Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Trung Đông trông đợi gì ở ông Obama?


Trung Đông trông đợi gì ở ông Obama?

Dân Việt - Chuyến công du Trung Ðông của Tổng thống Obama bắt đầu từ ngày 20.3 đang được đón nhận với mức độ nồng nhiệt thấp hơn nhiều so với cách đây 4 năm.

Bản thân Nhà Trắng cũng hạ kỳ vọng vào chuyến thăm này khi phát đi thông cáo cho rằng, Tổng thống Obama cũng chỉ hy vọng giúp các nhà lãnh đạo đến gần nhau để mang lại hòa bình và dân chủ cho khu vực. Dự kiến, trong chuyến công du sắp tới này, Tổng thống Obama sẽ đề cập tới hai vấn đề chính gồm: thách thức hạt nhân Iran và cuộc xung đột Syria, hòa bình Israel - Palestine...
Bản thân Tổng thống Obama cũng không đặt kỳ vọng về thúc đẩy đàm phán hòa bình Israel - Palestine trong chuyến công du này
Khi Tổng thống Barack Obama đến Cairo cách đây 4 năm, ông được ca ngợi là một người con của châu Phi, một người mà cái tên đệm “Hussein” gợi ý một biến chuyển cơ bản trong quan hệ giữa nước Mỹ và thế giới Hồi giáo và Ả Rập. Tuy nhiên, sự kỳ vọng của người dân Trung Đông đã không được đáp ứng. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã liên tục tìm kiếm hòa bình cho Israel và Palestine, song các nỗ lực của ông vẫn thất bại. Người ta không hy vọng chuyến thăm Trung Đông sắp tới có thể tạo ra bước đột phá, nhưng riêng với Tổng thống Obama, chuyến đi lần này của ông sẽ định hình cho những di sản mà ông sẽ để lại sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2017.
Khalil Shahin - chuyên gia nghiên cứu Trung Đông cho rằng, phía Palestine không nên vội vàng đánh giá chuyến thăm của ông Obama sẽ thất bại: "Chuyến thăm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách quản lý khủng hoảng của Tổng thống Obama, đặc biệt sau khi ông tái đắc cử. Chuyến thăm là một hình thức trở lại bàn đàm phán".
Người dân Palestines vừa biết rõ rằng chuyến thăm này sẽ không tạo ra bất kỳ bước đột phá nào đối với tiến trình hòa bình tại khu vực, song họ vẫn đang hy vọng có thể nhìn thấy những kết quả cụ thể sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama.
Bản thân Tổng thống Obama cũng không quá kỳ vọng vào việc thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Israel và lãnh thổ Palestine. Phát biểu trước các nhà lãnh đạo của cộng đồng Do Thái tại Mỹ trước chuyến thăm, ông Obama đã đưa ra tín hiệu rằng sẽ không có sáng kiến hòa bình Trung Đông lớn nào được đưa ra thảo luận, đồng thời cho biết ông không đặt ra mục tiêu giải quyết bất kể vấn đề chính trị cụ thể nào trong chuyến thăm này.
Tuy nhiên, Palestine lại tỏ ra lạc quan về những vấn đề khác như vấn đề tù nhân Palestine đang bị giam giữ ở các nhà tù của Israel. Ông Saeb Erakat - Trưởng đoàn đàm phán hòa bình của Palestine cho biết, ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Mahmud Abbas trong chuyến thăm của ông Obama là đảm bảo rằng hơn 1.000 tù nhân Palestine đang bị Israel giam giữ sẽ được phóng thích. Ngoài ra, những vấn đề then chốt về các khoản viện trợ của Mỹ dành cho Palestine cũng hy vọng sẽ được giải quyết trong chuyến thăm này.
Về vấn đề hạt nhân Iran, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes từng  nói rằng, Iran đang trở thành một vấn đề chính sách đối ngoại then chốt đối với Tổng thống trong nhiệm kỳ thứ hai và Mỹ có trách nhiệm ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Theo giới phân tích, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Trung Đông là Israel, ông Obama cũng sẽ tiếp tục ngăn cản Thủ tướng nước này không vội tấn công quân sự nhằm vào Iran vì chương trình hạt nhân của nước này. Mỹ vẫn kiên định với lập trường, giải quyết vấn đề hạt nhân Iran thông qua ngoại giao cho đến khi cảm thấy đã “hết cánh cửa ngoại giao với Iran”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét