Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Bất ổn Trung Đông và nhược điểm của Trung Quốc


Bất ổn Trung Đông và nhược điểm của Trung Quốc


 Nhược điểm chiến lược của Trung Quốc là phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên vào dầu mỏ Trung Đông.

Tình hình chính trị Trung Đông tiếp tục bất ổn được coi là một vấn đề nhức nhối cho các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Nhiều năm qua, Mỹ đã phối hợp với các nước thuộc thế giới Ả-Rập để ngăn chặn Iran, bảo vệ Israel. Tuy nhiên, những cuộc nổi dậy ở Tunisia và Ai Cập đã đảo lộn tất cả.
Sự bất ổn ở Trung Đông cũng bộc lộ rõ sự phụ thuộc lớn của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc cũng như các nền kinh tế mạnh ở châu Á vào nguồn tài nguyên dầu mỏ của vùng Vịnh.
Trung Đông và tầm ảnh hưởng đến kinh tế thế giới
Sau 30 năm cầm quyền, hôm 11/2 vừa qua Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã chính thức tuyên bố từ chức sau 18 ngày biểu tình của hàng trăm nghìn người dân.
Song điều này cũng không làm vơi bớt lo ngại căng thẳng ở Trung Đông sẽ tiếp tục đẩy giá dầu lên đến mức chóng mặt, và thậm chí có thể làm gián đoạn các tuyến cung cấp dầu chính.
Eo biển Hormuz cùng với Eo biển Malacca là hai tuyến đường vận tải biển có tầm quan trọng chiến lược bậc nhất thế giới. Nằm giữa Iran và Oman, Eo biển Hormuz nối Vịnh Persic với Vịnh Oman và Biển A-rập, và là tuyến hàng hải duy nhất để vận chuyển dầu xuất khẩu của Koweit, Iraq, Iran, Arabie Seóudite, Bahrain và Qatar.
Phần lớn lượng dầu xuất khẩu của Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất cũng phụ thuộc vào eo biển này. Một thống kê cho biết có tới 90% dầu thô xuất khẩu của vùng Vịnh phải đi qua Eo biển Hormuz và phần lớn trong số này được cung cấp cho thị trường Nhật Bản, Tây Âu và Mỹ.
Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, năm 2009, mỗi ngày có tổng cộng 15,5 triệu thùng dầu được vận chuyển ngang qua Eo biển Hormuz, chiếm khoảng 1/3 tổng lượng dầu được vận chuyển bằng đường biển trên thế giới. Ngoài dầu thô, Qatar còn xuất khẩu sang châu Á và châu Âu mỗi năm 31 triệu tấn khí đốt hóa lỏng qua Eo biển Hormuz. Hơn 75% dầu thô từ vùng vịnh được đổ vào các thị trường châu Á, mà không phải là phương Tây.
Trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng chóng mặt như hiện nay, nếu Eo biển Hormuz không yên bình và Iran ngưng xuất khẩu dầu (điều này chắc chắn xảy ra nếu họ bị tấn công) thì hậu quả thật khó lường.
Nhược điểm của Trung Quốc và nguy cơ tiềm ẩn xung đột
Tất cả các nước nhập khẩu dầu mỏ ở châu Á đều phụ thuộc đáng kể vào các diễn biến ở Trung Đông, nhưng nước chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là Trung Quốc, đặc biệt là khi Bắc Kinh muốn vượt Washington trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khoảng cuối thế kỷ này.
Không giống với Nhật, Trung Quốc không thể hạn chế lượng tiêu thụ dầu mỏ thông qua các biện pháp tiết kiệm năng lượng và nâng hiệu quả sử dụng. Chính vì vậy, Trung Quốc từ chỗ là nước xuất khẩu dầu lớn vào đầu những năm 1990 đã chuyển sang một quốc gia nhập đến 55% dầu mỏ vào năm 2010. Trong số này, khoảng 50% là từ Trung Đông, và 30% từ Bắc Phi, và chủ yếu được vận chuyển qua eo biển Malacca và Singapore.
Đối với Trung Quốc, gia tăng phụ thuộc vào nhập khẩu dầu là một điểm yếu chiến lược. Việc cung ứng dầu mỏ hiện giờ là một vấn đề quan trọng của chính sách ngoại giao và quốc phòng quốc gia.
Chuyên gia về các vấn đề năng lượng Trung Quốc của Viện Brookings (Mỹ), ông Erica Downs cho rằng: “Thực tế, nguy cơ mà Washington đang phải đối mặt chính là sự gia tăng phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông của Trung Quốc có thể khiến Bắc Kinh đặt việc cung ứng dầu mỏ lên trên hết, thay vì quan tâm đến các vấn đề quốc tế khác như nhân quyền, không phổ biến hạt nhân hay một chính quyền hoàn hảo”.
Chính sách ngoại giao có liên quan đến năng lượng của Trung Quốc mang cả những đặc điểm tích cực và tiêu cực.
Tích cực thì đó là các hoạt động đầu tư lớn, mang lại các đơn đặt hàng giá trị cho các nước xuất khẩu dầu như Nga, Indonesia và Myanmar. Hiện tại, bên ngoài lãnh thổ, Trung Quốc đang gia tăng sản lượng dầu mỏ, đa dạng hóa nguồn cung, trong nước thì nỗ lực nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái sinh và năng lượng hạt nhân, đồng xây dựng kho dự trữ dầu khí chiến lược lên đến 85 triệu tấn vào năm 2020.
Xét về tính tiêu cực, nhu cầu an ninh năng lượng đang khiến Trung Quốc vươn xa hơn ra ngoài các vùng biển châu Á – nơi giàu trữ lượng dầu và khí đốt, và cũng là nơi Nhật Bản và một số quốc gia Đông Á tuyên bố chủ quyền.
Nếu mặt tiêu cực này lại được hậu thuẫn bởi sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc, thì nó sẽ châm ngòi cho các xung đột trong khu vực.
Linh Chi
Theo Strait Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét