1. LHQ không đồng thuận về vấn đề Palestine
Báo cáo dự thảo của Hội đồng Bảo an LHQ bị lọt ra ngoài được truyền thông của Mỹ đăng tải cho biết Hội đồng Bảo an LHQ đã không đạt được một quyết định về việc có nên công nhận Palestine và một nhà nước độc lập hay không.
Theo quy định, Palestine cần ít nhất 9/15 phiếu của các nước trong Hội đồng Bảo an để được chấp nhận là thành viên chính thức của LHQ. Tuy nhiên, Mỹ, một trong 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an đã khẳng định dùng quyền phủ quyết nếu vấn đề này được đưa ra bỏ phiếu.
Theo quy định, Palestine cần ít nhất 9/15 phiếu của các nước trong Hội đồng Bảo an để được chấp nhận là thành viên chính thức của LHQ. Tuy nhiên, Mỹ, một trong 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an đã khẳng định dùng quyền phủ quyết nếu vấn đề này được đưa ra bỏ phiếu.
Hội đồng Bảo an LHQ vẫn chia rẽ về vấn đề Palestine. Ảnh: AP |
Tháng 9 vừa qua, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã đệ trình đơn lên LHQ đề nghị công nhận Palestine là nhà nước độc lập, nhưng gặp phải sự phản đối của Mỹ và Israel.
Căng thẳng giữa Palestine và Israel đã bị đẩy lên cao sau khi UNESCO bỏ phiếu công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của tổ chức này. Ngay lập tức, Mỹ và Israel đã tuyên bố dừng các khoản đóng góp kinh phí cho UNESCO để phản ứng lại việc làm đó.
Chính quyền, Israel cũng tuyên bố đẩy mạnh dự án xây dựng khu định cư ở phía đông Jelusalem và Bờ Tây của dải Gaza, đồng thời ngừng chuyển trả khoản tiền thuế mà họ thu hộ Palestine.
Các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Palestine và Israel bị đổ vỡ sau khi lệnh tạm ngưng xây dựng khu định cư của Israel tại Bờ Tây hết hạn. Palestine phản đối dự án xây dựng này của Israel vì cho rằng nó nằm trên phần đất của nhà nước Palestine trong tương lai.
Căng thẳng giữa Palestine và Israel đã bị đẩy lên cao sau khi UNESCO bỏ phiếu công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của tổ chức này. Ngay lập tức, Mỹ và Israel đã tuyên bố dừng các khoản đóng góp kinh phí cho UNESCO để phản ứng lại việc làm đó.
Chính quyền, Israel cũng tuyên bố đẩy mạnh dự án xây dựng khu định cư ở phía đông Jelusalem và Bờ Tây của dải Gaza, đồng thời ngừng chuyển trả khoản tiền thuế mà họ thu hộ Palestine.
Các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Palestine và Israel bị đổ vỡ sau khi lệnh tạm ngưng xây dựng khu định cư của Israel tại Bờ Tây hết hạn. Palestine phản đối dự án xây dựng này của Israel vì cho rằng nó nằm trên phần đất của nhà nước Palestine trong tương lai.
Theo VOV.vn
2. Liên hợp quốc công nhận quyền về tài nguyên của Palestine
thông qua, với đa số tuyệt đối 158/6, nghị quyết thừa nhận quyền chủ quyền của người Palestine đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên những vùng lãnh thổ Palestine bị Israel chiếm đóng.
Nghị quyết yêu cầu Israel ngừng mọi hành động khai thác, phá hoại, làm cạn kiệt và gây nguy hiểm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các vùng lãnh thổ Arab bị chiếm đóng, kể cả thành phố Jerusalem và trên cao nguyên Golan vốn là lãnh thổ của Syria đang bị nằm dưới sự kiểm soát của Israel. Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng kêu gọi Israel ngừng mọi hành động gây thiệt hại đến môi trường, phá hoại cơ sở hạ tầng như đường ống dẫn nước và hệ thống nước thải.
Đại diện Palestine nhấn mạnh với nghị quyết mới được thông qua, Liên hợp quốc tái khẳng định quyền của người Palestine đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc chủ quyền của mình, đồng thời yêu cầu Israel ngừng vi phạm các nghị quyết quốc tế và ngừng khai thác, cướp bóc đất đai, nước cũng như các nguồn tài nguyên khác của Palestine. Nghị quyết cũng tạo ra sức ép quốc tế mới đòi Israel tuân thủ luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Liên hợp quốc, chấm dứt chiếm đóng lãnh thổ Palestine.
Nghị quyết yêu cầu Israel ngừng mọi hành động khai thác, phá hoại, làm cạn kiệt và gây nguy hiểm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các vùng lãnh thổ Arab bị chiếm đóng, kể cả thành phố Jerusalem và trên cao nguyên Golan vốn là lãnh thổ của Syria đang bị nằm dưới sự kiểm soát của Israel. Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng kêu gọi Israel ngừng mọi hành động gây thiệt hại đến môi trường, phá hoại cơ sở hạ tầng như đường ống dẫn nước và hệ thống nước thải.
Đại diện Palestine nhấn mạnh với nghị quyết mới được thông qua, Liên hợp quốc tái khẳng định quyền của người Palestine đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc chủ quyền của mình, đồng thời yêu cầu Israel ngừng vi phạm các nghị quyết quốc tế và ngừng khai thác, cướp bóc đất đai, nước cũng như các nguồn tài nguyên khác của Palestine. Nghị quyết cũng tạo ra sức ép quốc tế mới đòi Israel tuân thủ luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Liên hợp quốc, chấm dứt chiếm đóng lãnh thổ Palestine.
3. Chưa đạt được quyết định vấn đề công nhận Nhà nước Palestine
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không đạt được một quyết định có nên công nhận Palestine là một Nhà nước độc lập hay không.
Hội đồng Bảo an bất đồng trong việc công nhận Nhà nước Palestine. Ảnh: KT |
Báo cáo dự thảo của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bị lọt ra ngoài được truyền thông của Mỹ đăng tải cho biết, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã không đạt được một quyết định về việc có nên công nhận Palestine là một Nhà nước độc lập hay không.
Theo quy định, Palestine cần ít nhất 9/15 phiếu của các nước trong Hội đồng Bảo an để được chấp nhận là thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên Mỹ - 1 trong 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an đã khẳng định dùng quyền phủ quyết nếu vấn đề này được đưa ra bỏ phiếu.
Tháng 9 vừa qua, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã đệ trình đơn lên Liên Hợp Quốc đề nghị công nhận Palestine là nhà nước độc lập, nhưng gặp phải sự phản đối của Mỹ và Israel.
Căng thẳng giữa Palestine và Israel đã bị đẩy lên cao sau khi UNESCO bỏ phiếu công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của tổ chức này.
Ngay lập tức, Mỹ và Israel đã tuyên bố dừng các khoản đóng góp kinh phí cho UNESCO để phản ứng lại việc làm đó.
Chính quyền Israel cũng tuyên bố đẩy mạnh dự án xây dựng khu định cư ở phía đông Jerusalem và Bờ Tây của Dải Gaza, đồng thời ngừng chuyển trả khoản tiền thuế mà họ thu hộ Palestine.
Các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Palestine và Israel bị đổ vỡ sau khi lệnh tạm ngưng xây dựng khu định cư của Israel tại Bờ Tây hết hạn.
Palestine phản đối dự án xây dựng này của Israel vì cho rằng nó nằm trên phần đất của nhà nước Palestine trong tương lai.
4. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas thăm Liên bang Nga: Củng cố điểm tựa vững chắc
Hôm nay (16-3), Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas kết thúc chuyến thăm chính thức 3 ngày Liên bang Nga. Đây là lần thứ 10 nhà lãnh đạo Palestine thăm Mátxcơva, nhưng là lần đầu tiên với tư cách Tổng thống Nhà nước Palestine sau ngày 29-11-2012, khi Palestine được hưởng quy chế quốc gia quan sát viên tại Liên hợp quốc (LHQ).
Các hoạt động chính của Tổng thống M.Abbas tại Mátxcơva bắt đầu ngày 14-3 bằng cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin. Ngoài những vấn đề liên quan thúc đẩy quan hệ song phương, hai nhà lãnh đạo còn trao đổi ý kiến về một loạt vấn đề của khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là tình hình Trung Đông - Bắc Phi và triển vọng nối lại đàm phán Palestine - Israel nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Gaza.
Các hoạt động chính của Tổng thống M.Abbas tại Mátxcơva bắt đầu ngày 14-3 bằng cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin. Ngoài những vấn đề liên quan thúc đẩy quan hệ song phương, hai nhà lãnh đạo còn trao đổi ý kiến về một loạt vấn đề của khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là tình hình Trung Đông - Bắc Phi và triển vọng nối lại đàm phán Palestine - Israel nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Gaza.
Tổng thống Nga V.Putin (phải) và Tổng thống Palestine M.Abbas tại Mátxcơva. |
Chuyến thăm của Tổng thống M.Abbas diễn ra giữa lúc nhiều khó khăn và thách thức đang tiếp tục được đặt ra cho Chính phủ và người dân Palestine. Hiện Israel vẫn chiếm đóng khu Bờ Tây dải Gaza và nắm quyền kiểm soát trao đổi hàng hóa lẫn việc đi lại của người dân Palestine. Tel Avip cũng sáp nhập Đông Jerusalem vào lãnh thổ của Nhà nước Do Thái; đồng thời xây thêm 3.000 ngôi nhà ở Đông Jerusalem và khu Bờ Tây. Ngoài ra, kể từ sau sự kiện Palestine được nâng cấp lên nhà nước quan sát viên phi thành viên của LHQ, chính quyền Israel tuyên bố áp đặt những biện pháp kinh tế hà khắc hơn chống Palestine; trong đó có việc tăng cường phong tỏa tài chính. Quốc hội Mỹ cũng đang phong tỏa khoản tiền 200 triệu USD viện trợ phát triển cho Palestine. Các chính sách thắt chặt hơn của Israel và Mỹ đang đẩy các vùng lãnh thổ của người Palestine lún sâu vào nghèo khó. Nền kinh tế của Palestine đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sâu rộng. Thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài lên tới trên 1 tỷ USD, tương đương 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Cho dù các vòng đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine được khởi động từ năm 1991, nhưng đến nay, đã 22 năm trôi qua, cơ hội thông qua một thỏa thuận hòa bình giữa hai bên vẫn rất mờ nhạt và chưa có dấu hiệu nào cho thấy các vòng đàm phán sẽ sớm được nối lại. Nhất là khi chính quyền của Tổng thống Palestine M.Abbas và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đều cứng rắn với lập trường của riêng mình trong tiến trình đàm phán hòa bình. Tổng thống M.Abbas tuyên bố, chính quyền Palestine sẽ chỉ trở lại các vòng đàm phán với điều kiện Israel ra quyết định "đóng băng" hoạt động xây dựng các khu tái định cư ở Bờ Tây. Trong khi đó, Thủ tướng B.Netanyahu lại thẳng thừng bác bỏ điều kiện tiên quyết của ông M.Abbas với lập luận "Israel tạm ngừng kế hoạch xây dựng các khu tái định cư chỉ là chuyện quá khứ và được thực hiện dựa trên yêu cầu của Mỹ như là biện pháp giúp xây dựng lòng tin". Mới đây, Thủ tướng Israel B.Netanyahu còn tái khẳng định, bất chấp nội dung bản hiệp định hòa bình có thể trong tương lai với người Palestine như thế nào chăng nữa, Đông Jerusalem của người Arab vẫn tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của Israel và Palestine phải để Israel kiểm soát thực sự các đường biên giới và Palestine phải công nhận "Nhà nước Do Thái" của Israel.
Trong bối cảnh như vậy, tăng cường quan hệ với Mátxcơva - một đối tác có lịch sử hợp tác truyền thống từ thời chiến tranh lạnh - sẽ góp phần giảm nhẹ những khó khăn về kinh tế mà Palestine đang phải đối mặt. Ngoài ra, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tiếng nói của Nga sẽ là điểm tựa quan trọng của Palestine trong quá trình tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế để củng cố vị thế Palestine trong tiến trình đàm phán hòa bình với Israel.
Quỳnh Chi
5. Cụm từ "Nhà nước Palestine" được sử dụng chính thức
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã nói với các quan chức Bờ Tây chuẩn bị đưa cụm từ "Nhà nước Palestine" vào các tài liệu công.
Thông tin này được các phương tiện truyền thông chính thức đưa tin.
Cho đến nay, hộ chiếu, thẻ căn cước, giấy phép lái xe và các tài liệu khác đều được đóng dấu "Chính quyền Palestine".
Hồi tháng 11-2012, ông Abbas đã chỉ đạo một chiến dịch thành công để Liên hợp quốc nâng cấp Palestine lên thành một nhà nước quan sát viên.
Tình trạng trước đó của Palestine là "thực thể quan sát viên không phải thành viên".
Thông tin này được các phương tiện truyền thông chính thức đưa tin.
Cho đến nay, hộ chiếu, thẻ căn cước, giấy phép lái xe và các tài liệu khác đều được đóng dấu "Chính quyền Palestine".
Hồi tháng 11-2012, ông Abbas đã chỉ đạo một chiến dịch thành công để Liên hợp quốc nâng cấp Palestine lên thành một nhà nước quan sát viên.
Tình trạng trước đó của Palestine là "thực thể quan sát viên không phải thành viên".
Trong một nghị định được hãng tin tức chính thức Wafa công bố hôm qua, 6/1, ông Abbas cho biết, việc ghi vào các tài liệu công khai sẽ giúp thúc đẩy việc xây dựng nước Palestine trên thực tế, xây dựng các tổ chức của nước này cũng như chủ quyền của nước này trên vùng đất của mình.
Tuần trước, ông Abbas đã ra lệnh cho Bộ Ngoại giao và các đại sứ quán bắt đầu sử dụng cụm từ "Nhà nước Palestine" trong thư từ chính thức.
Hiện chưa có phản ứng ngay lập tức từ phía Israel, quốc gia đã phản đối việc Liên hợp quốc nâng cấp tình trạng của Palestine và để đáp trả, nước này đã tạm dừng việc chuyển các khoản thu thuế cho chính quyền Palestine.
H.V Theo BBC
6. Bạo động Israel - Palestine lại bùng phát ở Bờ Tây
Xung đột Israel - Palestine lại có nguy cơ nổ ra khi ngay trong ngày đầu năm 1-1 lại xảy ra một vụ đụng độ giữa quân đội Israel và người dân Palestine ở Bờ Tây.
Thanh niên Palestine ném đá vào các binh sĩ Israel - Ảnh: AP
AP cho biết vụ việc bắt đầu vào sáng sớm 1-1, khi binh sĩ Israel giả làm thương lái xâm nhập vào lãnh thổ Palestine để bắt giữ các phần tử có vũ trang. Bạo động bùng nổ khi quân đội Israel cũng tiến vào khu vực ít lâu sau đó, gây ra sự giận dữ cho người dân địa phương.
Các thanh niên Palestine dựng lên chướng ngại vật, ném đá và bom xăng để ngăn cản vụ bắt bớ của các binh sĩ Israel. Phía Israel bắn trả bằng hơi cay, đạn cao su và cả đạn thật khiến ít nhất 10 người Palestine bị thương.
Một người dân địa phương nói những người mà Israel định bắt thuộc Tổ chức Islamic Jihad, một nhóm cực đoan đã thề sẽ hủy diệt Israel.
Chính quyền Israel thông báo đã bắt giữ “các phần tử khủng bố thuộc nhóm Islamic Jihad” và cho biết 2 binh sĩ bị thương trong cuộc tấn công.
Theo AP, các vụ đột kích tương tự của Israel vào lãnh thổ Palestine thường diễn ra một cách êm thấm dưới sự hậu thuẫn từ lực lượng an ninh Palestine. Quân đội Israel cũng không thường gặp phản ứng giận dữ như vậy từ phía người dân Palestine.
Việc Israel dùng đạn thật bắn vào phía người Palestine cũng là điều bất thường, vì nước này tuyên bố chỉ sử dụng đạn thật trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp.
Theo Tuổi trẻ
7. Một nền hòa bình bị từ chối
(HNM) - Đó là các khu định cư Do Thái vừa được chính quyền Israel quyết định mở rộng tại khu Bờ Tây và Jerusalem trên đất của người Palestine.
Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Tel Aviv hành động như vậy. Trong quá khứ, các khu định cư Do Thái trên đất của người Palestine đã luôn là mâu thuẫn lớn giữa Israel và Palestine trong việc nối lại đàm phán về một nền hòa bình ở Trung Đông. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay, ngay sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ủng hộ nỗ lực không mệt mỏi của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, quyết định trao quy chế từ "Thực thể quan sát viên" lên "Nhà nước quan sát viên" tại LHQ cho Chính quyền dân tộc Palestine (PNA) vào ngày 29-11, thì quyết định của Tel Aviv chẳng khác nào "gáo nước lạnh" dội vào tiến trình hòa bình Trung Đông vốn chưa bao giờ nguôi căng thẳng.
Các khu định cư Do Thái được dựng lên ở Bờ Tây và Jerusalem đã và đang là rào cản lớn cho tiến trình hòa bình Trung Đông.
Theo đó, ngày 3-12, nữ phát ngôn Bộ Nội vụ Israel Efrat Orbach cho biết, nước này đã khôi phục kế hoạch xây dựng 1.600 nhà định cư mới ở khu vực ngoại ô Ramat Shlomo tại Đông Jerusalem. Đây là dự án mà Washington từng phản đối ngay khi Tel Aviv đưa ra kế hoạch này lần đầu hồi tháng 3-2010. Nhiều nguồn tin cho biết, khu định cư mới có thể được xây tại khu vực tranh chấp thuộc Bờ Tây, liên quan đến tranh chấp Đông Jerusalem với khu định cư Maaleh Adumim. Mặc dù đã cam kết với Tổng thống Mỹ Barack Obama nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn quyết xây dựng khu định cư mới tại đây. Nếu công cuộc xây dựng hoàn tất khu định cư mới của người Do Thái sẽ cắt đôi khu Bờ Tây của người Palestine thành hai phần Bắc-Nam, điều mà người Palestine hết sức phản đối. Và nếu vậy, việc hình thành một nhà nước Palestine với một lãnh thổ trọn vẹn khó có thể thực hiện.
Dư luận cho rằng, với các quyết định xây khu định cư mới, Tel Aviv đã có những bước chuẩn bị kỹ nhằm khước từ ước vọng về một nhà nước độc lập của người dân Palestine. Thậm chí, ngày 2-12, Thủ tướng B.Netanyahu còn tuyên bố bác bỏ quyết định nâng cấp quy chế cho PNA của LHQ bất chấp sự đồng thuận của đông đảo các quốc gia trên thế giới. Song song với đó, các biện pháp trả đũa đang được Tel Aviv ráo riết thực hiện. Bộ trưởng Tài chính Israel Yuval Steinitz đã hành động khi thông báo phong tỏa các khoản thuế Israel chuyển cho phía Palestine ngay trong tháng này (khoảng 116 triệu USD), với lý do các khoản tiền này sẽ được dùng để chi trả các khoản mà chính quyền Palestine còn nợ Công ty Điện lực Israel. Theo nghị định thư ký kết giữa hai bên, năm 1994, hằng tháng, Israel chuyển cho Palestine các khoản tiền thuế với hàng hóa nhập khẩu vào Palestine qua các cảng của Israel. Đây là nguồn thu đáng kể cho ngân sách của Palestine. Tuy nhiên, Israel luôn trì hoãn việc chuyển các khoản tiền này. Và hành động "giam tiền" mới nhất của Tel Aviv được coi là một hình thức trả đũa các diễn biến ngoại giao hoặc chính trị "có hại" cho Israel...
Những hành động của chính quyền Israel đã và đang gây phản ứng mạnh trong cộng đồng quốc tế. Trong một diễn biến mới, ngày 6-12, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Israel B.Netanyahu đang ở thăm Đức, phát biểu với báo giới, Thủ tướng Angela Merkel nhấn mạnh, nước Đức không ủng hộ kế hoạch xây dựng khu định cư mới của Israel, vì giải pháp hai Nhà nước vẫn là lựa chọn phù hợp và các bên cần tiếp tục theo đuổi, nối lại đàm phán và tránh các giải pháp đơn phương. Trước đó, ngày 3-12, Washington cũng đã kêu gọi Israel "xem xét lại" quyết định xây mới các căn nhà ở Đông Jerusalem và Bờ Tây. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng rằng việc xây dựng các khu định cư trên các vùng lãnh thổ Palestine bị Israel chiếm đóng từ năm 1967 là bất hợp pháp. Nga và cộng đồng quốc tế không công nhận hành động này. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao các nước: Anh, Pháp cũng đã triệu hồi đại sứ Israel tại các nước này để thảo luận về các khu định cư mới…
Nền hòa bình tại Trung Đông lại một lần nữa vấp phải trở ngại không dễ vượt. Sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế về nền độc lập của một quốc gia tại cuộc bỏ phiếu lịch sử (29-11) đã trao cho người dân Palestine một hy vọng. Nhưng để đi tiếp đến đích cuối cùng, chính quyền Palestine do ông M.Abbas lãnh đạo sẽ còn phải vượt không ít chông gai. Trước mắt là những khó khăn về kinh tế do cuộc phong tỏa tài chính của chính quyền Israel với dự báo là sẽ rất khắc nghiệt. Do đó, câu chuyện về giải pháp hai Nhà nước cho cuộc xung đột Palestine - Israel sẽ vẫn là một câu chuyện chưa có hồi kết ở Trung Đông.
Dư luận cho rằng, với các quyết định xây khu định cư mới, Tel Aviv đã có những bước chuẩn bị kỹ nhằm khước từ ước vọng về một nhà nước độc lập của người dân Palestine. Thậm chí, ngày 2-12, Thủ tướng B.Netanyahu còn tuyên bố bác bỏ quyết định nâng cấp quy chế cho PNA của LHQ bất chấp sự đồng thuận của đông đảo các quốc gia trên thế giới. Song song với đó, các biện pháp trả đũa đang được Tel Aviv ráo riết thực hiện. Bộ trưởng Tài chính Israel Yuval Steinitz đã hành động khi thông báo phong tỏa các khoản thuế Israel chuyển cho phía Palestine ngay trong tháng này (khoảng 116 triệu USD), với lý do các khoản tiền này sẽ được dùng để chi trả các khoản mà chính quyền Palestine còn nợ Công ty Điện lực Israel. Theo nghị định thư ký kết giữa hai bên, năm 1994, hằng tháng, Israel chuyển cho Palestine các khoản tiền thuế với hàng hóa nhập khẩu vào Palestine qua các cảng của Israel. Đây là nguồn thu đáng kể cho ngân sách của Palestine. Tuy nhiên, Israel luôn trì hoãn việc chuyển các khoản tiền này. Và hành động "giam tiền" mới nhất của Tel Aviv được coi là một hình thức trả đũa các diễn biến ngoại giao hoặc chính trị "có hại" cho Israel...
Những hành động của chính quyền Israel đã và đang gây phản ứng mạnh trong cộng đồng quốc tế. Trong một diễn biến mới, ngày 6-12, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Israel B.Netanyahu đang ở thăm Đức, phát biểu với báo giới, Thủ tướng Angela Merkel nhấn mạnh, nước Đức không ủng hộ kế hoạch xây dựng khu định cư mới của Israel, vì giải pháp hai Nhà nước vẫn là lựa chọn phù hợp và các bên cần tiếp tục theo đuổi, nối lại đàm phán và tránh các giải pháp đơn phương. Trước đó, ngày 3-12, Washington cũng đã kêu gọi Israel "xem xét lại" quyết định xây mới các căn nhà ở Đông Jerusalem và Bờ Tây. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng rằng việc xây dựng các khu định cư trên các vùng lãnh thổ Palestine bị Israel chiếm đóng từ năm 1967 là bất hợp pháp. Nga và cộng đồng quốc tế không công nhận hành động này. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao các nước: Anh, Pháp cũng đã triệu hồi đại sứ Israel tại các nước này để thảo luận về các khu định cư mới…
Nền hòa bình tại Trung Đông lại một lần nữa vấp phải trở ngại không dễ vượt. Sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế về nền độc lập của một quốc gia tại cuộc bỏ phiếu lịch sử (29-11) đã trao cho người dân Palestine một hy vọng. Nhưng để đi tiếp đến đích cuối cùng, chính quyền Palestine do ông M.Abbas lãnh đạo sẽ còn phải vượt không ít chông gai. Trước mắt là những khó khăn về kinh tế do cuộc phong tỏa tài chính của chính quyền Israel với dự báo là sẽ rất khắc nghiệt. Do đó, câu chuyện về giải pháp hai Nhà nước cho cuộc xung đột Palestine - Israel sẽ vẫn là một câu chuyện chưa có hồi kết ở Trung Đông.
Trung Hiếu
8. Tổng thống Mỹ B.Obama đến khu Bờ Tây
Ngày 21-3, ngày thứ hai trong chuyến thăm Trung Đông, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến thành phố Ramallah, ở Bờ Tây để bàn với các lãnh đạo Palestine, trong đó có Tổng thống Mahmoud Abbas về triển vọng nối lại các cuộc đàm phán với Israel. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông B.Obama tới khu vực này kể từ khi đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ đầu cách đây 4 năm.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas (trái) tiếp đón Tổng thống Obama (phải) khi ông đến thành phố Ramallah trong vùng bờ Tây, 21/3/13 |
Sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Palestine Mahmoud Abbas, tại cuộc họp báo chung sau đó, ông B.Obama tuyên bố, Washington sẽ không từ bỏ các cuộc đàm phán hòa bình đang bị ngưng trệ tại Trung Đông, đồng thời khẳng định người Palestine xứng đáng có một nhà nước độc lập, có chủ quyền và chấm dứt sự chiếm đóng của Israel.
9. Yêu cầu điều tra quốc tế vụ tù nhân Palestine thiệt mạng
Ngày 24-2, BBC đưa tin, các quan chức Palestine đã yêu cầu Liên hợp quốc tiến hành một cuộc điều tra về trường hợp một tù nhân Palestine bị giam giữ tại Israel tử vong.
Ảnh minh họa. |
Theo cơ quan an ninh nội địa Israel, tù nhân Arafat Jaradat, 30 tuổi, bị một số chấn thương ở lưng, chân và dạ dày trước khi bị bắt và đã tử vong trong tù mặc dù được các nhân viên y tế Israel nỗ lực cứu chữa. Tuy nhiên, Chủ tịch Câu lạc bộ các tù nhân Palestine bác bỏ thông tin này, nêu rõ, Arafat Jaradat không hề bị tổn thương nào trước đó và yêu cầu có bác sĩ Palestine tham gia việc khám nghiệm tử thi.
Thời gian gần đây, căng thẳng gia tăng xung quanh vấn đề tù nhân Palestine bị giam giữ tại Israel với các cuộc biểu tình lớn nhằm ủng hộ 4 tù nhân Palestine đang tuyệt thực. Hàng chục người biểu tình bị thương trong các cuộc xô xát với lực lượng an ninh Israel.
Trung Hiếu
10. Thế giới phản ứng việc Palestine được nâng cấp quy chế
TIN LIÊN QUAN
Tại cuộc bỏ phiếu vào rạng sáng 30/11 (theo giờ Việt Nam), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) đã chấp thuận cho nâng cấp từ địa vị “thực thể quan sát viên” lên “nhà nước quan sát viên”, công nhận nhà nước Palestine với đường biên giới năm 1967. Đây được coi thắng lợi lịch sử của Palestine.
Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, hàng nghìn người dân Palestin ở Bờ Tây và Dải Gaza, đã đổ ra đường ăn mừng sự kiện lịch sử này. Những hồi chuông nhà thờ được rung lên và pháo hoa ngập tràn thành phố Bethlehem.
Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, hàng nghìn người dân Palestin ở Bờ Tây và Dải Gaza, đã đổ ra đường ăn mừng sự kiện lịch sử này. Những hồi chuông nhà thờ được rung lên và pháo hoa ngập tràn thành phố Bethlehem.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas phát biểu tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP |
Chính quyền Palestine cũng đã cho phép trẻ em và công chức nghĩ nửa ngày để tham gia các hoạt động chúc mừng sự kiện này.
Nhiều quốc gia cũng đồng loạt lên tiếng hoan nghênh kết quả bỏ phiếu. Phát biểu trước ĐHĐ LHQ, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho rằng, việc nâng cấp quy chế cho Palestine tại LHQ sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình đàm phán hòa bình giữa Palestine và Israel.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon kêu gọi Palestine và Israel cùng nỗ lực xây dựng một nền hòa bình chung: “Tôi kêu gọi các bên cam kết thỏa thuận một nền hòa bình. Tôi cũng kêu gọi các bên hành động một cách có trách nhiệm bảo tồn những thành tựu xây dựng nhà nước dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Abbas và Thủ tướng Fayyad và tăng cường các nỗ lực hướng tới hòa giải hòa bình lâu dài”.
Sau cuộc bỏ phiếu, Ngoại trưởng Palestine Al-Maliki cho rằng, giờ đây cơ hội hòa bình đang nằm trong tay của Israel. Theo Ngoại trưởng Al-Maliki, Palestine có kiện Israel lên tòa án hình sự quốc tế về tội ác chống lại loài người của Israel hay không phụ thuộc vào cách hành xử của nước này trong thời gian tới.
“Tôi hy vọng Israel hiểu rằng, thời thế đã thay đổi. Chúng tôi sẽ để Israel có thời gian để họ thay đổi các chính sách và hành động của mình. Nếu họ hành xử dựa trên luật pháp quốc tế thì chúng tôi cũng không phải kiện họ lên bất cứ tổ chức nào” - Ngoại trưởng Palestine Al-Maliki nói.
Đối với nội bộ Palestine, việc LHQ trao quy chế nhà nước quan sát viên của cho Palestine thể hiện thái độ nhìn nhận của cộng đồng quốc tế đối với Tổng thống Mahmoud Abbas. Tuy nhiên, đối với Palestine phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, bởi mặc dù nghị quyết được đa số thành viên thông qua nhưng vấp phải sự chỉ trích gay gắt của Mỹ và Israel.
Bất chấp sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế, Mỹ và Israel vẫn chỉ trích kết quả bỏ phiếu tại ĐHĐ LHQ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chỉ trích cuộc bỏ phiếu của ĐHĐ LHQ nâng cấp qui chế cho Palestine là một hành động “không thích hợp và phản tác dụng” có thể gây trở ngại cho con đường tiến tới hòa bình.
Bà Clinton nói:“Chúng tôi xin khẳng định rằng chỉ có đàm phán trực tiếp giữa Israel và Palestine mới có thể mang lại hòa bình và những gì người dân hai nước đáng được hưởng. Đó là một nhà nước Palestine độc lập và chủ quyền, sống hòa bình và an ninh bên cạnh một nhà nước Do thái Israel dân chủ”.
Sau cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Israel Netanyahu cho rằng, động thái của LHQ là vi phạm những thỏa thuận giữa Israel và Palestine, Israel sẽ có hành động đáp trả.
“Quyết định tại LHQ thực tế sẽ không thay đổi được gì. Những nỗ lực này không giúp thúc đẩy việc hình thành một nhà nước Palestine trong tương lai. Israel luôn mong muốn hòa bình. Tuy nhiên một nhà nước Palestine sẽ không được thành lập nếu không có sự công nhận Israel là một nhà nước của người Do Thái”- Thủ tướng Israel Netanyahu nói.
Trái hẳn với quan điểm của chính phủ Israel, người dân nước này lại ủng hộ nỗ lực tìm kiếm vị thế mới của Palestine tại LHQ. Nhiều nhà hoạt động Israel đã tập trung tại Tel Aviv để bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với việc Palestine tìm kiếm vị thế Nhà nước quan sát viên tại Liên hợp quốc.
Nitzan Horowitz-một nhà làm luật Israel nói: "Việc thành lập nhà nước Palestine cùng chung sống trong hòa bình và an ninh với Israel về cơ bản cũng là lợi ích của Israel. Đó là lý do vì sao tối nay người dân Israel chúng tôi ủng hộ Palestine”.
Còn Alon Liel – Cựu quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Israel cho biết: “Tôi nghĩ ngày 29/11 này là một ngày lịch sử khi LHQ công nhận Nhà nước Palestine và tôi nghĩ đây không chỉ là một ngày tuyệt vời đối với chính phủ và nhân dân Palestine mà còn là một ngày vui đối với người dân Israel chúng tôi”.
Một khi được nâng cấp trở thành nhà nước, Palestine có thể tham gia vào các thể chế như Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) và một số cơ quan đặc biệt của LHQ như Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Palestine hy vọng thành lập Nhà nước ở khu Bờ Tây, phía Đông Jerusalem và Dải Gaza, tức những phần lãnh thổ đã bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1967.
Tổng thống Palestine Abbas từng tuyên bố ông sẽ tái khởi động tiến trình hòa bình ngay lập tức sau khi LHQ tiến hành cuộc bỏ phiếu về việc nâng cấp vị thế cho Palestine. Tiến trình này đã bị đình hoãn 2 năm qua do Israel xây dựng các khu định cư ở khu Bờ Tây.
Theo VOV.VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét