Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

MỸ NÓI GÌ VỀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ QUỐC TẾ HIỆN NAY ?


MỸ NÓI GÌ VỀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ QUỐC TẾ HIỆN NAY ?

Kể từ sau sự kiện 11-9-2001 đến nay thì  hàng năm Bộ ngoại giao Mỹ đều có bản báo cáo về tình hình khủng bố quốc tế trên phạm vi toàn cầu và nêu ra những diễn biến có liên quan đến nước Mỹ.
Năm nay, theo đánh giá của Bộ ngoại giao Mỹ  thì các hoạt động khủng bố vẫn không có dấu hiệu lắng dịu mà nguy cơ của nó  vẫn tiếp tục đe dọa đối với  hòa bình và an ninh thế giới , đặc biệt là Mỹ và các đồng minh thân cận của Wasinghton . Theo thống kê năm 2007, có tất cả 22 ngàn người bị giết chết trong các cuộc tấn công khủng bố trên toàn cầu, 60% trong số tử vong xảy ra tại Iraq là nơi có hơn 150.000 ngàn quân Mỹ đồn trú mà không có khả năng ngăn chặn các vụ tấn công của bọn khủng bố. Bản báo cáo nhấn mạnh: Al-Qaeda đang tìm cách sở hữu các loại vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt để gây thiệt hại tối đa cho bất cứ ai cản đường của chúng.  Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Mỹ cũng dành phần lớn bản báo cáo để đề cập đến những điểm nóng trên thế giới, nhất là những nơi có quân đội Mỹ tham chiến . Về Afghanistan, bản báo cáo này nói phe Taliban vẫn là một mối đe dọa cùng với các nhóm nổi dậy và các băng đảng tội phạm, một số có liên hệ với Al-Qaeda và những kẻ bảo trợ cho khủng bố bên ngoài Afghanistan. Al-Qaeda đã khai thác tình trạng bất ổn trong vùng biên giới giữa Afghanistan và Pakistan cũng như cuộc ngưng bắn do Islamabad làm trung gian có hiệu lực trong nửa đầu của năm 2007 để tái thiết lập một số khả năng hoạt động trước ngày 11 tháng 9 năm 2001 của chúng tại các vùng bộ tộc hẻo lánh ở Pakistan. Tại Iraq, Bộ ngoại giao Mỹ cho rằng tình hình bất ổn do lực lượng chống đối cũng như Al-Qaeda đã tạo ra một bức tranh màu xám   cho quốc gia này sau khi Mỹ lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Saddam Husein năm 2003 với hơn 13.000 người thiệt mạng trong năm bởi các cuộc tấn công khủng bố . Lực lượng khủng bố đã nới rộng mạng lưới hoạt động của chúng  tại Nam và Trung Á, và đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với khu vực và thế giới. Theo Bộ ngoại giao Mỹ thì  Ấn Độ là nước bị tác động nặng nề nhất vì khủng bố, với hơn 2000 người bị giết chết trong các cuộc tấn công khủng bố, nhất là các cuộc tấn công do những phần tử đấu tranh bạo động tại khu vực Kashmir thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ, và các phần tử cực đoan khác ở đông và trung bộ Ấn Độ. Ở Đông Nam Á, Mỹ nói tổ chức khủng bố Jemaah Islamiyah vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các quyền lợi của  phương Tây và của khu vực, đặc biệt tại Indonesia và Philippine . Việc Indonesia và Philippine kiểm soát biên giới một cách hữu hiệu tại một khu vực bao gồm hàng ngàn hải đảo, là một công tác hết sức khó khăn. Và vì lý do này mà các vùng biển quanh Indonesia, Malaysia và Philippines vẫn là khu vực hoạt động của khủng bố. Bộ ngoại giao Mỹ cũng tiếp tục cáo buộc một số quốc gia tài trợ cho khủng bố như CHDCND Triều Tiên, Cu Ba, Sudan , Syria… mà nổi bật là Iran.  Báo cáo nói rằng các thành viên trong lực lượng Vệ binh Cách mạng của Iran đã hỗ trợ cho các nhóm khủng bố bao gồm các tổ chức tranh đấu nổi dậy người Palestine, nhóm Hezbollah ở Lebanon , các phần tử tranh đấu nổi dậy tại Iraq, và các phần tử Taliban tại Afghanistan ... Wasinghton coi Iran vẫn là mối đe dọa đến các quyền lợi của Mỹ và tình hình an ninh tại  khu vực Trung Đông .
Nhìn lại người ta có thể dể dàng nhân thấy là các vụ tấn công khủng bố đã diễn ra khắp các châu lục, cướp đi mạng sống hàng chục ngàn người và đẩy nhiều quốc gia vào tình trạng mất an ninh một cách tồi tệ. Al-Qaeda và các tổ chức khủng bố khác không bị tiêu diệt hoàn toàn như toan tính của Mỹ khi phát động cuộc chiến mà nó đang có xu hướng phục hồi sau một thời gian đầu bị tấn công. Thậm chí Al-Qaeda còn đang xâm nhập sâu vào Mỹ và các đồng minh của họ để chuẩn bị cho những vụ tấn công đẫm máu khác. Như vậy, qua bản báo cáo của Bộ ngoại giao Mỹ cho thấy một bức tranh không có gì sáng sủa về  cuộc chiến chống khủng bố mà Wasinghton từng hô hào và chi phí  hàng trăm tỷ USD.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét