Khủng hoảng Syria khơi mào chiến tranh giáo phái Trung Đông
(VOV) - Cuộc khủng hoảng Syria đã làm sâu sắc hơn tình trạng chia rẽ và đối đầu tôn giáo giữa hai dòng Hồi giáo Shiite và Sunni.
Cuộc khủng hoảng Syria kéo dài cũng như mối quan hệ căng thẳng giữa nước này và Thổ Nhĩ Kì đang tác động không nhỏ đến cục diện khu vực Trung Đông. Theo đó, sự xung đột mới nảy sinh giữa hai nước vốn được coi là “láng giềng thân thiện” này có thể làm sâu sắc hơn những tư tưởng phe phái và sắc tộc đã tồn tại bấy lâu nay tại khu vực Trung Đông. Các vụ bạo loạn mới đây ở Lebanon là minh chứng rõ nhất.
Các tay súng Hồi giáo Lebanon khiêng quan tài của 1 trong 4 nạn nhân trong vụ đụng độ sắc tộc ở miền Bắc Tripoli ngày 9/12 (Ảnh: Reuters) Chính phủ của Tổng thống Assad nhận được sự ủng hộ từ các nhóm bộ lạc Alawite - một nhánh của cộng đồng người Shiite, đang tăng cường mối quan hệ với Iran và chính phủ của người Hồi giáo dòng Shiite ở Iraq. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kì lại liên minh với một số nước quân chủ tại Trung Đông do người Sunni đứng đầu. Vì vậy, cuộc khủng hoảng Syria đã làm sâu sắc hơn tình trạng chia rẽ và đối đầu tôn giáo giữa hai dòng Hồi giáo Shiite và Sunni tại Trung Đông.Những tác động này được thể hiện rõ nhất trong các cuộc bạo loạn mới đây tại Lebanon. Cuộc khủng hoảng Syria đang gây nên tình trạng chia rẽ trong xã hội Lebanon do người Hồi giáo dòng Shiite ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria, còn người Hồi giáo dòng Sunni ủng hộ phe đối lập. Một quan chức an ninh Lebanon cho biết, đụng độ sắc tộc tại nước này liên quan tới tình hình Syria đã xảy ra ở thành phố miền Bắc Tripoli ngày 9/12 làm ít nhất 4 người thiệt mạng và 40 người bị thương. Những người Hồi giáo Sunni ở thành phố cảng này đã bắn súng máy và rocket vào những người Hồi giáo dòng Shiite. Quân đội Lebanon đã được triển khai để kiểm soát tình hình.
Alastair Crooke - Cựu hòa giải vấn đề Trung Đông của Liên minh châu Âu nhận định, cuộc nội chiến Syria đang có nguy cơ làm gia tăng một cuộc chiến giáo phái tại các nước láng giềng: “Cuộc khủng hoảng tại Syria đang tác động không nhỏ đến những nước láng giềng. Thậm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét