Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

SỐ THỨ TỰ TRONG TIẾNG Ả RẬP SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG NGA


SỐ THỨ  TỰ TRONG TIẾNG Ả RẬP
SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG NGA

Đặng Thị Diệu Thúy (Ả rập)
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga

PHẦN MỞ ĐẦU
       Thời đại chúng ta đang sống là thời đại  phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, thời đại của những mối quan hệ mang tính toàn cầu hoá. Chúng ta cần hợp tác, trao đổi thông tin trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, môi trường ... Việc hội nhập với thế giới, đối thoại văn hoá đã dẫn đến nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng tăng trong nhiều tầng lớp xã hội Việt Nam, và không chỉ một số ngôn ngữ mang tính truyền thống như tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung mà hiện nay một số ngôn ngữ  khác như tiếng Ả rập, tiếng Hàn Quốc, tiếng Thái Lan ... cũng bắt đầu được đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học.
       Tại Việt Nam tiếng Ả rập mới được đưa vào giảng dạy chưa được bao lâu nên tất cả mọi vấn đề liên quan đến thứ ngôn ngữ này đều còn quá mới mẻ và chưa rõ ràng. Đối với chúng tôi - những giáo viên dạy tiếng Ả rập thì vấn đề đặt lên hàng đầu là tìm mọi cách, mọi phương tiện có thể để tìm tòi, đào sâu nghiên cứu ngôn ngữ này. Cũng như những ngôn ngữ khác tiếng Ả rập cũng có những qui tắc riêng của mình, có những khái niệm ngữ pháp xem ra còn quá xa lạ với sinh viên. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã nhận thấy rằng một trong những vần đề khó của tiếng Ả rập - đó là số từ. Chính vì vậy, là những người vừa dạy ngoại ngữ vừa nghiên cứu ngôn ngữ nói chung trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học này chúng tôi muốn đề cập tới việc nghiên cứu số từ thứ tự, cách sử dụng và so sánh đối chiếu với tiếng Nga nhằm giúp người đọc thấy được sự khác biệt trong cách biểu hiện phạm trù này trong hai ngôn ngữ khác nhau,  để có thể hiểu sâu hơn, dễ tiếp thu, lĩnh hội hơn và từ đó có thể sử dụng được đúng hơn, chính xác hơn.
       Ngoài ra trong điều kiện hiện nay khi giáo trình, sách giáo khoa cũng như tài liệu tham khảo về tiếng Ả rập tại Việt Nam vô cùng hiếm, đặc biệt là sách hoặc giáo trình bằng tiếng Việt hầu như không có thì đề tài này sẽ là bài học bổ ích đối với những người đang học tập và nghiên cứu tiếng Ả rập tại Việt Nam. Thông qua đề tài: “Số thứ tự trong tiếng Ả rập, so sánh đối chiếu với tiếng Nga” chúng tôi muốn đóng góp một tiếng nói về mặt lý luận cho các nhà biên soạn giáo trình và các thầy cô giáo giảng dạy ngoại ngữ đồng thời giúp ích cho giáo viên và sinh viên trong quá trình Dạy - Học ngoại ngữ tại trường đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội nói riêng và những sinh viên đang mong muốn tìm hiểu, học tập nghiên cứu về tiếng Ả rập nói chung.
PHẦN NỘI DUNG
SỐ THỨ TỰ TRONG TIẾNG Ả RẬP, SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG NGA
       Từ chỉ số lượng, trong đó có từ loại số từ, là một khái niệm rộng, có thể do những lớp từ khác nhau về từ loại, thuộc thực từ hoặc hư từ đảm nhiệm. Ở đây, trong khuôn khổ đề tài khoa học này chúng tôi chỉ đề cập tới số từ thứ tự với những đặc điểm nghĩa - ngữ pháp riêng, với tư cách là một từ loại độc lập.
       Giống như các ngôn ngữ Ấn Âu khác trong tiếng Ả rập có riêng một hệ thống tiểu loại số thứ tự. Số từ thứ tự dùng để chỉ thứ tự của các sự vật, hiện tượng đồng loại khi đếm.



I. ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TẠO SỐ TỪ THỨ TỰ TRONG TIẾNG Ả RẬP
1.Số từ thứ tự từ 1 –10:
       Số từ thứ tự của hàng chục đầu tiên trong tiếng Ả rập được cấu tạo gốc từ của số từ chỉ số lượng tương ứng theo mẫu: فاعِلٌ Giống cái của số từ thứ tự trong tiếng Ả rập được cấu tạo từ giống đực của số từ thứ tự tương ứng bằng cách thêm từ vĩ  ةٌ -.
       Ngoại lệ là số thứ tự أَوَّلٌ (أُولى) (thứ nhất) trong tiếng Ả rập cũng như trong các ngôn ngữ khác thuộc hệ Xami được cấu tạo từ gốc từ khác so với số từ số lượng,  số thứ tự sáu سادِسٌ (سادسةٌ) không phải cấu tạo từ gốc từ ست mà từ gốc từ سدس. Chúng ta có bảng số từ thứ tự từ 1 đến 10 như sau:

Giống đực
Giống cái
Thứ nhất
أولٌ
أُولى
Thứ hai
ثانٍ (الثاني)
ثانيةٌ
Thứ ba
ثالثٌ
ثالثةٌ
Thứ tư
رابعٌ
رابعةٌ
Thứ năm
خامسٌ
خامسةٌ
Thứ sáu
سادسٌ
سادسةٌ
Thứ bảy
سابعٌ
سابعةٌ
Thứ tám
ثامنٌ
ثامنةٌ
Thứ chín
تاسعٌ
تاسعةٌ
Thứ mười
عاشرٌ
عاشرةٌ
       Ta có thể dễ dàng nhận thấy số رابع và số ثانٍ đã bị mất Alif (أ) ở đầu từ còn số ثامنٌ cũng bị mất phụ âm ي yếu cuối cùng của mình.
       Tất cả các số từ thứ tự của hàng chục đầu tiên đều biến đổi theo ba cách như các tính từ bình thường. Ví dụ:

Giống đực
Giống cái
Cách một
رابعٌ
رابعةٌ
Cách hai
رابعاً
رابعةً
Cách ba
رابعٍ
رابعةٍ
2. Từ 11 – 19:
       Những số từ thứ tự phức từ 11 đến 99 được cấu tạo bằng cách ghép rời hai số hàng chục và hàng đơn vị trong đó số hàng đơn vị là số thứ tự còn số hàng chục là số đếm như đã trình bày ở chương I. Ngoại trừ những số từ phức có thành tố cuối cùng là thứ nhất thì luôn sử dụng số thứ tự حادٍ (حاديةٌ) chứ không phải là số أول.

Giống đực
Giống cái
Thứ mười một
حاديَ عشرَ
حاديةَ عشرةَ
Thứ mười hai
ثاني عشرَ
ثانيةَ عشرةَ
Thứ mười ba
ثالثَ عشرَ
ثالثةَ عشرةَ
Thứ mười bốn
رابعَ عشرَ
رابعةَ عشرةَ
Thứ mười lăm
خامسَ عشرَ
خامسةَ عشرةَ
Thứ mười sáu
سادسَ عشرَ
سادسةَ عشرةَ
Thứ mười bảy
سابعَ عشرَ
سابعةَ عشرةَ
Thứ mười tám
ثامنَ عشرَ
ثامنةَ عشرةَ
Thứ mười chín
تاسعَ عشرَ
تاسعةَ عشرةَ
       Số từ thứ tự từ 11 đến 19 số hàng đơn vị luôn đồng nhất với số hàng chục về  giống nhưng cả hai số hàng chục và hàng đơn vị khi trong trạng thái không xác định đều không biến cách và luôn ở cách hai. Mạo từ xác định أل chỉ thêm vào hàng đơn vị. Trong trạng thái xác định số thứ tự hàng đơn vị biến cách theo cả ba cách còn số hàng chục vẫn giữ nguyên không biến cách. Ví dụ ta có bảng biến cách của số từ thứ tự 15 khi trong trạng thái xác định như sau:
Cách một
الخامسُ عشرَ
Cách hai
الخامسَ عشرَ
Cách ba
الخامسِ عشرَ
       Còn nếu trong trạng thái không xác định số từ đó vẫn giữ nguyên như cũ là:
Cách một
خامسَ عشرَ
Cách hai
خامسَ عشرَ
Cách ba
خامسَ عشرَ
3. Từ 21 đến 99:
       Số từ thứ tự từ 21 đến 99 cũng như số từ chỉ số lượng được ghép rời với sự trợ giúp của tiểu từ - liên từ و bao gồm hàng đơn vị là số từ thứ tự còn hàng chục là số từ số lượng. Ví dụ:

Giống đực
Giống cái
21
حادٍ و عشرونَ
حاديةٌ و عشرونَ
22
ثانٍ و عشرونَ
ثانيةٌ و عشرونَ
23
ثالثٌ و عشرونَ
ثالثةٌ و عشرون
       Tất cả những số từ từ 21 đến 99 này đều biến đổi theo ba cách cả hàng đơn vị và hàng chục. Ví dụ:

Giống đực
Giống cái
Cách một
ثالثٌ و عشرون
ثالثةٌ و عشرون
Cách hai
ثالثاً و عشرين
ثالثةً و عشرين
Cách ba
ثالثٍ و عشرين
ثالثةٍ و عشرين
       Bắt đầu từ số thứ 21 trở lên mạo từ xác định được gắn vào cả số hàng chục và số hàng đơn vị. Ví dụ:، الحادي و العشرون  الخامسُ و العشرونَ
4. Số tròn chục, số một trăm:
       Về hình thức số tròn chục như chữ sốعشرون، ثلاثون، أربعون  hoặc một trăm như مائة hoàn toàn trùng khớp với số từ số lượng tương ứng và không biến đổi theo giống của danh từ. Ví dụ: chữ số الكتاب العشرون cũng giống như chữ số  الغرفةُ العشرون
5. Số từ thứ tự lớn hơn 100:
       Trong tiếng Ả rập số từ thứ tự lớn hơn 100 thường được diễn đạt một cách gián tiếp: đầu tiên là số hàng đơn vị và số hàng chục, sau đó là giới từ  بعدsau” rồi đến những số từ còn lại. Vídụ: الليلة الرابعةُ و السبعونَ بعدَ الثلاثمئة đêm thứ 374 (chính xác hơn là đêm thứ 74 sau đêm thứ 300)
       Để truyền tải những số thứ tự lớn ví dụ như khi nói về năm biện pháp thường xuyên được người Ả rập sử dụng là họ sẽ đặt danh từ lên đầu kết hợp từ, sau đó là số từ số lượng ở cách ba.
       Ví dụ :      و ستٍ و تسعينَ سنةُ ألفٍ و تسعمِئةِ năm 1996
       Khác với tiếng Ả rập số từ thứ tự trong tiếng Nga thường được cấu tạo từ số từ số lượng tương ứng bằng cách “mượn” từ vĩ - ЫЙ, - ОЙ, - ИЙ của tính từ. Ví dụ:
пять
пятый
шесть
шестой
восемь
восьмой
пять
пятый
десять
десятый
двадцать
двадцатый
семьдесят
семидесятый
сорок
сороковой
       Ngoại lệ là các số từ первый, второй, третий, четвёртый (tương quan với один, два, три, четыре)
       Đối với những số từ số lượng phức cấu tạo bằng cách ghép rờithì chỉ số từ cuối cùng biến đổi thành số từ thứ tự. Ví dụ
                        тридцать два                        тридцать второй
                        двести двадцать восемь               двести двадцать восьмой
II. CÁCH SỬ DỤNG SỐ TỪ THỨ TỰ:
       Trong tiếng rập số từ thứ tự là tính từ nên chúng biến cách và sử dụng giống như tính từ. Khi kết hợp với danh từ chúng đứng sau danh từ, và cũng biến đổi theo giống, số, cách và trạng thái xác định hay không xác định phù hợp với danh từ.
       Danh từ khi kết hợp với số từ luôn trong trạng thái xác định (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).
       Chính vì vậy mà số từ thứ tự khi kết hợp với danh từ thường nằm trạng thái xác định với mạo từ xác định  أل. Ví dụ:
البيت الأول                                ngôi nhà thứ nhất
الغرفة الأولى                             căn phòng đầu tiên
الدرس الخامس                               bài học thứ năm
       Khả năng kết hợp với mạo từ xác định أل chính là sự khác biệt căn bản giữa số từ thứ tự chẵn chục, chẵn trăm với các số từ số lượng tương ứng.
       Ở hàng chục thứ hai mạo từ xác định أل chỉ có thể gắn kết vào số từ thứ tự hàng đon vị nên chúng ta có cách sử dụng sau:
الدرسُ الخامسَ عشرَ                          bài học thứ mười lăm
الصفحةُ الخامسةَ عشرةَ                      trang mười lăm
Còn từ số từ thứ tự từ 21 trở lên như đã nêu trên mạo từ xác định أل sẽ gắn vào cả số từ thứ tự hàng chục cũng như hàng đơn vị như sau:
             الدرس الخامسُ و العشرونَ     bài học thứ hai lăm
الصفحةُ الخامسةُ و العشرونَ                trang thứ hai mươi lăm
الصفحةُ المائةُ و الخامسةُ و التسعونَ       trang thứ một trăm chín mươi nhăm
       Ở đây cần lưu ý sự khác biệt trong tiếng Ả rập và tiếng Nga về vị trí của số từ đối với danh từ. Số từ trong tiếng Nga khi kết hợp với danh từ luôn đứng trước danh từ chứ không đứng sau như trong tiếng Ả rập. Ví dụ: Bài học thứ tư trong tiếng Ả rập là الدرس الرابع , còn trong tiếng Nga là четвёртый урок
       Cũng như trong tiếng Ả rập vì số từ thứ tự trong tiếng Nga có từ vĩ của tính từ nên chúng biến cách và sử dụng giống như tính từ. (Riêng số từ thứ tự третий (thứ ba) thì khi biến cách có thêm dấu mềm trước từ vĩ). Ví dụ:
                        Вчера я получил третье письмо от него.
                        Сегодня мы занимаемся в пятнадцатой аудитории.
       Đối với số từ thứ tự phức tạp cấu tạo theo kiểughép rờithì chỉ riêng số từ thứ tự cuối là biến cách, những số từ phía trước là số từ số lượng không biến cách. Ví dụ:
                        Мой отец родился в тысяча девятьсот пятьдесят чевёртом году.
                        Cha tôi sinh năm 1954.
KẾT LUẬN
       Mặc dầu thuộc về hai họ ngôn ngữ khác nhau: Tiếng rập thuộc họ XmitHmit (dòng Xmít), tiếng Nga thuộc họ ngôn ngữ Ấn Âu (dòng Slavơ) nhưng nếu căn cứ vào những thuộc tính loại hình thì cả tiếng rập lẫn tiếng Nga đều là các ngôn ngữ không đơn lập và là các ngôn ngữ biến hình. Đặc điểm của các ngôn ngữ này là có hiện tượng biến đổi của nguyên âm và phụ âm trong hình vị và sự biến đổi này mang ý nghĩa ngữ pháp. Người ta gọi các ngôn ngữ này là ngôn ngữ hoà kết vì ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp luôn dung hợp trong từ nhưng không thể nào tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Các hình vị trong từ luôn có một mối liên hệ rất chặt chẽ. Những mối quan hệ giữa các từ luôn được biểu hiện bằng các dạng thức của từ. Chính vì vậy trong tiếng Nga có sáu cách của danh từ còn tiếng rập có ba cách đ diễn đạt mối quan hệ giữa các từ trong
       Mặc dầu khác nhau về cấu tạo nhưng cả số từ thứ tự trong tiếng rập và tiếng Nga được sử dụng giống như tính từ, tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất đây là số từ thứ tự trong tiếng rập đứng sau danh từ và thống nhất với danh từ về giống, số và cách còn số từ thứ tự trong tiếng Nga lại đứng trước danh từ và cũng thống nhất hoàn toàn với danh từ đó về giống, số và cách.
       Số từ không phải là một khái niệm mới, nó thường xuyên xuất hiện trong văn bản, trong giao tiếp hàng ngày. Nhưng đ sử dụng đúng đòi hỏi sinh viên phải chịu khó học tập. Trong khuôn khổ đ tài nghiên cứu khoa học này chúng tôi chỉ muốn nêu ra những qui tắc biến đổi số từ thtcũng như danh từ đi kèm với nó một cách có hệ thống và đầy đ nhằm góp phần giúp sinh viên dễ hiểu và nắm được cách sử dụng số từ thtdễ dàng hơn, giúp cho quá trình dạy - học tiếng rập cho sinh viên Việt Nam tại Việt Nam đạt kết quả cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Biên Từ loại tiếng Việt hiện đại Nhà xuất bản giáo dục 2.1999 Phúc Yên.
Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung Ngữ pháp tiếng Việt tập I Nhà xuất bản giáo dục 1998.
Vũ Đình Vị, Ngữ pháp tiếng Nga Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội 2003.
Nguyễn Thiện Giáp, Dẫn luận ngôn ngữ học Nhà xuất bản giáo dục.
Гвоздев А.Н., Современный русский литературный язык, Часть I, М., «Просвещение», 1967.
Розенталь Д.Э. Практическая стилистическая русского языка.
Белошанкова В.А.  и другие. Современный русский язык. Под редакцией В. Белошанковой. М., Высш. школа, 1989.
Никитевич В.М., Грамматические категории в современном русском языке. М. Учпедгиз, 1963.
Бабайцева ВВ. и другие. Современный русский язык, Часть 2, Под редакцией Е. И. Дибровой, М. «Академия», 2002.
Русская грамматика, Академия наук. М., «Наука»., 1980.
Гранде Б.М., Курс арабской грамматики в сравнительно историческом освещении, Изд. «Восточной литературы» М. 1963.
Халидов. Б.М., Учебник арабского языка, Ташкент, Изд.
Шарбатов, Учебник арабского языка, Москва, Изд. Восточно

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét