Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Dầu mỏ và mùa xuân Ả Rập tại Ai Cập


Dầu mỏ và mùa xuân Ả Rập tại Ai Cập





NangluongVietnam - 
  “Mùa xuân Ả Rập” là làn sóng biểu tình trên diện rộng của người dân các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. Nhưng nổi bật nhất có lẽ phải kể đến các nước như: Ai Cập, Libya và Syrie, nơi những cuộc biểu tình quần chúng đã biến thành bạo động vũ trang. Nhằm đưa ra một cái nhìn hoàn toàn mới về năng lượng, đằng sau khái niệm “Mùa xuân Ả Rập” tại thế giới hồi giáo, Nangluongvietnam.vn xin giới thiệu bài phân tích của John Daly, Tổng giám đốc U.S.-Central Asia Biofuels Ltd (Hoa Kỳ) về vấn đề dầu mỏ tại chính trường Ai Cập. 

Mùa xuân Ả Rập tại Ai Cập
Diễn biến chính trường Ai Cập sau “mùa xuân Ả Rập”
Cuộc bầu cử Tổng thống tại Ai Cập là một bước tiến chính trị quan trọng - thành quả của “Mùa xuân Ả Rập”.
Ngày 25/5/2012, hơn 50 triệu cử tri Ai Cập đi bầu cử để chọn ra người lãnh đạo tương lai cho đất nước. Theo kết quả thống kê sơ bộ, đến thời điểm hiện tại, thì ông Mohammend Mursi, ứng cử viên của Đảng anh em Hồi giáo tự do và công bằng (hoặc được gọi là Đảng anh em hồi giáo) đã dành đa số phiếu bầu tại vòng đầu của cuộc bầu cử Tổng thống Ai Cập.
Người nổi bật thứ hai trong các ứng viên tranh chiếc ghế tổng thống Ai Cập là ông Gamal Abdel-Nasser, từng là tổng thống Ai Cập giai đoạn năm 1956 - 1970, cùng với hai cựu thủ tướng Ai Cập khác là ông Ahmed Shafig và ông Hamdeen Sabahi, ông Gamal Abdel-Nasser là chính trị gia theo phe cánh tả, trung thành với chủ nghĩa dân tộc và xã hội.
Trong các ứng cử viên, thì ông Mohammend Mursi và ông Gamal Abdel-Nasser là hai ứng cử viên dành được ủng hộ nhiều nhất từ dư luận.
Theo kết quả sơ bộ thì ông Mohammend Mursi đang dành ưu thế, nhưng vòng bầu cử cuối cùng sẽ diễn ra vào 16 - 17 tháng 6/2012, sẽ quyết định ai mới là tổng thống thực sự của Ai Cập. Kết quả bầu cử sẽ được thông báo vào ngày 21/6/2012.
Đảng anh em hồi giáo được dẫn dắt bởi ông Mohammend Mursi, địch thủ của ông Gamal Abdel-Nasser là đảng phái đã có công lớn trong tiến trình lật đổ cựu tổng thống Ai Cập, ông Mubarak.
Trong cuộc bầu cử năm 2011, Đảng anh em hồi giáo đã chiến thắng khi dành được gần một nửa số ghế tại Quốc hội Ai Cập.
Đảng anh em hồi giáo mới chỉ được công khai hoạt động sau khi ông Mubarak, cựu tổng thống Ai Cập bị lật đổ. Trước kia, mọi hoạt động của Đảng anh em hồi giáo đều phải diễn ra bí mật, họ bị cấm đoán bởi cả ông Mubarak lẫn ông Gamal Abdel-Nasser. Nhưng sau khi lật đổ ông Mubarak, người dân lại ra sức ủng hộ Đảng anh em hồi giáo.
Đảng anh em hồi giáo hứa hẹn, nếu lên cầm quyền, họ sẽ làm một cuộc “cách mạng phục hưng” trên khắp Ai Cập. Họ cam kết sẽ khắc phục những hậu quả tham nhũng mà ông Mubarak để lại, giúp Ai Cập vực dậy nền kinh tế và cơ sở hạ tầng, vốn bị phá hủy và tàn tạ dưới thời ông Mubarak.
Tất cả những lời hứa của Đảng anh em hồi giáo đều rất hấp dẫn với người dân, trừ việc họ cam kết sẽ sử dụng đạo luật hồi giáo khắc nghiệt Islamic Sharia làm quốc luật của Ai Cập, việc sử dụng đạo luật này khiến những người “hồi giáo ôn hòa” và những người Ai Cập theo thiên chúa giáo lo sợ.
Tương lai ngành dầu mỏ Ai Cập
Cho dù ai trở thành tổng thống đi chăng nữa, thì tương lai người đó sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tài chính đau đầu. Không có người đứng lên điều hành, nền kinh tế Ai Cập đã bị thả nổi suốt 16 tháng, từ khi ông Mubarak đi lưu vong. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên chóng mặt và dự trữ ngoại tệ giảm xuống thảm hại.
Một trong những thất bại lớn nhất của chính quyền của cựu tổng thống Ai Cập, ông Mubarak là chính quyền của ông đã không giải quyết được các vấn đề kinh tế đang xuống dốc của Ai Cập. Ông Mubarak đã thất bại trong việc tìm ra một giải pháp hữu hiệu nhằm bình ổn giá xăng dầu và điện tăng cao, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Ai Cập.
Nên vấn đề năng lượng sẽ là chủ đề nóng bỏng cho tân tổng thống của Ai Cập.
Xét về tiềm lực kinh tế quốc gia, Ai Cập không chỉ có dân số đông nhất Trung Đông, mà quốc gia này còn sở hữu những giếng dầu màu mỡ nhất của thế giới Ả Rập. Ai Cập cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn trên thế giới và là cửa ngõ thông thương hàng hóa từ cả châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Chính vì nguyên nhân trên, mà không một nhà đầu tư nước ngoài nào rời bỏ Ai Cập, bất chấp những bất ổn chính trị và bạo lực leo thang, khi chính quyền ông Mubarak bị lật đổ.
Về tiềm năng dầu mỏ, ngày 24/5/2012, Tập đoàn Dầu khí Ý, Italy’s Ente Nazionale Idrocarburi (ENI) tuyên bố phát hiện mới một mỏ dầu tại vùng sa mạc phía Tây Ai Cập, cách thành phố Alexandria, Ai Cập, 180 dặm. Mỏ dầu đạt trữ lượng 3.500 thùng dầu và khoảng 28.000 foot khối (ft³) mỗi ngày.
Tập đoàn ENI cho biết, đây mới chỉ là một phát hiện nhỏ của tập đoàn tại vùng sa mạc phía tây Ai Cập, dự kiến tổng trữ lượng dầu thô ở trong vùng có thể lên tới 150 - 250 triệu thùng dầu thô. ENI ước tính tổng trị giá lượng dầu thô dự trữ tại vùng sa mạc Tây Ai Cập có thể lên tới 800 - 1 tỷ USD. Dự đoán năng suất khai thác của Tập đoàn ENI sau năm 2012 sẽ xấp xỉ 10.000 thùng mỗi ngày.

Tập đoàn dầu khí ENI đã đầu tư vào Ai Cập từ năm 1954 thông qua hình thức góp vốn vào Công ty dầu khí quốc tế Ai Cập (IEOC), Tập đoàn ENI sở hữ 56% lãi suất từ việc khai thác dầu tại vùng sa mạc Tây Ai Cập, 24% thuộc về công ty dầu khí Lukoil của Nga và 20% thuộc về công ty dầu khí Mitsui, Nhật.
Năng suất khai thác của 5 giếng dầu của các công ty tại vùng sa mạc Tây Ai Cập vào khoảng 36.000 thùng dầu mỗi ngày.
Thách thức cho tân tổng thống Ai Cập
Sau bầu cử, để chiếm được cảm tình của người dân thì chính quyền mới lên của Ai Cập không những phải có biện pháp tức thời cải cách kinh tế mà còn phải tỏ ra trong sạch hơn chính quyền tham nhũng của ông Mubarak.
Trước diễn biến của cuộc cách mạng “mùa xuân Ả Rập”, người láng giếng của Ai Cập là Ả Rập Xê Út đang lo ngại ảnh hưởng của cuộc cách mạng có thể lan sang quốc gia mình. Ả Rập Xê Út là quốc gia có nền quân chủ chuyên chế bám rễ rất lâu đời, mà mục tiêu của cuộc cách mạng “mùa xuân Ả Rập” chính là những quốc gia có chế độ độc tài, quân chủ chuyên chế.
Trái với phản ứng e dè, thận trọng của Ả Rập Xê Út, một quốc gia trong khối OPEC khác là Quatar, lại tỏ ra rất quan tâm đến Ai Cập sau những biến cố chính trị tại quốc gia này. Quatar dự kiến sẽ đầu tư một khoản tiền lớn vào ngành dầu mỏ Ai Cập. Đầu tháng 5 vừa qua, Công ty dầu khí Quatar Petroleum đã có một cuộc nói chuyện nghiêm túc với các lãnh đạo tạm thời của Ai Cập để bàn về kế hoạch xây dựng nhà máy hóa dầu tại đây.
Nhưng về lâu về dài, chắc chắn tổng thống tương lai của Ai Cập sẽ chịu áp lực nhiều từ dư luận người dân. Người dân Ai Cập đã đổ máu để lật đổ chế độ ông Mubarak, họ sẽ không muốn thấy sự hy sinh của mình là vô ích khi lại thay thế ông Mubarak bằng một kẻ độc tài khác.
Tân tổng thống Ai Cập sẽ phải cố gắng để duy trì chính sách hỗ trợ cho ngành năng lượng trong nước, duy trì mức giá xăng dầu, điện ổn định và trả các khoản nợ khổng lồ của quốc gia cho Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Nếu tân tổng thống Ai Cập không hoàn thành được trọng trách của mình thì ông ta sẽ lại giống như Mubarak, đối mặt với hàng chục nghìn người biểu tình hò reo phản đối tại quảng trường Tahrir Square, Cairo, Ai Cập.
Không giống vị trí tổng thống độc tài và đầy quyền lực của ông Mubarak trước kia, tân tổng thống mới của Ai Cập sẽ giống như một diễn viên xiếc khi phải khéo léo lấy thăng bằng rồi đi bộ trên sợi dây chính trường tại Ai Cập.

Hữu Quang (NangluongVietnam.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét