen phải trải qua những vụ khủng bố “quyết tử” như vậy của phong trào Hồi giáo Hamas và các lữ đoàn Ezzedine Al – Qassam.
Thế nhưng, một năm sau khi nổ ra phong trào Intifada mới, nhà cầm quyền chính trị và quân sự vẫn chưa tìm ra được cách đánh trả; cách đánh trả này mang hình thức một hàng rào / bức tường ngăn cách, được quyết định vào năm 2002, khởi công xây dựng vào năm 2003, cho phép làm giảm đáng kể số các vụ khủng bố liều chết trên lãnh thổ Ixraen. Năm 2000 – 2001, hơn 200 dân thường Ixraen đã bị giết chết trong các vụ khủng bố liều chết, 450 người chết vào năm 2002 sau đó số người chết giảm một cách đặc biệt cho đến năm 2005. Từ đó, trung bình chỉ có 2 người chết mỗi năm trong các vụ khủng bố theo kiểu này.
Sự cô lập về ngoại giao
Đối với Ixraen, năm 2001 cũng là một năm đơn độc tương đối về ngoại giao. Sự bùng nổ phong trào Intifada đánh dấu một sự thất vọng tàn nhẫn sau những niềm hy vọng nảy sinh từ hiệp định Ôxlô năm 1993 và những bước tiến về ngoại giao trong mối quan hệ Ixraen – Palextin diễn ra tiếp theo đó (hiệp định Wye Plantation, hội nghị cấp cao Trại David II, hội nghị cấp cao Taba), nỗi thất vọng mà người ta sẵn sàng qui trách nhiệm cho Ariel Sharon, người không được lòng dân, người đã tiến hành cuộc chiến tranh Libăng hồi năm 1982 (Ariel Sharon, bộ trưởng Quốc phòng của Chính phủ Menahem Begin, được coi là kiến trúc sư của chiến dịch “Hòa bình ở Galilée”. Sau các vụ thảm sát ở Sabra và Chatila hồi tháng 9/1982, Sharon đã phải từ chức). Ngay từ tháng 10/2000, các đại sứ của Ai Cập và Gioócđani đã bị triệu về nước để tham vấn, trong khi Tuynidi và Cata đóng cửa các văn phòng thương mại của họ tại Ixraen. Tại phương Tây, các nước bạn như Pháp, Đức hoặc Canađa cũng tỏ thái độ tức giận. Các nhà lãnh đạo tại các nước này như Nicolas Sarkozy, Angela Merkel hoặc Stephen Harper đều không ủng hộ Ixraen.
Với việc nổ ra phong trào Intifada, phái tả của Ixraen đã hoàn toàn sụp đổ vì họ đã tin vào hiệp định Ôxlô và hiệp định Trại David II khi Arafat “phản bội” niềm tin mà các Thủ tướng Ixraen thuộc công đảng Yitzhak Rabin sau đó là Ehoud Barak (cũng như Tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ khi đó là Bill Clinton) đã đặt vào ông. Vì vậy, trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 6/2/2001, người có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa già lão Ariel Sharon đã đè bẹp đối thủ là Thủ tướng hết nhiệm kỳ Ehoud Barak (Tình hỉnh này kéo dài từ đó; Sharon lại chiến thắng vào năm 2003, trước khi người kế nhiệm ông là Ehoud Olmert, người có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và thuộc phái trung dung, thắng cử vào năm 2006. Cuối cùng, tại cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2008, phái hữu và phái trung dung lại chiến thắng, Công đảng giành được số điểm thấp nhất trong lịch sư lâu dài của mình: 13 trong tổng số 120 ghế). Cựu tướng, anh hùng của cuộc chiến tranh Kippour vào năm 1973, đã không quan tâm đến những mưu toan tiếp tục lại các cuộc thương lượng, và đã gia tăng bạo lực chống cuộc phiến loạn của người Palextin. Đồng thời, ông lập được xung quanh ông một liên minh đoàn kết dân tộc với các thành viên Công đảng được dẫn dắt bởi người được giải Nobel hòa bình, Shimon Péres. Cuộc đấu tranh chống “chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo” khi đó là quan điểm chủ đạo của Sharon. ông này đang tìm cách thuyết phục đồng nhiệm Mỹ của mình. Với vụ khủng bố kinh hoàng 11/9, tự bản thân ông đã chuyển vai trò từ anh hùng rơm không thể kiểm soát được sang vai trò nhà tiên tri dũng cảm (trên thực tế, Sharon đã được tiếp đón nồng nhiệt tại Quốc hội Mỹ trong chuyến thăm Nhà nước vào tháng 4/2004).
Khi người ta còn chưa biết liệu George W. Bush có là một đồng minh chắc chắn…
Với sự thoái lui, điều khẳng định sau có thể tỏ ra là kỳ lạ. nhưng nó lại phù hợp với một thực tế không thế chối cãi: khi làn sóng khủng bố của mạng lưới Al Qaeda diễn ra tại Trung tâm thương mại thế giới và Lầu Năm góc, thì Ixraen vẫn chưa coi tân tổng thống Mỹ là một đồng minh vững chắc, hoặc ít ra cũng là chắc chắn hơn Tổng thống Bill Clinton trong 8 năm qua. Tất nhiên, George Bush Con, người mới nhậm chức 6 tháng trước đó, từ khi tiến hành chiến dịch vận động bầu cử năm 2000, đã nhiều lần nêu lên một “tình hữu nghị bất diệt” đối với Ixraen, duy trì việc tiếp tục viện trợ dân sự và quân sự được thực hiện từ khi có hiệp định Trại David năm 1979; tuy nhiên, tính vô điều kiện mà Sharon tìm kiếm dường như vẫn chưa rõ ràng, và có hai nguyên nhân khiến vẫn còn có sự ngờ vực.
Thứ nhất, người ta sợ rằng Bush Con là con trai của Bush Cha cả về chính trị lần chiến lược. Ông này, một con người có đầu óc thực tế nhạy cảm với những lời khuyên của các nhà chiến lược Brent Scow và Zbigniew Brzezinski (ít đáng ngờ vực về thiện cảm đối với Ixraen), đã từng làm cho một James Baker bị thất sủng và đã gây sức ép quan trọng với Thủ tướng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Yitzhak Shamir từ năm 1990 đến 1992, đe dọa ông này là sẽ ngừng cung cấp 10 tỷ USD mà Ixraen đã yêu cầu để tiếp nhận hàng trăm nghìn người Liên Xô gốc Do Thái.
Thứ hai, người Ixraen tự hỏi liệu sự hùng mạnh của nhóm có thế lực về dầu lửa có tương xứng với sự hùng mạnh của nhóm có thế lực thân Ixraen tại Oasinhtơn không, về mặt này, cần nhắc lại rằng vào năm 2000, cả dầu lửa của vùng Vịnh Ghinê (10 năm sau chiếm hơn 30% nhập khẩu dầu thô của Mỹ), lẫn sự phát triển mạnh mẽ mới đây của việc khai thác đá phiến đều không gây tổn hại đến ưu thế – đối với việc tiêu thụ của Mỹ – dầu lửa Arập. Thế nhưng, số dầu thô này đặc biệt được nhập khẩu từ đồng minh lớn từ khi có Hiệp ước Quincy hồi tháng 2/1945 là vương quốc Arập Xêút, đất nước còn chưa đưa ra kế hoạch hòa bình toàn bộ với Ixraen (kế hoạch Fahd năm 2002), và khuyến khích, mà không kiềm chế, các trào lưu Hồi giáo cấp tiến nhất trong thế giới Sunni (chính sách tồi tệ này kể từ năm 2005 – 2006 đặc biệt hướng tới đối phó với một mặt trận trở nên nóng bỏng là Iran của Mahmoud Ahmadinejad và chính sách bành trướng liên Shiite của ông này).
Phải sau khi xảy ra sự kiện kinh hoàng 11/9 thì George W. Bush mới đưa ra cam kết ủng hộ Ixraen; vì vậy, thủ tướmg Ixraen và các nhà ngoại giao cấp cao Ixraen phải sử dụng phương tiện thông tin liên lạc để thuyết phục Chính quyền mới ở Mỹ cam kết nhiều hơn nữa.
Thỏa mãn tốt nhất những mong đợi của Mỹ
Người Do Thái và đội quân thập tự chinh
Chỉ vài ngày sau khi xảy ra vụ khủng bố 11/9, và khi sự bàng hoàng đã qua đi, mạng lưới Hồi giáo Al Qaeda mới thực sự bị coi là thủ phạm và chế độ của quân Taliban cầm quyền ở Ápganixtan từ năm 1996 bị coi là người bảo trợ cho mạng lưới khủng bố này. Đối với Ixraen – giống như các cường quốc khác phải hứng chịu các nhóm Hồi giáo cấp tiến, như Ấn Độ – thì việc sự kiện 11/9 được thực hiện bởi một nhóm Hồi giáo và không có tư tưởng dân tộc, cộng sản hoặc ly khai, là không đáng kể. Nhưng từ nay, Ixraen có thể chứng tỏ với dư luận công chúng Mỹ rằng lời cảnh báo của Ixraen được nhắc đi nhắc lại chống những kẻ Hồi giáo không phải là một hình thức hoang tưởng hay một sự cạnh tranh chính trị cổ điển giữa các dân tộc, mà là một sự cảnh giác thích đáng đặc biệt liên quan đến người bạn Mỹ. Bởi vì cách đặt tên chính thức mạng lưới khủng bố Al Qaeda, được tiết lộ khi tổ chức này xây dựng các trại huấn luyện ở Xuđăng vào năm 1989, là “Mặt trận Hồi giáo thế giới đấu tranh chống người Do Thái và đội quân thập tự chinh”. Kể từ khi xảy ra sự kiện 11/9, tại bộ Ngoại giao, người ta đồng hóa một cách có hệ thống “đội quân thập tự chinh” không những với người Mỹ hoặc với các cường quốc phương Tây khác, mà cả với người Cơ Đốc giáo nói chung. Đó là liên kết chặt chẽ số phận của hai tôn giáo chiếm số đông nhất ở Mỹ về mặt xã hội, kinh tế và chính trị, tăng cường tình cảm gần gũi về thần hộc giữa những người ủng hộ hai tôn giáo trên. Tất nhiên, việc này đã được thông qua trước đây, bởi cả người Ixraen lẫn bởi trung gian của họ ở Mỹ. Hiến chương của phong trào Hồi giáo Palextin rõ ràng đã nhắc đến người Do Thái một cách khinh bỉ. Tại Palextin, người Do Thái bị coi như những “con khỉ và con lợn”, và đạo Do Thái bị coi là một “tôn giáo pha tạp”. Sự “Al Qaeda hóa” phong trào Hồi giáo Hamas cho phép buộc Mỹ phải thấu hiểu và thông cảm với bối cảnh diễn ra phong trào Intifada và động lòng trắc ẩn với nỗi lo sợ diễn ra một Shoah thứ hai (nạn hủy diệt người Do Thái bởi chế độ Quốc xã). Trong bối cảnh này, người ta tính bao gồm cả phong trào Hezbollah của Libăng và nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, tuy là theo dòng Shiite và chống mạng lưới khủng bố Al Qaeda.
Các nền dân chủ trước tai họa khủng bố
Dư luận công chúng Mỹ theo truyền thống vẫn nhạy cảm trước việc tôn trọng đời sống dân chủ, kể cả ở ngoài đường biên giới của họ. Các Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ tại lưỡng viện của Quốc hội Mỹ luân phiên nhau yêu cầu sự ủng hộ ưu tiên đối với các nền dân chủ phải luôn phục vụ Ixraen, trước một cơ quan hành pháp và một bộ Ngoại giao buộc phải có đâu óc thực tế, bị nhấn chìm trong “đạo đức trách nhiệm”. Từ quan điểm này, việc tự coi mình là nền dân chủ duy nhất tại khu vực Trung Đông (đúng trong trường hợp các đường biên giới năm 1949) luôn được Ixraen lấy làm hài lòng. Từ nay, đó là việc tái khẳng định và nhấn mạnh đến – như trong những năm 1970 khi chủ nghĩa khủng bố theo tư tưởng Tả khuynh và dân tộc chủ nghĩa Palextin được khối phương Đông ủng hộ – tình trạng nguy hiểm đe dọa toàn bộ thế giới dân chủ, và không chỉ pháo đài tiền tiêu của nó… Các nhà ngoại giao Ixraen không lầm lẫn điều đó: làn sóng tân bảo thủ, sau một sự thoái trào rõ rệt trong những năm dưới thời Bush Cha và Bill Clinton, đang trở lại thế mạnh. Dư luận công chúng Ixraen coi chủ nghĩa Hồi giáo là một mối đe dọa hàng đầu. Trong bối cảnh chung này, George W. Bush có lẽ là tổng thống tốt vào thời điểm tốt. Là người thuộc đảng Cộng hòa bảo thủ, ít say mê đến công việc quốc tế, ông đã lập tức coi sự kiện 11/9 là cơ hội tiến hành cuộc đấu tranh của cái thiện chống cái ác, hoặc “trục ma quỉ”.
Bản tổng kết một thập kỷ
Một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi xảy ra sự kiện 11/9, mối tương quan lực lượng đã thay đổi đáng kể trong cuộc xung đột Ixraen – Palextin. Trước hết, phong trào Intifada, theo chính lời thú nhận của Mahmoud Abbas, ngưới kế tục Yasser Arafat sau khi ông này chết tại Pari vào tháng 11/2004, là một thảm họa. Hơn 5.000 người chết về phía Palextin (so với 1.000 người Ixraen), một phong trào bị mất uy tín do đã tiến hành nhiều vụ bạo lực khủng bố liều chết, và một sự cấp tiến hóa dư luận công chúng Ixraen. Tiếp theo là thất bại của các cuộc thương lượng được tiến hành vào tháng 11/2007 tại Annapolis giữa các ông Mahmoud Abbas, G. W. Bush và E. Olmert) đã dẫn đến một sự bế tắc hoàn toàn về ngoại giao nhưng không cản trở nền kinh tế Ixraen nhanh chong trở nên hùng mạnh cũng như sự ủng hộ về ngoại giao của nhiều nước phương Tây, nhất là trong cuộc chiến tranh giữa Ixraen và phong trào Hezbollah của Libăng vào mùa Hè năm 2006. Cuối cùng, chưa bao giờ trong nội bộ phe Palextin lại bị chia rẽ đến như vậy, với cuộc đảo chính của phong trào Hồi giáo Hamas tại dải Gada diễn ra vào ngày 15/6/2007. Nhưng chắc chắn là việc thể hiện rõ ràng nhất thất bại của Palextin là sự ủng hộ gần như vô điều kiện mà Chính quyền Bush dành cho Ixraen trong những năm khó khăn này.
Dưới con mắt của Chính quyền Bush, và cho đến khi ông Bush chính thức kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vào tháng 1/2009, uy tín chính trị của Nhà nước Do Thái thậm chí đã được tăng cường bởi hai cuộc chiến tranh do quân đội Ixraen tiến hành ở Libăng chống phong trào Hồi giáo Hezbollah vào tháng 7 và 8/2006 và chống phong trào Hồi giáo Hamas tại dải Gada vào tháng 12/2008 và tháng 1/2009. Các cuộc xung đột này diễn ra giữa Nhà nước Do Thái và các lực lượng công khai dựa vào cuộc thánh chiến. Cho dù sự kiện 11/9 đã diễn ra khá lâu rồi và cho dù không có gì cho thấy sự có mặt tích cực hoặc được cơ cấu của mạng lưới khủng bố Al Qaeda tại dải Gada và cả của phong trào Hezbollah theo dòng Shiite, Ixraen vẫn đã hai lần gọi lại với người bạn Mỹ kỷ niệm tốt đẹp của mình. Cụ thể, không một sự ủng hộ nào bị từ chối đối với các Chính phủ Ixraen từ năm 2001 đến 2008 nhân danh nền an ninh tối cao của Nhà nước Do Thái: xây dựng hàng rào/bức tường ngăn cách các cuộc tấn công vào năm 2006 và năm 2008 – 2009, phá hủy một lò phản ứng hạt nhân của Xyri được xây dựng vào ngày 6/9/2007, yêu cầu mua máy bay F35 với phạm vi hoạt động rộng, cuộc tấn công tai hại vào Marmara ngày 31/5/2010 v.v… Chỉ có hai yêu cầu bị từ chối là việc thả Jonathan Pollard và chuyển sứ quán Mỹ từ Ten Avíp đến Giêruxalem, tuy việc chuyển này đã được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1996. Từ đó đến nay, các tổng thống đều phủ quyết yêu cầu này.
Kỷ nguyên Obama: những hậu quả nào đối với Ixraen
Một lăng kính mới
Barack Obama, nhậm chức vào Nhà Trắng ngày 20/1/2009 vẫn duy trì những tính nhạy cảm, những giá trị, hiểu biết và niềm tin chủ yếu khác với người tiền nhiệm về các công việc quốc tế. Trong số những sự khác nhau về quan điểm, người ta nhấn mạnh đến những quan điểm đụng chạm đến Ixraen và cả cuộc xung đột Ixraen – Palextin, khu vực Trung Đông, và cuối cùng là đạo Hồi và chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến.
Ixraen, một liên minh không có sự cảm thông
Trong chiến dịch vận động bầu cử tổng thống của mình, sau đó là trong hai năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, ông Barack Obama chưa bao giờ ngừng thể hiện một lập trường thân thiện đối với Ixraen. Nhưng khác với việc thể hiện tình cảm mạnh mẽ của một Reagan, một Clinton hay một Bush Con, ông Obama không thể hiện sự cảm thông đặc biệt đối với Nhà nước Do Thái. Tất nhiên, ông Obama chưa bao giờ lên án dự án theo tư tưởng Xiôn hay làm điều gì đó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Ixraen và Mỹ. Một chủ nghĩa thực dụng và tính xác thực hợp lý về một tương quan lực lượng áp đảo có lợi cho Ixraen trước kẻ thù; nhất là ông Obama cho rằng ông Benjamin Netanyahu đang mạo hiểm với mối đe dọa chết người của chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến để không đẩy mạnh các cuộc thương lượng với Nhà cầm quyền Palextin. Đồng thời, lời khiển trách này, ít nhiều đều đã được thể hiện trong những dịp vào năm 2009, 2010 và 2011, đã được bày tỏ với bản thân các nhà lãnh đạo của các nước Hồi giáo trong bài diễn văn ông đọc tại thủ đô Cairô của Ai Cập vào năm 2009. Ông Obama đã yêu cầu các chế độ Arập – Hồi giáo không được sử dụng cuộc xung đột Ixraen – Arập làm công cụ cho những mục đích chính trị trong nước, chính là để cản trở bước tiến tới việc thực hiện các cuộc cải cách.
Tiếp đó, ông Obama thuộc một thế hệ không biết đến nạn diệt chủng người Do Thái do Chế độ Quốc xã thực hiện cũng không biết đến thời kỳ đầu của một nhà nước Do Thái yếu ớt và nhỏ bé, bị bao vây bởi các đồng minh Arập của một Liên Xô đang trên đà hùng mạnh. Bước vào cuộc đời chính trị trong những năm 1980, ông chỉ biết về Ixraen từ tiếng vang của các cuộc chiến tranh không cân sức và các cuộc xung đột mà ở đó, ngay cả khi bị thất bại, Nhà nước Do Thái vẫn không có nguy cơ bị diệt vong. Cuối cùng, cho đến bây giờ và kể từ khi lên cầm quyền, ông Obama chỉ biết một Thủ tướng Ixraen duy nhất là Netanyahu theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, ông này đang lãnh đạo một liên minh chính phủ gồm đa số là các phần tử diều hâu như Ngoại.trưởng Ixraen Avigdor Lieberman, người am hiểu tuyệt vời về đời sống chính trị Mỹ và là người bạn rất thân thiết của… những người thuộc đảng Cộng hòa. Không nghi ngờ gì, ông Obama đang ghen tị với người tiền nhiệm Clinton của mình, người đã ký kết (ngoài Netanyahu từ năm 1996 đến 1999), với cặp đôi thuộc Công đảng Rabin / Pérès (1992 – 1995) sau đó với Barak (1999-2000).
Tiến trình hòa hình: một sự cần thiết
Khi lên cầm quyền vào tháng 1/2001, G. W. Bush đã không tin rằng việc khởi động một tiến trình hòa bình Ixraen – Palextin là một ưu tiên vì hai lý do. Trước hết, cuộc xung đột này – kể cả đang trong thời kỳ diễn ra phong trào Intifada thứ hai – vẫn ở cường độ thấp, trong khi ở châu Phi Nam Xahara, trước một nước Nga đang bắt đầu xuống dốc (Đông Âu, Cápcadơ) và trước một Trung Quốc trở nên hùng mạnh (tình hình căng thẳng xung quanh vấn đề Đài Loan), những nguy cơ gây bất ổn được coi là nghiêm trọng. Tiếp theo, G. W. Bush sợ cuộc thực nghiệm tai họa về những nỗ lực bền bỉ, phi thường, của người tiền nhiệm Clinton để tạo thuận lợi một cách đúng đắn cho nền hòa bình giữa Ixraen và Palextin như bệnh dịch hạch, Với một bản tổng kết thảm họa: thất bại của các cuộc thương lượng Trại David II, thất bại của cuộc họp cấp cao Bill Clinton / Bashar Al – Assad về các cuộc thương lượng của Xyri, sự sụp đổ của hiệp định Ôxlô và tình trạng bạo lực tái bùng phát. Đối với một ông Bush ít quan tâm đến vấn đề quốc tế và ít am hiểu về khu vực Trung Đông, thì như vậy là mạo hiểm với uy tín của Nhà Trắng và, của bộ Ngoại giao mà không có một sự bảo đảm nào có được lợi ích nào đó về chính trị hoặc chiến lược. Với sự kiện ngày 11/9, mọi sự dính líu nghiêm trọng đều dừng lại. Tất nhiên, đã có lộ trình hòa bình được đưa ra vào tháng 6/2003 và, rất muộn mằn là tiến trình hòa bình Annapolis vào cuối năm 2007. Nhưng không có sự kiểm tra thực sự – ngoài hàng chục chuyến đi con thoi cúa Ngoại trướng Mỹ Condoleezza Rice và của đặc phái viên về khu vực này George Mitchell – và nhất là không có sức ép thực sự đối với những người chủ chốt, tình hình vẫn bị sa lầy. Quyền ưu tiên rõ ràng là cuộc giao chiến không khoan nhượng chống mạng lưới khủng bố Al Qaeda và quân Taliban của Ápganixtan, cuộc giao chiến được tiến hành bên cạnh Ixraen.
về phần mình, ông Obama đã quyết định đẩy mạnh tiến trình hòa bình. Bởi vì, đối với Chính quyền mới ở Mỹ, sự bế tắc dai dẳng của tình hình sẽ nuôi dưỡng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Ngoài ra, sự tiến triển của tiến trình hạt nhân Iran và dáng dấp quân sự có thể của nó, là không thể chấp nhận được đối với Mỹ, đã buộc ông Obama phải có được sự vững chắc của liên minh Arập Sunni. Bởi vì, gần giống cách thức đã từng thắng thế dưới thời George Bush Cha vào năm 1990 – 1991 trước Irắc, mọi liên minh (ngay cả không phải về quân sự) trước Iran đều phải vững chắc và nhất quán; Ngay khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh – kể cả với Chính phủ Ixraen – đến sự cần thiết phải tiếp tục tiến hành các cuộc thương lượng bằng cách đòi hỏi những nỗ lực từ cả hai phía: ngừng việc xây dựng các khu định cư đối với bên này, kiểm soát chặt chẽ nền an ninh chống khủng bố đối với bên kia. Sự việc lý thú là: Obama đã duy trì phong trào Hamas trong sự cô lập, hất cẳng một chính phủ Ixraen sẵn lòng sử dụng chủ đề về nguy cơ Hồi giáo. Đã nhiều lần ông cao giọng trước Netanyahu khi bĩu môi một cách công khai trước mỗi sự từ chối hoặc né tránh của ông này (tháng 6/2009, tháng 5/2011 v.v…). Tuy nhiên, bị kìm hãm mạnh mẽ bởi thượng viện và một bộ phận trong chính quyền của mình, ông Obama chưa bao giờ dám vượt giới hạn những mối đe dọa trừng phạt chống Ixraen, trái với nhiều người tiền nhiệm của ông (ngược dòng thời gian, người ta nêu lên các tổng thống Mỹ là Bush Cha năm 1991- 1992 xung quanh hội nghị Madrid, Jimmy Carter năm 1977 – 1978 trong các cuộc thương lượng Trại David, Dwight Eisenhower năm 1956 trong cuộc viễn chinh kênh đào Xuyê, và thậm chí cả Harry Truman tháng 12/1948 về các vấn đề người tị nạn Palextin và nghị quyết 194 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Trong tất cả các trường hợp trên, những mối đe dọa thực sự trừng phạt kinh tế đã được đưa ra nhưng không được thực hiện bởi vì Ixraen nhân nhượng, trừ năm 1948). ít có khả năng là ông quyết định trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào tháng 11/2012.
Thời kỳ hậu Bin Laden
Dù các nghị sĩ Mỹ, với tài năng chiến thuật của Netanyahu, tránh cho Ixraen khỏi một lập trường chắc chắn là nghiêm khắc hơn của ông Obama, một xu hướng nặng nề trong nội bộ Nhà nước Do Thái vẫn có nguy cơ gây khó chịu cho ông này: sự suy giảm tình cảm lo ngại đối vói chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến của dư luận công chúng Mỹ và, chắc chắn là trong một mức độ rộng lớn hơn, của các tầng lớp tinh hoa của bộ Quốc phòng và cục tình báo Mỹ. Ba yếu tố khách quan cho phép đưa ra lời khẳng định này.
Thứ nhất, từ khi xảy ra vụ khủng bố 11/9, lãnh thổ Mỹ không còn bị những kẻ khủng bố Hồi giáo tấn công nữa. Tất nhiên, vẫn có vài âm mưu và các sứ quán khác bị nhằm vào. Các kiều dân Mỹ cũng bị sát hại và các binh lính đã bị giết chết trong cuộc giao chiến ở Ápgánixtan và Irắc trước những quân nối dậy Hồi giáo. Nhưng tuyệt nhiên không có vụ nào giống như vụ tấn công vào tòa tháp đôi về mặt chấn thương dân tộc. Các sự kiện diễn ra nối tiếp nhau, ký ức phai mờ, các thế hệ lần lượt qua đi. 11 năm sau vụ khủng bố kinh hoàng đó, liệu nỗi lo ngại về nó có còn mạnh mẽ như trước nữa không?
Thứ hai, việc quân đội Mỹ loại bỏ được Bin Laden rõ ràng là đánh dấu một bước ngoặt. Bởi vì dù người ta không thể từ đó kết luận một cách chắc chắn là mạng lưới khủng bố Al Qaeda sẽ bị suy yếu, thậm chí bị tiêu diệt trong thời gian sắp tới, thì vấn đề hiện nay đang đặt ra theo cách khác là dư luận công chúng Mỹ chẳng phải đã thấy trong thắng lợi này sự chấm dứt một mối nguy hiểm trước mắt đối với Mỹ và cả đối với các đồng minh và thế giới tự do nói chung đó sao? Một phần câu trả lời rõ ràng nằm ở mức độ cuồng tín và ở “hiệu quả” của người kế tục là Ayman al – Zawahiri. Trong mọi trường hợp, trong tất cả các cuộc điều tra dư luận công chúng và vô số các diễn đàn công dân, nếu động lực về năng lượng làm giảm bớt tính ác liệt của cuộc giao chiến chống một nguy cơ đã trở nên lỗi thời, thì vị trí của Ixraen từ đó sẽ bị suy yếu đi đáng kể.
Thứ ba, phong trào mùa Xuân Arập đã chứng tỏ một cách rõ ràng rằng những người Hồi giáo không có ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội. Thực tế này có xu hướng xác nhận thuyết của Gilles Kepel, ngay từ khi xảy ra vụ khủng bố 11/9, cho rằng chủ nghĩa Hồi giáo đã bị thất bại trong mưu toan cầm quyền về xã hội và chính trị trong các Nhà nước có đa số dân là đạo Hồi.
Chủ nghĩa khủng bố kiểu Hồi giáo cấp tiến là một mối nguy hiểm xác thực, không những đối với bản thân các xã hội Arập – Hồi giáo – các xã hội này phải hy sinh nhiều cho mối nguy hiểm đó ít nhất là từ đầu những năm 2000 – mà cả đối với các Nhà nước phương Tây. Trong số đó, Ixraen là một mục tiêu được chọn lựa về tư tưởng, xã hội, thần học và về một số khía cạnh là cả chủng tộc.
Lên án mối nguy hiểm này, đề phòng nó, đấu tranh chống lại nó, là một việc; nhưng biến nó thành sự mở đầu và sự kết thúc trong một chiến lược công cụ hóa chính trị, lại là một việc khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét