Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Sự khủng hoảng của Hồi giáo, phần 1

Sự khủng hoảng của Hồi giáo
MỤC LỤC:
Chương 7: Sự ra đời của chính sách khủng bố

Võ Văn Lượng dịch từ nguyên văn: The  Crisis  of Islam" của Bernard Lewis , Random House , New York 2004 

Dẫn nhập

 

      Tổng thống Bush và các chính khách phương Tây đã khá  chật vật  để chỉ ra  rằng  cuộc chiến mà nước Mỹ đang tham gia  là  cuôc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố -   chứ không phải là   chống người À  rập  , hoặc nói rộng hơn là  chống  lại người   Hồi giáo  , là  những người  được khuyến  khích  cùng  chung sức  với  chúng ta   trong  cuộc chiến chống   kẻ thù   chung .  Nhưng thông điệp của Usama bin Ladin  thì  khác hẳn . Đối với bin Ladin   và những người theo ông ta  đây là  1  cuộc  chiến  tôn giáo ,  1 cuộc chiến  của người   Hồi giáo chống lại những  kẻ vô đạo , và  vì thế đương nhiên là chống  lại nước Mỹ , cuờng quốc lớn nhất  trong thế giới  của những  kẻ vô đạo .
      Trong   các  tuyên bố của mình , bin Ladin  luôn  luôn  dẫn chứng lịch sử . Một trong những  dẫn chứng  gây  ấn tượng nhất   được nêu trong  cuốn  băng video  ngày 7/10/2001 , về"sự ô nhục  và  tủi  hổ"mà đạo Hồi   đã  phải gánh chịu  trên 80 năm  qua". Đối với   bối cảnh  Trung đông  , đa số   các nhà  quan sát người Mỹ -  và đương nhiên , có người Âu - bối rối  bắt đầu tìm hiểu  cái gì  đã  xảy ra"trong  hơn 80  năm trước"  và  cuối cùng đưa ra  nhiều câu trả lời  khác nhau . Chúng ta có thể tin phần nào  là  những đối tượng  của bin Ladin hiểu rõ   ngay  ý nghĩa   những lời  nói  bóng gió  này  .
 
Turkey= Turquie= Thổ
      Vào năm  1918 , đế quốc  Ottoman , là  đế quốc cuối cùng của   các đế quốc  Hồi giáo hùng mạnh   bị đánh bại -  thủ đô Constantinople bị chiếm đóng ,  quốc vương  bị   bắt giữ và  phần  lớn  lãnh thổ bị các đế quốc thắng trận (Anh  và Pháp )  xâu  xé .  Các tỉnh  nói tiếng  A-rập thuộc  đế quốc Ottoman trước kia  ở vùng Lưỡi liềm  phì  nhiêu   bị   phân chia ra thành các thực thể mới ,  với  tên gọi  và biên giới mới . 2 trong   số những tỉnh này , Iraq và Palestine,  được đặt   dưới  quyền  ủy trị   của Anh ,  còn   tỉnh thứ 3 , Syria , thì giao cho Pháp . Sau  này , nước Pháp lại chia nhỏ Syria  ra làm  2  phần , một phần  gọi là Liban , còn phần  kia  vẫn giữ tên Syria . Ngưòi  Anh cũng chia Palestine ra làm  2  vùng   nằm vắt 2  bên bờ sông  Jordan  ; bờ tây  thì  vẫn giữ lại  tên Palestine , còn   phần bên  kia mang  tên Cisjordan .
      Bán đảo Ả -rập, chủ yếu  toàn núí   và  các vùng  sa mạc  khô cằn  và  hiểm trở , lúc  đó   được coi như  chẳng   bỏ công  chiếm đóng , cho nên  được  phép  giữ lại nền độc lập bấp bênh   và  chẳng nhiều nhặn gì .  Người Thổ (Turkey,   cuối cùng  cũng  giải phóng  được  quê hương của họ   tại cao nguyên Anatolia ,  không  phải   bằng  ảnh hưởng Hồi giáo   mà  do  phong trào  quốc gia  thế tục   do  Mustafa Kemal , một   tướng lãnh  Ottoman  được biết nhiều hơn  dướí tên Kemal Ataturk .  Ngay   cả khi  viên tướng   này chiến đấu  thành công để giải phóng  Thổ nhỉ kỳ khỏi  sự thống trị của phương Tây , ông ta cũng bước đầu  chấp nhận các  đường  lối  Tây phương , hoặc  theo  đường lối cách tân của ông ta   . Một trong những  đạo luật đầu tiên ông  ban hành   vào  tháng  11/1922  ,  là  bãi  bỏ nhà  nước  sultan .
 
      Quốc vương  Ottaman   không những chỉ là  1 sultan ,  người cai trị   của  1  đất nưóc   cụ thể ,  mà còn được  rộng rãi  thừa nhận  là  Caliph  ,  tức là  người  đứng  đầu  của  tất cả người Hồi giáo Sunni ,    và là người cuối cùng  của 1   dòng dõi quân vương   được  hình thành sau  khi  Tiên tri Muhammad  chết  vào năm 632 CN , và   việc bổ nhiệm   người kế vị Ngài , không những chỉ là người đứng đầu về tinh thần  mà còn là người đứng đầu  về tôn giáo và  chính trị   của 1  nhà nước và  của cộng đồng Hồi giáo .  Sau 1 thời gian  ngắn   thực hiện việc chế độ   Caliph  tách biệt  với nhà nước,  cuối cùng vào tháng 3/1924  người Thổ     bãi bỏ hẳn chế độ Caliph   . 
      Trong suốt 13 thế kỳ , chế độ Caliph  đã trải qua  nhiều thăng trầm , nhưng nó  vẫn còn  là 1  biểu tượng mạnh mẽ   cho  sự thống nhất  , thậm chí  là 1 bản sắc  Hồi giáo ; tòan thể thế giới  Hồi giáo   cảm nhận sự   biến mất của nó  dưới  2 mặt  tấn công của đế quốc ngọai  bang   cùng với những  kẻ cách tân   trong nước  . Nhiều  quốc vương  và   lãnh đạo   Hồi giáo  có đưa ra một  số cố gắng cầm chừng  để dành  cái   tước hiệu  bỏ trống đó  , nhưng  chẳng đựơc  ủng  hộ bao nhiêu .  Nhiều người Hồi giáo   vẫn còn  trăn trở về sự thiếu vắng này , và  có người cho rằng  chính  Usama bin Ladin  -  đã - hoặc  đang – có  ước vọng  muốn   dành chức Caliph.
      Danh từ Caliph đi  từ tiếng Ả -rập  khalifa ,   có ý nghĩa vừa là"người thừa  kế" và "người  phụ tá".  Lúc đầu , người  đứng đầu   cộng đồng Hồi giáo là "khalifa  của  đấng tiên tri  của Thượng đế". Một  số người  có   nhiều tham vọng  hơn , đã rút ngắn tên gọi   thành"Khalifa của  Thượng đế". Luận điệu đòi uy quyền tinh thần   này đã  bị chỉ  trích nhiều   và  dần  dần bị bỏ đi ,  và   các nhà lãnh đạo Hồi giáo lại sử dụng rộng rãi  một danh  xưng tuy  vẫn như cũ  nhưng ý nghĩa có phần  nhẹ hơn là"Cái bóng của  Thượng đế trên mặt  đất". Trong  phần  lớn  lịch sử của định chế này ,  những người nắm  quyền Caliph    thỏa  mãn với   1  danh  xưng   khiêm  tốn hơn ,   Almir al-Mu’mmin , thương được   dịch là  Đấng  Thống lãnh   của  các tín đồ"
 
      Những  ẩn dụ lịch sử do  bin Ladin nêu ra , có thể là  khó hiểu   đối với  nhiều người Mỹ , lại  khá  phổ biến   đối với người  Hồi giáo , và   chỉ có thể hiểu   đúng  trong khuôn khổ   các nhận thức  về bản sắc  ( identity ) của   vùng Trung  đông  , và đặt trong  khung  cảnh lịch sử của  vùng Trung đông .  Ngay cả cái   quan  niệm  về   lịch sử và  bản sắc  cũng cần  phải được định nghĩa lại  để cho người  phương tây   muốn    hiểu rõ   vùng  Trung đông  hiện tại . Theo kiểu  nói tiếng  Mỹ hiện  nay  , thì  câu" đó là lịch sử" được sử dụng rộng  rãi để gạt bỏ những cái gì  không quan trọng , không  liên quan  đến những  điều   quan tâm  hiện tại ,  và  nhưng   trong tình hình hiện  nay , mặc dù   việc dạy sử   và viết sử đã  được đầu tư khá nhiều , nhưng mức kiến thức  chung về lịch sử của  xã hội Mỹ phải nói là cực kỳ thấp .Trong  khi  đó , các dân tộc  Hồi giáo , cũng  giống  như mọi người khác trên thế giới ,  đều được  lịch sử nhào nặn , nhưng  không như những người khác  ,  họ lại  có  ý thức  sắc  sảo  về lịch sử .  Tuy  nhiên , ý thức   của họ bắt nguồn từ lúc đạo Hồi mới khởi  phát ,  có lẽ có chút ít liên quan đến  các  thời kỳ trước Hồi giáo , cần thiết để giải thích   những ẩn dụ lịch sử trong  kinh Qu’ran   và  trong các  truyền thuyết  và biên   niên Hồi giáo sơ kỳ .  Đối với người  Hồi giáo , thì lịch sử Hồi giáo  có ý nghĩa  quan trọng  về mặt tôn  gíao  và về luật pháp nữa , bởi vì  nó phản ánh ý đồ của   Thượng đế cho cọng  đồng của Người -  là những ai chấp nhận lời giáo huấn Hồi giáo   và tuân  thủ các luật lệ của đạo này . Lịch  sử của  các  nước và  các dân tộc  không  phải - Hồi giáo  không có  nội dung này   và vì thế   đối với người Hồi giáo , không  hề có chút giá trị   hoặc điều gì đáng  chú  ý  gì   cả . Ngay cả đến các  quốc gia  có những nền  văn minh  cổ đại   giống như  thế tại   vùng  Trung đông ,   sự hiểu biết  về lịch  sử của kẻ khác đạo ( pagan history ) -  về tổ tiên  của  họ những  người đã lưu truyền đền  đài và chữ viết   khắp nơi – cũng chỉ là phần  rất nhỏ .Các ngôn ngữ và chữ viết cổ đại   đều bị quên lãng ,  các  tài liệu cổ xưa  bị chôn vùi   cho tới  khi chúng được   các nhà  khảo  cổ và ngữ học phương tây có óc tìm tòi  phát hiện   và giải mã  gần đây  . Nhưng  từ khi Hồi giáo xuất hiện  ,  các dân  tộc  Hồi giáo  đã hình thành  1 nền văn chuơng lịch   sử phong phú và  dồi  dào -  thật vậy ,  tại nhiều  nơi , ngay cả   tại các quốc gia  có nền  văn minh cổ đại   như  Ấn độ ,  thì những   trang lịch sử nghiêm túc  chỉ   ra đời sau  khi  đạo Hồi du nhập .
 
      Nhưng  lịch sử về cái gì ?.  Trong  thế giới  phương Tây , đơn vị cơ bản của  1  tổ chức  con người  là quốc gia ( nation ) ,    mà theo thông lệ ở Mỹ chứ không phải  theo châu Âu  , thì  hầu như  đồng nghĩa với 1 đất nước ( country ).  Quốc gia sau đó được chia nhỏ ra theo nhiều kiểu ,  trong đó có kiểu chia  nhỏ theo tôn giáo . Tuy nhiên , theo tín đồ Hồi giáo ,  lại cho rằng không phải  từ 1 quốc gia  chia nhỏ   ra  theo từng nhóm tôn giáo  mà   chính là 1 tôn giáo chia nhỏ ra thành nhiều  quốc gia . Điều này  hiển nhiên  một phần là  do   phần lớn các quốc gia-nhà nước (  nation-states) hình  thành tại   miền  trung đông hiện  nay là những nước   được thành lập tương đối mới ,   dư vị của thời đại thống trị   đế quốc  Anh -Mỹ tiếp sau  sự thất bại của  đế quốc  Ottoman  ,   và những quốc gia-nhà nước này vẫn duy trì  cái khung  nhà nước ( state-building )   và đường   biên giới do  những  ông chủ đế quốc cũ vạch ra .  Ngay cả tên gọi cũng  phản ánh tính giả tạo này : Iraq   là   1 tỉnh thời trung cổ với biên giới   khác rất nhiều so với  biên giới của nước   cộng hòa hiện nay ( bỏ đi   vùng Lưỡng hà  ở phía bắc   và  lấy thêm  1  mảnh   đất  nhỏ   của  miền tây Iran )  ; tên các nước  Syria , Palestine  và Lybia  có từ cổ đại nhưng lại  không đựơc   sử dụng   tại vùng này trong  1  ngàn năm  hay nhiều  hơn nữa trước khi được  đế quốc  châu  Âu  vào thế kỷ 20 phục hồi  và gán  cho những   đường  biên giới   mới   và    thường là khác hẳn , Algeria  và Tunisia  thậm chí chưa hề   có  trong ngôn  ngữ Arập – cùng 1 từ để chỉ 1  thành phố và 1  đất nước . Điều đáng  chú  ý nhất  là  trong ngôn ngữ Ả -rập  không có từ để chỉ Arabia  và   đất  nước  Saudia Arabia  được   gọi là "vương quốc Arập  Saudi "hoặc " bán đảo của người  Arập”   tùy theo  tình huống  .  Thực ra  không  phải do   tiếng  Ả -rập  là 1  ngôn ngữ nghèo nàn -    mà  ngược lại mới đúng – nhưng  bởi vì người Arập    không  hề nghĩ  đến  việc kết hợp   giữa  bản sắc dân tộc và  lãnh thổ . Thật vậy ,  trích   lời  Caliph ‘Umar nói  với người Ả -rập  ”Hãy nghiên cứu   dòng  dõi của mình , và   đừng có giống như  mấy  kẻ nông phu  khi  được hỏi đến nguồn gốc  thì  lại trả lời  Tôi  là   người  từ nơi này   nơi  nọ".
 
      Vào  những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Hồi giáo ,  cộng đồng  Hồi  giáo  là  1 đất nước  dưới  quyền cai trị của 1  người . Ngay cả khi  cộng đồng này  tách  ra  làm nhiều  nước , thì lý   tưởng   1  thể chế nhà nước  duy nhất  vẫn tồn tại . Các nhà nước hầu như chỉ có tính  triều đại , với  biên giới có dịch chuyển ,  và nắm chắc một điều là   , trong việc ghi chép lịch  sử cực kỳ phong  phú   của thế giới  Hồi giáo  bằng tiếng Ả -rập , Ba tư ,  Thổ nhĩ  kỳ ,  lịch sử của các triều đại , các thành  phố   chủ yếu   chỉ là  lịch sử của  nhà nước và  cộng  đồng Hồi giáo   chứ không hề   là lịch sử của  nước Ba tư  hay Thổ nhĩ kỳ .  Những   tên gọi này ,  không  giống như  Syria  hoặc Palestine  hoặc Iraq , dành  cho   những  thực thể chính trị cũ hòan tòan    đã có độc lập chủ quyền  nhiều thế kỷ chứ không phải là   quốc gia  mới thành  lập .    Nhưng   mãi cho tới thời  hiện đại  , những tên gọi này  không   hề có   trong tiếng Arập , Ba tư hay  Thổ .
Cái tên Thổ nhĩ kỳ , để chỉ 1  quốc gia  có  người Thổ sinh sống   và nói 1  ngôn ngữ là  tiếng Thổ , dường như  phù hợp với  kiểu thức  châu Âu  bình thường khi gọi tên 1 đất nước  theo  tên  sắc  dân . Nhưng  cái tên này , thông dụng tại châu Âu   từ thời trung cổ , chỉ mới được chấp  nhận   tại Thổ nhĩ kỳ khi  tuyên   cáo thành lập  nước cọng hòa   vào năm 1923 .
 Ba tư ( Persia )   vốn  có gốc châu Âu , đầu tiên là do người Hi lạp  phỏng theo  từ Pars , sau   đó là Fars , là tên 1 tỉnh  thuộc  miền  tây Iran. Sau khi  bị người  Ả -rập  chinh phục , do  tiếng Ả -rập  không có  chữ p nên  mới trở thành Fars . Giống như tiếng  Castillian trở thành tiếng  Tây ban nha   và  tiếng  Tuscan trở thành tiếng Ý , cho nên  Fars ,  vốn là  phương ngữ của Fars , trở thành  ngôn  nhữ chính thức  của quốc gia , nhưng trong tiếng  Ba tư , tên  của 1  tỉnh không bao giờ được dùng chung cho cả   1 đất  nước .
 
      Cả người Ả -rập lẫn người Thổ đều  sản sinh  ra 1  nền văn học  phong  phú  mô tả   những  cố gắng của  họ   chống lại  châu  Âu  Cơ đốc ,  kể từ những đợt thâm  nhập đầu tiên của  người Ả -rập  vào thế kỷ thứ 8  cho đến cuộc thoái  trận cuối cùng  của  người Thổ vào thế kỷ 20 . Nhưng cho tới   giai đọan  cận đại , khi  các khái niệm và phạm trù   châu Âu trở nên nổi trội ,  thì các chiến binh , viên chức   và sử gia    Hồi giáo  hầu như lúc nào cũng   đề cập đến   kẻ đối  nghịch  với mình  không theo các thuật ngữ về quốc gia  và lãnh thổ mà vỏn  vẹn  chỉ là những  kẻ vô đạo ( infidels= kafir) , hoặc  đôi khi bằng  những  từ mơ hồ như người  Franks  hoặc người Romans . Tương tự   như   thế , họ không bao giờ gọi những người thuộc  phe mình là  người Ả-rập, người Ba tư   hoặc người Thổ ;   họ chỉ xem   mình là người  Hồi giáo . Viễn  cảnh này  giúp ta  hiểu được  vì sao  Pakistan  quan tâm  đến Taliban và  những người kế tục  của phe này  tại Afghanistan .  Cái tên Pakistan ,  là 1 sáng chế của thế kỷ 20 , để chỉ 1  đất nước được hình thành trên cơ sở tôn giáo và   bổn phận  đối với  Hồi  giáo . Còn về mặt khác , đất nước và con người Pakistan -  như  đã từng có hàng ngàn năm qua – là 1  phần của Ấn độ . Một  nước Afghanistan  có  bản sắc  Hồi giáo   sẽ là  1 đồng minh  tự nhiên , thậm chí là 1  chư hầu , của Pakistan. Một Afganistan  dưới bản sắc chủng tộc ,  ngược lại , sẽ là 1 nước láng giềng  nguy hiểm ,   sẽ   nung  nấu chủ trương  đòi lại   vùng đất  nằm phía  tây bắc  Pakistan  có nhóm  người nói tiếng Pashto  và  có lẽ còn liên kết với  Ấn độ nữa .
       Việc tham  khảo những tài liệu  lịch sử sơ kỳ , thậm chí  thời  cổ đại    là điều  thường  gặp   trong các phát  biểu trước  công chúng . Lấy ví dụ , vào những năm  1980 , trong  chiến tranh Iran- Iraq , cả 2 bên đều  phát động những  chiến dịch  tuyên truyền rầm rộ thường  xuyên nhắc tới   các biến cố và nhân vật  xa  xưa  ở thế kỷ thứ 7 ,   nhắc tới  các trận đánh tại Qadisiyya ( 637 C.E.)  và Karbala ( 689 C.E.).  Trận  Qadisiyya là do người Hồi giáo Ả -rập  tấn công và đánh thắng  quân đội  của vua  Ba tư , lúc đó chưa  theo Hồi giáo   và như  thế , dưới mắt người Hồi giáo vẫn   là  kẻ vô đạo và tà giáo . Cả 2  bên đều cho  mình   là thắng  trận - đối với Saddam Hussein ,  là người Ả -rập thắng người Ba tư  , còn với Ayatollah Khomeini , là người Hồi giáo thắng  kẻ không tín ngưỡng .  Việc đề cập đến các trận đánh  không  được mô tả hoặc  kể ra chi tiết ,  nhưng  chỉ là những  lời bóng  gió  ngắn  gọn ,  không đầy  đủ   ,  mà  cả 2  phe  sử dụng  để sao cho người nghe 2 bên chộp lấy , hiểu lấy ,  dù rằng  phần  lớn những người nghe  của cả 2  phía đều  mù chữ . Thật khó  mà tưởng tượng  rằng  bộ máy tuyên truyền  cho quần chúng   ở châu Âu  lại đưa ra  những  ẩn dụ   có từ thời xa lắc  xa lơ như thế , từ thời có chế độ thất  hùng ( heptarchy ) cai trị tại  nước Anh     hoặc vua chúa  dòng   Carolingian tại  Pháp .  Cũng theo luận điệu ấy , Usama  bin Ladin  lăng mạ   khi  ví   Tổng   thống Bush  với  Pharaon ,  và  tố cáo  Phó Tổng thống Cheney và  Bộ trưởng  Powell  là đã  gây  nhiều  tang tóc  cho  Iraq   trong  chiến tranh vùng  vịnh năm 1991   và  những năm sau đó      còn nhiều   hơn so với thời   các  Hãn Mông cổ chinh  phục   Baghdag và  phá  nát  vương triều Abbasid vào giữa thế kỷ 13 . Nhận thức   về lịch sử của người dân Trung đông  được nuôi dưỡng từ   những lời  giảng  kinh sách , từ nhà trướng  và từ các phương tiện truyền thông , và dù rằng  những nhận thức này  lắm khi  thiên lệch và thiếu chính  xác , nhưng lại đầy sinh động  và  gây cộng  hưởng lớn .
 
       Vào ngày 23/2/1998 , tờ báo  tiếng  Ả -rập  Al-Quds al-‘Arabi,   xuất bản tại Luân đôn , có  in tòan văn "Tuyên bố   của  Mặt trận  Hồi giáo thế giới  kêu gọi thánh chiến  chống  lại bọn  Do thái và  Thập tự chinh".  Theo như tờ báo cho  biết  , thì tuyên bố này   đựơc  gởi đến bằng fax   , có chữ ký của Usama  bin Ladin  và các nhà  lãnh đạo   các nhóm thánh chiến  ( Jihad)   ở Ai cập,  Pakistan   và Bangladesh .  Bảng tuyên bố bằng tiếng  Ả -rập - với lời văn  hùng hồn  , có  chỗ giống như  thơ -  đưa  ra    1 lối giải thích lịch sử   khác mà  đa số   người châu Âu chưa  gặp bao giờ .   Những  bất bình   của bin Ladin  được nêu trong tuyên bố không hề gíống với  những gì  mà nhiều người mong đợi . Tuyên bố mở đầu   bằng những đoạn văn trích dẫn  sặc mùi hiếu  chiến trong  kinh Qur’an kèm theo những lời dạy của  Tiên tri Muhammad , và  tiếp đến  là :” Kể từ khi Thượng đế dựng nên  bán đảo  Ả -rập ,  có  sa mạc  , có   biển bao   quanh  , thì  chưa  hề có  tai họa  nào   giáng  xuống  cho đến khi bọn   Thập  tự chinh  ào đến như châu chấu ,  nhung nhúc trên mặt đất , ăn  sạch  hoa  màu ,   phà hủy màu  xanh ; và đây là lúc  mà các nước   chống lại người Hồi giáo  như bọn đói ăn  xâu  xé  dành nhau   1  bát cơm"
 
      Từ điểm này  tuyên bố kêu gọi  cần phải   hiểu rõ để chấn chỉnh  tình hình  .  Theo  tuyên bố này , các thực trạng  mà  ai  cũng   rõ   được  xếp theo  3  đề mục :
    Một là – từ 7 năm  qua  ,  nước  Mỹ    đã  xâm chiếm phần đất  đai linh thiêng  nhất  của   người Hồi giáo, đó là Arabia ,  đã tước đọat  của cải   khống chế   các nhà  cầm quyền    lăng   nhục nhân dân, uy hiếp  các nước  láng giềng   và  sử dụng  những  căn cứ trên bán đảo Ả -rập   làm  đầu cầu    để chống lại nhân dân Hồi giáo  các nước lân  cận .
    Mặc  dù trong  qúa khứ đã  có nhiều   tranh cãi về bản chất thực sự của   sự chiếm đóng này , nhưng  tòan thể nhân dân  Arabia  giờ đây đều  đã  biết rõ .
    Bằng chứng hiển nhiên   là   nước  Mỹ lấy  Arabia làm  căn cứ để tiếp tục  xâm lược  chống  nhân dân Iraq , dù rằng  các nhà lãnh đạo  Arabia  có  phản đối   nhưng đều bị khống chế để cho Mỹ sử dụng  lãnh thổ của mình vào  mục  đích xâm lược  .
    Hai là - mặc dù liên minh Thập tự chinh- Do thái   gây ra sự tàn  phá   to lớn   cho người dân Iraq  , và  mặc dù con số người chết   đã lên đến múc kinh hòang  vượt  quá 1 triệu người , bọn Mỹ   tuy thế vẫn  còn cố lập lại  hành động  đồ tể đáng kinh sợ đó . Dường như đối với chúng  sau 1  cuộc chiến khốc liệt  ,việc phong tỏa kéo dài ,  sự băm xé   và  hủy diệt  vẫn còn chưa đủ . Bây  giờ chúng lại tiến công để hủy diệt  những  gì  còn sót lại của  dân  tộc  này   và để hạ nhục   các  nước  Hồi giáo láng giềng .
    Ba là – Trong khi bọn  Mỹ   nhắm  vào các  mục   đích tôn giáo  và kinh tế trong  các cuộc chiến này ,  bọn chúng cũng đồng  thời  phục vụ   cho miếng  đất  cỏn con   của   bọn   Do thái , nhằm  đánh lạc hướng  việc chiếm đóng  Jerusalem  và   giết chóc tín  đồ Hồi  giáo tại đó .
    Không có bằng chứng  nào  rõ hơn về vấn đề này là ý  muốn  tiêu diệt nước  Iraq của  bọn chúng , là nước mạnh nhất  trong  các nước  láng   giềng Ả -rập  ,  và ý  đồ của chúng là băm  nát   tất  cả các quốc gia trong vùng   như  Iraq  và Saudi Arabia  , Ai cập và  Sudan  thành  các  nước  con  con ,    để làm suy   yếu  các nước này , để cho nước Israël   tồn tại  và  tiếp tục giúp cho  bọn Thập  tự chinh    chiếm đóng  và gây ra  nhiều  tai họa  trên bán đảo  Arabia.
     
      Những tội ác này , bản tuyên  bố tiếp tục , đã trở thành  1  lời "tuyên chiến rành  rành   của bọn  Mỹ chống lại Thượng đế , chống lại Đấng tiên tri  của người  và  tín đồ Hồi giáo . Về mặt   này , ý   kiến  thống nhất  của các  bậc trí giả ( ulema )  qua  bao thế kỷ là khi  có  kẻ thù  tấn công  đất  đai của  người Hồi giáo , thì  thánh chiến  là  bổn  phận  của  mỗi  tín đồ .
      Những người  ra tuyên cáo trích dẫn   nhiều  căn cứ trong kinh sách Hồi giáo   và sau đó  đi  đến  phần chót  và  quan trọng nhất của tuyên  bố , phần sắc  lệnh ( fatwa ) , tóm  gọn như sau" giết  bọn Mỹ và đồng minh của chúng ,  dân sự và quân sự , là nhiệm vụ của  mọi tín đồ Hồi giáo còn khỏe  mạnh ,  ở mọi nơi  mọi chốn , cho tới  khi  nào giải phòng  đựơc đền Aqsa  ( tại Jerusalem )  và  đền  Haram  (  tại Mecca)  ra khỏi  ách kìm  kẹp   của chúng   và cho tới  khi   quân đội  của chúng   bị đánh tơi tả và gảy  cánh , rút lui  khỏi  mọi   phần đất  của  người Hồi giáo , không còn  đủ sức   đe  dọa bất cứ tín đồ   nào"
      Sau khi  nêu   thêm  một  vài đọan  có liên quan trong  kinh Qur’an ,  tài liệu  viết tiếp :"Đựơc phép của Thượng  đế ,  chúng tôi  kêu gọi   mọi tín đồ Hồi giáo những  ai  tin  vào  Thượng đế   và  mong đựơc tưởng thưởng vì  vâng lời Thượng đế   đi  giết bọn Mỹ và   tước đọat  tài sản của chúng   bất   cứ khi nào  nơi nào  có thể làm đựơc . Vì thế chúng  tôi   kêu gọi  mọi  thầy  cả ulema  và  các nhà lãnh đạo Hồi giáo , các  thanh niên và  chiến sĩ nhất  tề tấn công  chống lại  quân đội của  bọn  quỉ  Mỹ và chống  lại những  ai là đồng minh của  chúng trong  hàng  ngũ của  bọn  tiếp  tay  cho  quỉ Satan" Tuyên bố và sắc chỉ kết thúc bằng  một  số lời trích trong  kinh sách  Hồi giáo .
 
       Theo  nhận thức thông thường  của  phương  tây , chiến tranh vùng  vịnh  năm 1991 ,    là do Mỹ ,  liên  minh  Ả -rập  và các đồng  minh khác phát động  để giải phóng  Kuwait   khỏi sự   xâm lược  của Iraq   và nhằm  bảo vệ Saudi Arabia  chống lại  sự tiến công của Iraq.   Cho rằng  cuộc chiến này  là   1 sự tiến công  của Mỹ chống lại Iraq  xem ra  có  vẻ hơi kỳ cục  nhưng  viễn  cảnh này đựơc  thế giới Hồi giáo chấp  nhận   rộng  rãi .  Khi vụ việc    Saddam Hussein tấn công Kuwait  đi vào quên lãng ,  thì người ta  lại quan tâm   đến  việc   Iraq  bị cấm vận   , máy bay của Anh  và Mỹ từ các  căn  cứ ở Arabia  tuần tra   không  phận  Iraq ,   nỗi  thống khổ của nhân dân Iraq  và   sự thiên  vị của  Mỹ đối với Israel được  cảm nhận   càng ngày càng  tăng  .
       3 khu vực  gây bất  bình   đựơc nêu trong tuyên  bố -  đó  là  Arabia , Iraq  và Israel -  tất cả đều quen thuộc đối với  những  ai quan sát tình hình  vùng Trung đông .  Cái  có lẽ ít  quen thuộc là   trình tự và   tầm quan trọng  khi trình bày  3  khu vực  này . Điều này sẽ không  gây   ngạc  nhiên   cho bất cứ ai thông thạo   lịch sử và  văn  học Hồi giáo . Đối  với người Hồi giáo , do chúng ta ở phương tây thường  hay   quên ,  đất thánh đúng nghĩa   là ở Arabia và  đặc biệt là Hijaz và  2 thành  phố thánh – Mecca ,  nơi đấng Tiên tri  chào đời  , và Medina , nơi  ngài  thiết lập  đất  nước  Hồi giáo  đầu tiên ;   đất nước mà dân chúng  là   người đầu tiên   tập  hợp   quanh 1  đức tin mới và  là  những người  tiên phong . Đấng tiên tri  sống  và  tạ thế    tại Arabia  cũng như  những  người kế nhiệm  trực tiếp  , là các Caliph , những người đứng  đầu   của  cộng  đồng .   Tiếp sau đó ,  trừ một  thời gian  ngắn  ở Syria , trung tâm thế giới  Hồi giáo  và  nơi  đạt đựơc những  thành tựu   chính  của Hồi giáo  là Iraq  ,    có  thủ đô là Baghdad  ,  là  nơi  các   Caliph đóng đô  trong  nửa thiên  niên  kỷ .  Đối với người Hồi giáo ,  không có mảnh đất nào   một khi đã  nhập vào cương  vực  Hồi giáo lại vuột  ra được ,  không có  nơi nào có thể sánh được với Arabia  và Iraq .
      Và    trong  2  địa   danh đó ,  Arabia  có  tầm quan trọng  vượt  xa  hơn nhiều .  Các  sử gia  Ả -rập    kinh điển   cho ta  biết  rằng  vào năm  20 kỷ Hồi giáo , tương  ứng  với  năm 641 CE. ,  Caliph ‘Umar   ra sắc  lệnh   đuổi   người  Do thái và  Cơ đốc  ra khỏi các vùng  biên  phía  nam và  phía đông  của Arabia ,   theo đúng  huấn thị của Đấng  tiên tri   thốt   ra  khi lâm chung :” 2  đạo đó  không được có  mặt  tại Arabia".
       Dân tộc    đang  đề cập   là những người Do thái  tại  ốc đảo Khaybar  , ở phía bắc  và người  Cơ đốc  Najran , ở phía nam.   Cả hai    đều là những  cộng đồng  đã  có  mặt ở đây  từ xa  xưa, tiếng   nói , văn hóa   và cách  sống đều   rặc  Ả -rập , chỉ khác với  người  láng  giềng   ở phần  đức tin . 
      Một  số   kinh sách Hồi giáo   sơ  kỳ đặt  nghi vấn  về việc  gán  ghép câu nói này cho Đấng  tiên tri . Nhưng  nó  được nhiều   người   chấp nhận   và    thực hiện .  Việc trục xuất   các nhóm thiểu số tôn giáo là  việc  cực kỳ hiếm   trong lịch sử Hồi  giáo -    không giống như đạo Cơ  đốc thời trung cổ ,  việc trục  xuất người Do thái  ,  và  sau thời kỳ Tái chinh phục , là người Hồi giáo  , là  việc bình thường và thường  xuyên . So  với  việc trục  xuất  ở châu Âu , thì sắc  lệnh của ‘Umar   vừa có tính chừng mực   và  còn  có  chút  trắc ẩn .  Sắc lệnh này không bao  gồm miền nam  và  đông nam  bán đảo Arập ,  vốn  không được coi  là nằm trong  vùng đất thánh  Hồi giáo . Và  không giống như  người Do thái và  tín đồ Hồi   giáo khi bị đuổi  khỏi  đất  Tây ban nha  và những   quốc gia  châu Âu khác ,  hễ tìm  đựơc chỗ nào trụ được thì cứ ở ; người Do thái  và  Cơ đốc tại  bán đảo  Ả -rập  được  tái định cư  tại  những  vùng đất  dành riêng  cho họ , dân Do thái  ở Syria  và Palestine,  dân Cơ đốc   tại Iraq .  Tiến trình này   cũng   khá   chậm rãi ,  không  hề    gấp gáp , và  có những   tờ trình cho biết  dân Do thái và Cơ đốc  vẫn còn   ở lại Khaybar và Najrab  một  thời gian sau khi sắc  lệnh ban  hành .
      Việc trục  xuất  được tiến hành đúng  hạn ,  và từ đó cho đến nay , đất thánh Hijaz là   vùng  đất cấm  đối  với dân  không theo Hồi  giáo . Theo trường  phái giáo  luật Hồi giáo  đựơc   nhà  nước  Ả -rập Saudi  và  Usama  bin Ladin  cùng   phe  đảng công nhận  , thì  ngay cả   việc đặt  chân  lên đất thánh đối với người không theo  Hồi giáo   là 1  sự vi  phạm nặng . Tại những  nơi  còn lại trong vương  quốc , người  không theo Hồi giáo , tuy được  phép   đến như du khách tạm thời ,  cũng không được  phép  thường trú  hoặc  thực hành  tôn giáo  của mình . Cảng Jedda trên bờ biển Đỏ từ lâu  đựơc coi như là 1  vùng cô lập  về mặt  tôn giáo , tại  đây   các   phái đoàn   ngọai giao , lãnh sự và thương mãi   chỉ được  phép  lưu trú ngắn  hạn .
      Từ    1930   trở đi , dầu  mỏ    được  phát hiện và khai thác  và   tiếp đến   là sự phát triển   của Riyadh , thủ đô  Saudi  , từ 1  ốc đảo nhỏ   trở thành  1 thủ phủ   lớn , đã  mang   lại  nhiều thay đổi  , người nước  ngoài  ồ ạt tràn đến  , chủ yếu là người Mỹ , đã  tác động   lên  mọi mặt của  cuộc  sống  tại vùng bán đảo này . Sự hiện diện của người nước  ngoài ,  vẫn bị nhiều   người coi như là  1 sự báng bổ thần thánh ,    góp  phần giải thích  thái độ bực tức ngày   càng  dâng  cao ở đây.
       Bán đảo Ả -rập chỉ bị Thập tự chinh  đe dọa một thời gian ngắn  vào thế   kỷ thứ 12 . Sau khi  Thập tự chinh  bị thua  trận  và bỏ chạy , mối  đe  dọa về   kẻ vô đạo    được cảm nhận kế tiếp đối với  Arabia   bắt đầu  vào thế kỷ thứ 18  khi quyền  lực châu Âu  được củng cố tại vùng nam Á   và sự xuất hiện   của  các chiến thuyền châu  Âu , đúng  ra  là của dân Cơ đốc ,  ở ngoài khơi   các  bờ   biển  Ả -rập. Cái  ý  thức  bị lăng nhục  ít nhất  cũng  là  1 trong những  yếu tố   của  cuộc trổi  dậy   tôn giáo   bùng lên  tại Arabia   do phong trào Wahhabi   ,  được   dòng  họ   Saud , những  người  khai lập  ra  nhà  nước  Saudi ủng hộ .  Trong  suốt thời gian  chịu ảnh hưởng  Anh – Pháp   và sau đó là sự thống trị   tại vùng  Trung đông   vào thế kỷ 19 và 29 ,  các  thế lực  đế quốc   đã  cai trị Ai cập , Sudan ,  Iraq , Syria   và Palestine. Các cường quốc  tuy  chỉ mới đã  gặm      những  phần đất ngoài rìa  bán đảo Ả -rập  , tại Aden   và  vịnh Ba tư , nhưng cũng đủ để   đặt  căn cứ quân sự   và can thiệp chính trị tối thiểu   vào   tình bình nội bộ   của  vùng  này.
      Khi nào  mà sự can thiệp   của ngoại bang  chỉ khu trú về mặt kinh tế , và cũng chỉ khi nào  mà những  đền bù  vật chất thừa thải  , xoa  dịu   được   những  nổi bất  bình , thì tín đồ Hồi giáo  mới  chịu  đựng    đựơc  sự hiện diện  của  những người  không cùng  tôn giáo . Nhưng   trong những   năm gần đây ,  các điều kiện  cam kết  đã thay đổi . Khi giá dầu giảm   và   dân số tăng ,  chi  tiêu tăng , phần  bù đắp ( rewards)  không còn đầy  đủ , thì những  mối bất  bình  càng ngày càng  càng  trở nên nổi trội hơn ,ồn  ào   hơn . Và nước  ngoài không chỉ nhúng tay   vào các họat  động  kinh tế .Cách mạng  tại Iran ,  các tham  vọng  của Saddam Hussein , và  tất  cả các vấn đề   tại khu vực  càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn , nhất là  cuộc xung  đột Israel-Palestine, đã  làm cho  nước ngoài   can thiệp sâu hơn  về mặt chính trị và  quân sự , và  như thế những tiếng  kêu gào" chủ nghĩa đế quốc"càng  được  nhiều người nghe  cho  là  có lý hơn .Khi có vấn đề liên quan đến  đất thánh ,   dân Hồi giáo  có khuynh hướng nhìn  cuộc chiến  , và đôi  khi  với cả kẻ thù nữa , dưới khía cạnh tôn giáo  và  cho rằng quân  đội Mỹ chỉ là  quân  vô đạo  và   xâm lăng  khi được  gởi tới để giải phóng Kuwait  và  bảo vệ Saudi Arabia  khỏi   bị Saddam Hussein tấn công  . Nhận thức này  càng   rõ  hơn  khi  nước Mỹ là nước đầu têu   rành rành    trong  số các  cường quốc  thuộc  thế giới vô  đạo .
      Đối với   đa số người Mỹ , tuyên bố của  bin Ladin là 1 sự đùa  cợt ,  một  sự bóp méo trắng trợn  về bản  chất  và mục đích   sự hiện diện   của Mỹ tại bán đảo Ả -rập . Họ   cũng nên biết là  đối với nhiều người , có lẽ   là đa số   dân Hồi giáo , tuyên bố này   cũng  là 1 sự đùa cợt  trắng trợn   về bản chất của Hồi giáo , ngay  cả đối với học thuyết  về thánh chiến Jihad . Kinh Qur’an   đề cập  đến   chiến tranh cũng như   hòa bình .  Trong  số hàng trăm ngàn truyền thuyết và lời dạy ít nhiều  đựơc gán   cho  Đấng tiên tri  và đựơc  diễn giải  đôi khi   theo  rất nhiều cách ,  dẫn tới nhiều chỉ dạy  khác nhau ,  trong số đó  sự diễn  giải tôn giáo  dưới  khía  cạnh  bạo  lực  và  vũ lực  chỉ là  một .
       Trong   lúc đó , có  một  số đáng kể các tín đồ Hồi giáo   sẳn  sàng  đồng  ý  ,  và  một  số ít   đem  ra  áp dụng ,  cách   thể hiện  tôn giáo  của  họ theo kiểu này . Chủ nghĩa  khủng bố chỉ cần đến  1 số ít người .   Hiển nhiên là   phương  tây  phải tự vệ bằng  bất cứ phương tiện  nào có được .  Nhưng trong  khi  nghĩ  ra  cách  để chống lại  bọn  khủng bố ,  rõ  ràng là  cũng  cần  hiểu rõ động lực   nào đã thúc  đẩy  chúng .

 

       Chương 1

      Định nghĩa Hồi giáo

        
      Khó  mà  khái   quát  hóa về Hồi giáo .  Trước hết ,  bản thân  của từ   này thường   đựơc  sử dụng  với 2  nghĩa  khác nhau  nhưng  lại  liên  quan với nhau , tương đương với  đạo Cơ đốc ( Christianity ) và thế giới Cơ đốc ( Christendom  )  . Một  nghĩa   để biểu thị một  tôn giáo , 1 hệ thống  niềm tin   và  thờ phượng ; một nghĩa  khác , đó là  1  nền văn minh được sản sinh và   nẩy  nở dưới  sự bảo trợ của  tôn giáo  đó . Bản thân từ Hồi giáo ( Islam )   đã  là  một lịch sử trên 14 thế kỷ , với 1 tỷ 300 triệu tín đồ và  một  truyền   thống  tôn giáo  và  văn hóa  cực kỳ đa dạng .  Đạo Cơ đốc  và thế giới Cơ đốc đại diện   cho một thời kỳ dài hơn  và giáo đồ lớn hơn – trên  2 tỉ tín đồ , trên 20  thế kỷ và tính đa  dạng thậm chí còn   lớn hơn.  Tuy   nhiên ,  một  số khái quát hóa  có thể đưa ra  và đã được   đưa ra  về cái gọi là nền  văn minh Cơ đốc , Do thái – Cơ đốc  , hậu  Cơ đốc   và -  đơn  giản hơn -  phương Tây . Trong  khi  việc khái quát hóa  nền  văn minh Hồi giáo có thể khó  khăn hơn  và  có lúc   nguy hiểm ,  nhưng lại   là việc không thể không làm  và lắm khi cũng có phần  hữu dụng    .
       Về mặt không gian , cương  vực  Hồi giáo  trải  dài từ Morocco tới Indonesia , từ Kazakhstan  đến Senegal . Về   mặt thời gian , đạo này  đã có  hơn 14 thế kỷ , tính từ lúc Đấng tiên tri  bắt đầu giảng đạo  tại bán  đảo Ả -rập   vào thế kỷ thứ 7  và ngài  đã chủ trì  dựng  ra 1 cộng đồng và 1 đất nước Hồi giáo . Trong giai đoạn mà  các sử gia  châu Âu  gọi là thời kỳ đen tối chen giữa sự suy tàn  của  nền văn minh cổ đại – Hy lạp và La mã -  và sự   trổi dậy  của  văn minh cận đại – Châu Âu , thì Hồi giáo  là 1 nền  văn minh  chủ đạo  trên thế giới ,  đựơc  đánh  dấu  bởi  các  vương  quốc to lớn và  hùng mạnh , có nền  kỹ nghệ và thương mãi  phong  phú và  đa  dạng  , nền khoa học và văn chương  độc  đáo và  sáng tạo .  Hồi giáo , vượt xa hơn Cơ đốc  giáo nhiều mặt , là giai đọan trung gian  giữa Đông  phương  cổ đại  và Tây phương  cận đại  trong đó  có phần đóng góp  đáng kể của   tôn giáo  này  . Tuy  nhiên trong 3 thế kỷ vừa qua ,  thế giới  Hồi giáo  đã  đánh mất  thế thống trị và vai trò lãnh đạo ,  và đã tụt hậu  sau  cả   phương Tây   hiện đại  lẫn phương  Đông  cách tân một cách nhanh chóng . Cái  hố ngăn cách  càng ngày  càng  rộng  này  đã  đặt  ra  những  vấn đề cấp bách , cả về mặt  thực  tiển  lẫn tình cảm ,  mà  cho tới nay  các nhà  lãnh đạo , nhà tư tưởng  và   kẻ nổi lọan   của Hồi giáo  vẫn  chưa tìm  ra được câu trả lời phù  hợp
      Với  tính cách    là  1 tôn giáo , Hồi giáo  về mọi mặt  đều rất  gần gũi   với truyền thống Do thái- Cơ đốc  hơn  bất cứ tôn giáo  lớn nào tại châu Á  như   đạo Hindu , đạo Phật  hoặc đạo Khổng .  Đạo  Do thái  và đạo Hồi  có chung  1  niềm tin   về 1 qui luật thần thánh  chi  phối mọi  mặt  của  sinh họat  con người , bao gồm  cả đồ ăn  thức  uống .   Tín  đồ đạo Cơ đốc  và  đạo Hồi  đều có  chung tính thần hiếu thắng   ( triumphalism) . Ngược lại   với  các tôn giáo  khác của nhân  lọai , kể cả đạo Do  thái ,  2 tôn giáo  trên tin rằng chỉ có họ   là những  người may  mắn  tiếp thu và  gìn giữ thông  điệp cuối cùng  của  Thượng đế đối với con  người ,  và  họ có nhiệm vụ mang  lại cho  phần  còn lại  của  thế giới . So sánh với  những  tôn giáo  xa hơn  ở phương  đông , tất  cả 2  tôn giáo  ở vùng  Cận đông - đạo Do thái , đạo Cơ đốc   và  đạo Hồi -  đều có liên hệ   chặt  chẽ với  nhau   và  đúng  ra   chỉ là các  biến thể của  cùng 1   truyền thống tôn giáo .
      Thế giới   Cơ đốc ( Christendom  ) và Hồi giáo  về nhiều mặt  là   những nền  văn minh   anh em , cả 2  đều  bắt  nguồn từ   di sản  chung   về sự mặc  khải và tiên tri  của người Do thái  và khoa học  ,  triết học  của người Hi lạp , và   cả 2  đều đựơc  nuôi dưỡng  bởi  các truyền thống  xa  xưa  của  vùng  Trung đông  cổ đại . Trong  phần  lớn   lịch sử chung  của  họ ,  họ đã  từng  sát phạt nhau  , nhưng  ngay cả trong chiến đấu và tranh luận , họ đều có  những nét  giống nhau cơ bản  và những  đặc trung  chung  đã  nối  kết  họ với nhau , và làm cho họ   xa cách  với  những  nền  văn  minh  xa xôi hơn ở châu Á .
      Nhưng  dù  có  những  nét  tương đồng ,   vẫn có những cách biệt  sâu  sắc   giữa  2 tôn giáo này ,  đưa tới những  khác biệt  hiển nhiên  về giáo lý  và   cách thờ phượng . Không  có nơi nào  mà những  sự khác biệt  trở nên  sâu sắc –và  hiển nhiên-   hơn là  ở thái độ của 2 tôn giáo  này ,  và  ở các    điểm  dẫn  giải có  thẩm  quyền ,  đối với  các mối quan hệ giữa  nhà nước , tôn giáo  và  xã  hội . Người  sáng lập ra  đạo Cơ đốc truyền  dạy cho các tông đồ"hãy trả cho Caesar  những  gì   của  Caesar  , và   trả cho Chúa  những gì của  Chúa"( Matt .XXII:20  ) -   và trong  nhiều thế kỷ , đạo  Cơ  đốc  đã ra đời  và lớn mạnh   như là  1  tôn giáo của  những con người  bị áp  bức  , cho tới  khi  hòang đế Constantine  cải giáo , thì  chính Hòang đế La mã ( Caesar)   mới  trở thành  1 người Cơ đốc  và  đưa ra một lọat  những thay đổi  đưa  đế quốc  La mã theo  1  tín ngưỡng mới   và  làm   chuyển đổi  thế giới .  Người sáng lập  đạo Hồi chính là  vua  , đã  sáng lập   ra nhà nước  và đế quốc  cho  chính mình . Như thế Ngài  không  tạo ra -  hoặc cần phải tạo ra - một  giáo hội .  Sự phân  tách  giữa nhà  nước ( regnum)  và giáo hội ( sacerdotium ) ,  rất là   quan trọng đối với đạo Cơ đốc  phương Tây , nhưng không hề   có   tương  đương trong  đạo  Hồi . Khi Muhamad  còn sống ,  đạo Hồi  lập tức trở thành 1  cộng đồng  chính trị và  tôn giáo ,  với  đấng  Tiên tri  là  người   đứng  đầu nhà  nước .  Với vai trò   này ,  Ngài cai quản  1  vùng  lãnh thổ    và  1  dân tộc , đứng ra  xử kiện , thu thuế , chỉ huy quân đội , phát  động  chiến  tranh  và đem lại  hòa bình .  Đối  với  thế hệ khai sáng  đầu tiên của  người  Hồi giáo , những  người  đã làm nên  những  cuộc phiêu lưu  trong lịch sử thần thánh  của  Hồi giáo ,  không hề bị thử thách  bằng  sự ngược  đãi ,  không  có truyền   thống   chống  đối   thù nghịch  của quyền lực nhà nước .  Ngược lại , nhà nước cai trị họ là 1 nhà nước Hồi  giáo ,  và  Thượng  đế chuẩn  y  chính nghĩa  của họ qua việc ban  cho họ sự chiến thắng   và 1 đế quốc dưới cỏi  thế gian trần  tục  này .
       Vào thời  La mã dị giáo ,  Caesar là  Chúa .  Đối với người  Cơ đốc , có sự lựa chọn  giữa   Thượng  đế và Caesar ,    và  có  biết  bao  thế hệ người Cơ đốc   đã bị trói  buộc   vào sự lựa chọn này .  Với  Hồi giáo , không hề có sự   lựa chọn đau  đớn đó .  Theo cái  tổ chức  xã hội  phổ quát dưới mắt người Hồi giáo ,  không  hề có  Caesar nào cả mà chỉ có 1 Thượng đế là đấng  cai trị duy nhất  và  đưa ra luật lệ duy nhất .  Muhammad là  Tiên tri của  Thượng  đế , khi  còn sống là người   giảng  đạo và  cai trị dưới danh Thượng  đế . Khi Muhammad  chết   vào năm 632 CE, ngài  đã hòan  thành sứ mạng  tiên tri và tinh thần  là  đưa Thiên  kinh  Qur’an đến với lòai người .  Phần  còn lại là  sứ mạng  tôn giáo  nhằm  quảng  bá  sự mặc  khải   của  Thương đế   cho đến khi tòan  thế giới thảy đều  chấp nhận đạo Hồi  .  Có được  điều  này thì phải mở   rộng thẩm  quyền  và  gia tăng số lượng  tín đồ trong  cộng đồng là những  người gìn  giữ 1  tín  ngưỡng    chân  chính  và  tuân thủ luật  của  Thương đế . Nhằm  tạo ra    1 sự gắn bó   và lãnh đạo  cần thiết  ,  cần phải  có  1  người  kế nghiệp     cho  Đấng   tiên tri . Theo tiếng Ả -rập ,  Khalifa    là tước hiệu dành cho Abu Bakr , là  cha vợ của Tiên tri ,  là  người kế tục  đầu tiên ,   đứng  lên  nắm lấy vai trò  người đứng  đầu    cọng đồng Hồi giáo   đã  tạo ra được  nền  móng   cho  1 định chế Caliphate   to lớn trong lịch sử .
       Dưới  sự lãnh đạo  của Caliph , cộng  đồng Hồi giáo  tại Medina , nơi  mà Đáng  Tiên tri   thống trị , chỉ trong vòng 1 thế kỷ đã   lớn mạnh thành 1 đế quốc   rộng  lớn , và   Hồi giáo  đã trở thành 1 tôn giáo  thế giới .  Theo  trải nghiệm  của những   tín đồ Hồi giáo đầu tiên , đã  được  ghi chép  và  lưu truyền cho  các thế hệ sau , thì  chân lý tôn giáo  và quyền lực chính  trị   có liên quan  không  thể tách  rời   được :  cái trước  biện hộ cho cái sau ,  cái sau   làm cho cái trước bền  vững .  Ayatolla Khomeini  có lần đã  đưa ra ý kiến"Hồi  giáo  là chính trị hoặc  không là gì hết".  Không  phải mọi   tín đồ Hồi giáo đều cực đoan   đến thế , nhưng đa số đều  nhất trí  rằng   Thượng đế có  tham gia  vào chính trị , và  niềm tin này đựơc luật Shari’a  xác nhận   và duy trì ,  cho rằng Luật Hồi giáo liên quan rất nhiều  đến  tính  hợp  pháp   và thẩm quyền , các  nghĩa  vụ của  người cai trị và thần  dân , nói vắn tắt ,  đó là những  điều mà  phương  Tây gọi là   luật hiến pháp và  triết lý chính trị .
       Mối  liên  hệ lâu đời   qua  lại  giữa đạo Hồi  và  đạo Cơ đốc  và  chính những   sự tương  đồng  và   những  ảnh hưởng  qua lại giữa    2  tôn giáo  đôi  khi làm cho  các nhà quan sát   bỏ qua  những  dị biệt   quan trọng .    Mọi   người cho rằng  , Qur’an  là kinh thánh của Hồi giáo , đền thờ là  nhà thờ Hồi giáo  ,  và ulema  là  tăng  sĩ Hồi giáo .  3 điều   này đều đúng , nhưng  lại   là những điều   sai lệch  nghiêm trọng .  Cựu  ước và Tân  ước   gồm  có  nhiều  quyển  khác nhau ,  trải dài 1   thời gian  dài  và  đựơc các tín đồ   coi là   sự thể hiện  sự mặc  khải của các thánh . Còn Qur’an , đối với người đạo Hồi , là 1  quyển  kinh duy nhất  được 1   người  là  Tiên tri  Muhammad  đưa ra  trong  đời ngài .  Sau  những cuộc tranh luận rộng  rãi  vào những  thế kỷ đầu tiên của Hồi giáo , học thuyết   đựơc chấp   nhận là  Kinh Qur’an tự nó không hề đựơc  ai viết  ra  , có tính  vĩnh  viễn , thần thánh  và  bất di  bất  dịch .  Điều này  đã trở thành 1 giáo lý trung tâm của tín  ngưỡng  .
      Đền thờ mosque  qủa   thật là  1 giáo đừơng  Hồi giáo  theo    nghĩa  là 1 chỗ   để thờ phụng  chung  cho cộng  đồng . Nhưng ta  không thể nói đến  mosque   như  một nhà thờ   Cơ đốc đựơc -  như là  1 định chế có  ngôi thứ và luật lệ riêng , đối nghịch với nhà nước . Còn ulema ( tại Iran  và những  nước Hồi giáo chịu ảnh hưởng  văn hóa Ba tư   thì gọi là mollah )  có thể coi như là những  chức sắc tôn giáo  theo nghĩa  xã hội  học ,  tức  là những người làm tôn giáo  chuyên nghiệp được  chứng  nhận đã  qua đào tạo .  Nhưng  trong Hồi giáo lại không có  giới tu sĩ -  giữa  Thượng đế   và  tín đồ không có tu sĩ  làm trung gian    , không có  sự thụ phong ,  không  ban phứơc , không có qui định  là   tu sĩ  mới được  hành lễ   .  Ta cũng  có thể bổ sung  là trong  qúa khứ , không hề có  công đồng  hoặc hội nghị tôn giáo , không có  linh mục hoặc phán quan để buộc  mọi người  phải theo  giao lý chính thống . Nhưng tại Iran , những  điều này không hòan tòan đúng như vậy.
      Chức năng  chính của ulema -  theo tiếng Ả -rập có nghĩa là kiến thức -  là người  gìn giữ và  diễn giải  Luật thánh .  Vào cuối thời trung cổ , xuất hiện một   hình thức  giống  như giáo  khu , để chăm sóc  các nhu cầu   của  thường  dân  tại các đô  thị và làng  mạc , nhưng    những tổ chức   này  có tính thần bí   hơn là theo  đúng giáo lý  Hồi  giáo nên thường tách  rời và các  ulema  cũng không mấy thích thú .  Tại các  vương triều Hồi giáo  sau này , như  Thổ nhĩ  kỳ và Iran ,  một hình  thức  thứ bậc tu sĩ   xuất hiện  , nhưng lại   không  ăn nhập gì đến truyền  thống   Hồi giáo cổ điển  , và các thành viên  của  những   đẳng  cấp tôn  giáo này không hề , cho  đến nay vẫn thế , đòi hỏi có được quyền lực của các  giám mục Cơ đốc    .Vào thời  cận đại , sau  bao  biến đổi , chủ yếu  là  do ảnh huởng của phương tây ,  đã   hình thành các  định chế và nghề nghiệp có  nét  hơi giống   đáng ngờ với  các giáo hội và tu sĩ  của đạo  Cơ đốc .  Nhưng đây là những  điểm   xa rời  chứ không   phải là quay  về   với đạo  Hồi  cổ điển  .
      Nếu  ta có thể nói một chút gì  về   chức sắc  tôn  giáo  theo cái nghĩa hạn  hẹp  về xã hội học  trong  thế giới Hồi  giáo ,  thì   lại không  hề có ý nghĩa  gì   nếu ta  nói đến con người thế tục .  Chính cái ý niệm  về một  cái gì đó   tách  rời  hoặc   thậm chí có thể phân tách được  khỏi thẩm  quyền  tôn giáo ,  theo  các  ngôn  ngữ Cơ đốc  thì những  từ như không thuộc giáo hội  , trần  gian  hoặc  thế tục ,  quả là   hòan tòan  xa lạ với tư tưởng và thực  hành đạo  Hồi . Chỉ mới đến thời cận đại  tương đối gần  đây mới có  những  chữ tương đương  trong tiếng Ả -rập.  Đó là  những từ do  những người Cơ đốc  nói tiếng  Ả -rập vay  mượn hoặc đặt mới .
      Thuở sinh thời đấng  Tiên tri , xã hội  Hồi giáo   có  2 bản chất  .  Một mặt , đó   là  1 tổ chức  nhà nước  - mà  vai trò thủ lãnh lần lượt  đi từ 1  quốc gia  đến 1  đế quốc .   Đồng  thời , mặt khác  , đó là 1 cộng đồng tôn giáo , do Đấng  Tiên tri   sáng lập   , được  các đại   diện cũng là những người  kế vị   của Ngài  cai trị . Jesus  bị đóng  đinh trên thập giá ,  Moses   chết  khi chưa  đến được  miền đất hứa ; cho nên  niềm tin cũng  như  thái  độ của   tín đồ các đạo Do thái và  cơ  đốc   vẫn còn chịu ảnh hưởng  sâu đậm khi nhớ lại những  sự kiện  đó .  Muhammad  đã chiến thắng  trong   đời của  Người  , và khi chết   là 1 người chiến thắng  và  1  quân vương . Lịch sử về tôn giáo  của họ sau này có thể khẳng định  cho các thái độ xuất phát  từ đó  của người đạo Hồi .  Tại   Tây  Âu ,  những  kẻ xâm  lược  là  bán  khai nhưng dễ dạy  khi  tiếp xúc  với 1 nhà nước  và 1 tôn giáo  có  sẵn , như  đế quốc La mã   và Giáo hội Cơ đốc . Kẻ xâm lược  chấp  nhận  cả 2  , và  cố gắng phục vụ các nhu cầu và mục đích của họ   trong  khuôn  khổ hiện có  của  thể chế xã hội  La mã và  Giáo hội  Cơ đốc   có  sẳn ,  cả 2 đều  sử dụng  tiếng La tinh . Người Hồi giáo Ả -rập khi xâm lược  vùng  Trung đông  và Bắc  Phi  đã mang theo tín ngưỡng  , chữ viết  riêng của họ bằng chính ngôn  ngữ của  họ ; họ tạo ra 1  xã hội có  tổ chức  riêng , có 1 bộ luật  mới , 1 ngôn ngữ đế quốc  mới  và 1 cơ cấu đế   quốc  mới ,  với Caliph là người đứng  đầu . Nhà nước và  tổ chức  xã hội này  được  Hồi  giáo qui định  và quyền tham gia  đầy đủ chỉ dành cho những ai   biểu  lộ lòng tin nổi trội .
      Sự nghiệp  của Đấng tiên tri  Muhammad , về mặt  này cũng như   trên tất  cả các mặt  khác mà   mọi  tín đồ tốt phải noi theo , chia ra làm 2 phần .   Trong phần đầu , trong  những năm tại quê hương   , Mecca ( ?570-622) ,  ngài là người đối đầu với  chế độ tà  giáo  đầu  sỏ . Trong phần 2 , sau khi chuyển từ Mecca đến Medina (622-632) , ngài là người đứng đầu nhà nước . Hai thời kỳ trong sự nghiệp của  Đấng tiên tri , một là  của sự phản kháng , một là  của luật lệ , cả 2 đều  đựơc  phản ánh trong  kinh Qur’an , từng  chương một , tín đồ buộc phải  tuân  phục  người đại diện cho  Thượng đế , và   không đựơc  nghe theo Pharaon , tức là kẻ cai trị độc  tài và bất  chính . 2  khía  cạnh  này  trong  cuộc đời và sự nghiệp của Đấng  tiên tri  gợi nên 2  truyền thống  trong đạo Hồi , 1 là độc  đóan  và  thanh tịnh , còn mặt kia  là  cấp tiến  và hành động . Cả 2  mặt  đều đựơc  phản ánh rộng  rãi ,  một mặt  là ở sự phát triển của truyền thống , mặt  kia khi các biến cố xảy ra .  Không  phải lúc nào cũng  dễ dàng  xác định  ai là   đại diện   cho Thượng đế   và ai là Pharaon ;  đã có  biết  bao nhiêu sách đựơc  viết  ra  và nhiều trận  chiến nổ ra  nhằm làm rõ  điều này . Vấn đề   vẫn  còn mãi  mãi và   cả 2  truyền thống đều  có  thể thấy rất rõ  trong những trận luận chiến   và  trong  thời đại chúng ta  vấn đề đựơc  giải  quyết bằng vũ lực  .
      Ở  giữa  2  thái cực  là thanh tịnh và  cấp tiến  ,  phần lớn  đều bày tỏ   1 thái độ thận trọng  , thậm chí  là ngờ vực  đối với chính quyền .  1 ví dụ là sự khác biệt sắc nét  về thái độ của người dân  vào thời trung cổ đối  với quadi ( quan tòa ) ,   và  với mufti ( cố vấn pháp  lý ) .Theo Luật thánh . Qadi , do nhà vua  bổ nhiệm , mà trong văn học  và  truyền  thống  dân gian  là 1 khuôn mặt dễ mua chuộc   , thậm chí  còn lố bịch  nữa ; còn  mufti , chỉ đến thời trung cổ Hồi giáo mới  có ,  lại được  các  đồng nghiệp  và  nhân  dân thừa nhận , là  người được  kính trọng  và  mến  mộ . 1 chủ đề truyền thống ( topos )  trong  tiểu sử những  con người ngoan  đạo -  mà chúng ta  có  đến  hàng trăm ngàn  người  như thế -  là 1   đấng anh hùng   được  nhà nước  tặng  cho   chức tước   nhưng  lại từ chối . Ban tặng chức tước  vì có học vấn và  danh tiếng ,  còn  từ chối là  vì  lòng chính trực .
       Vào thời  đế chế Ottoman  đã xảy ra 1  sự thay đổi quan trọng .  Vị quadi chiếm  đựơc  nhiều quyền  lực , và   ngay cả   vi  Mufti cũng  bị lôi kéo vào   hệ thống  công  quyền  . Nhưng thái độ   nghi ngờ xưa cũ  đối với chính quyền  vẫn còn  , và  lại thường được  giải bày qua các châm ngôn , chuyện  kể dân gian  và ngay cả trong  văn học nữa .
       Qua hơn  1 ngàn  năm , đạo Hồi  chỉ đưa ra 1 bộ luật  và  các nguyên tắc đựơc  nhiều  người chấp  nhận  để quản lý  đời sống  xã hội và  công  cọng . Ngay  cả trong  thời kỳ ảnh hưởng  châu Âu  cực thịnh ,  tại  các quốc  gia  đựơc các cuờng quốc đế quốc châu Âu   cai trị hoặc thống trị   cũng như  tại các nước vẫn còn độc lập ,  thì  các khái niệm và thái độ chính trị Hồi giáo vẫn  còn  có ảnh huởng  sâu đậm .  Trong những năm gần đây , có nhiều dấu  hiệu cho thấy   những   khái niệm và thái độ   này  có thể phục  hồi mạnh  mẽ như xưa, dù hình  thức có thay đổi .
 
       Chính trong lãnh vực chính trị -   đối  nội , trong  vùng   cũng như  quốc tế -  mà chính ta  thấy  sự khác biệt  rõ rệt nhất  giữa  đạo Hồi và  phần còn lại của thế giới.  Các nhà  lãnh đạo   hoặc  bộ trưởng  ngọai giao  của  các nước Bắc Âu   và  Anh quốc ,  chưa bao giờ tụ tập   tham dự các hội nghị thượng  đỉnh Tin  lành ,  hoặc  chưa  bao giờ người đứng  đầu của Hi lạp , Nam tư , Bulgiaria  và  Liên  Xô ,  tạm thời  bỏ qua những  khác  biệt  chính trị và ý thức  hệ , để tham gia các  hội nghị thường  xuyên  dựa trên cơ sở là  hiện nay  hoặc  trước kia  đó là  các  nước theo Chính thống giáo .  Tương tự như vậy , các nước theo đạo Phật  tại Đông và  Đông nam Á  không   lập ra  1  khối Phật giáo tại Liên  hợp quốc hoặc trong các  sinh họat  chính trị khác của họ .  Ý  tuởng dựa  vào 1 tôn giáo , trong thế giới   hiện nay xem ra  có  vẻ   lỗi thời và thậm chí còn  vô lý   nữa .  Nhưng  với đạo Hồi  thì không hề   lỗi thời và  vô lý  chút  nào .  Trong súôt thời kỳ chiến tranh lạnh căng thẳng  và sau đó , có hơn 50  chính phủ Hồi giáo – bao gồm  các nước  quân  chủ   và  cọng hòa , bảo thủ và cấp tiến , theo chủ nghĩa  tư bản    và chủ nghĩa  xã hội , ủng hộ phương  tây , phương đông  và   cả 1 loạt các kiểu  trung lập – đã dựng  nên  1  bộ máy  phức tạp  dành cho  việc tham  khảo  ,và hợp tác nhiều  mặt  giữa  các  nước  với nhau .
       Vào  tháng 11/1969 , 1 hội nghị thượng  đỉnh  Hồi giáo   họp  tại Rabat , Maroc , quyết định thành  lập  1  cơ quan  gọi  là Tổ chức  Hội nghị Hồi giáo ( Organization of Islamic Conference = OIC ) ,  với ban thư ký thường trực đóng tại Jedda , Saudi Arabia . Cơ quan này ra   đời  ngay  , và  phát triển nhanh  trong thập niên 1970 . OIC  chú trọng nhiều   đến việc giúp đỡ các nước Hồi giáo nghèo , hỗ trợ cho các nhóm   thiểu số Hồi giáo   tại các  quốc gia  không Hồi giáo  và  vị thế   quốc tế của đạo Hồi và của tín đồ đạo Hồi - theo  lời của 1 quan sát viên , là  quyền con người  theo  Hồi giáo  .
       Tổ chức này hiện   nay có 57 thành viên  , cọng  với  3  quan sát viên . 2 trong 3  nước  này  là Albani  và Thổ   nhĩ kỳ , là  những  nước châu Âu  hoặc thiết tha  muốn  thuộc về châu Âu ( Bosnia  chỉ đựơc  qui chế quan sát viên ) ; 2  nước khác , Surinam ( gia nhập năm 1996)  và Guyana ( năm 1998 ) , nằm ở tây bán cầu . Phần còn  lại  đều nằm  ở châu Á  và châu Phi ,  trừ   một  vài ngọai lệ , đều là  những  nước mới dành đựơc độc lập vào  cúôi thế kỷ 20  từ các  nước  Tây Âu , hoặc gần đây  hơn  là từ Liên  xô . Đa số đều là   các nước  có dân cư  phần lớn   theo đạo Hồi  , mặc dù  có  1  số ít nước  đựơc gia nhập vì  sức mạnh của  thiểu số   Hồi giáo .  Bên cạnh những  nước này , có 1 số thiểu  số Hồi giáo  quan trọng  tại  các quốc gia  khác -  một số cũng  na ná  như nhóm đa số , như tại Ấn độ ;  một  số thì  về mặt  chủng tộc và tôn giáo   lại khác  hẳn , như người Chechen và Tatar    thuộc  Liên bang Nga .  Một  số quốc  gia  nhự Trung  quốc  , cũng  có thiểu số Hồi giáo  nằm trong 2 tình huống trên .  Hiện nay  còn  có nhiều nước có thiểu số Hồi giao  do di dân .
       Đã  và  đang có những  hạn chế quan trọng  về tính hữu hiệu  của  OIC  với tính cách là  1  yếu tố trên  trừơng  chính trị quốc tế . Khi Liên  xô  xâm chiếm  Afganistan   vào năm 1979 ,   hành động  xâm lược  trắng trợn đối với 1  quốc gia Hồi giáo có chủ quyền , đã  không   tạo nên   sự phản  kháng nghiêm túc nào , thậm chí còn đựơc  một  số thành viên  bảo vệ nữa .  Gần đây  hơn ,  cơ  quan này  cũng không quan tâm mấy đến những  cuộc nội chiến  tại  các  nước thành viên  như  Sudan và Somalia . Thành tích của OIC đối với các vấn đề trong vùng  cũng không có  gì  nổi bật . Từ năm 1980 đến 1988 , 2  nước Hồi giáo  là Iran và Iraq , đã  đánh nhau  chí  tử với  tổn  thất rất nặng nề cho  cả 2 bên . OIC  chẳng  hề   làm gì   để ngăn ngừa  hoặc  kết thúc  cuộc  chiến này . Nói  chung , OIC  , không giống  như tổ chức  các quốc gia châu  Mỹ và  Tổ chức Thống nhất châu Phi ,   không hề quan tâm đến sự vi phạm nhân  quyền  và  các  vấn đề nội bộ của các nước thành viên , mối quan tâm về nhân quyền của OIC  đối với  các tín đồ đạo Hồi sống  tại các nước không - Hồi giáo , trước hết  là tại Palestine, cũng  không nhiều . Tuy nhiên  , không nên xem nhẹ tổ chức OIC  . Các  họat  động văn hóa  và  xã hội  của   tổ chức này càng ngày càng trở nên quan trọng  , và bộ máy  giúp cho công tác tham  khảo  thường xuyên  giữa các  nước thành viên có  thể   đóng  vai trò quan trọng  hơn một  khi chiến tranh lạnh  cùng  các   tác động  xâu xé của nó   lùi vào quá khứ .
      Đi từ các  vấn đề chính trị   quốc tế và  khu vực   sang nội bộ , thì sự khác biệt giữa Hồi giáo và phần còn lại của thế giới  , dù ít nổi bật hơn , nhưng  vẫn khá   quan trọng  .  Tại  một  số các quốc gia đang thực  hiện  dân chủ đa  đảng ,  có những chính đảng theo  chủ trương tôn giáo - đạo Cơ đốc tại  phương Tây ,  đạo Hindu  tại Ấn độ ,  đạo  Phật  tại  phương Đông . Nhưng những  đảng này   tương đối không nhiều , và những đảng  đóng  vai trò chính lại còn  ít  hơn . Nhưng  ngay cả đối với  những   đảng này ,  thì  chủ đề tôn giáo  thường  không  quan trọng  mấy  trong  chương trình  hành động của  họ   cũng như  sức lôi cuốn của chủ đề này đối  với cử tri . Tuy nhiên   tại nhiều nước , đúng ra  là đa  số , các nước  Hồi giáo  , tôn giáo  vẫn là 1  yếu  tố chính trị   chính – các  vấn đề đối nội còn quan trọng   hơn  quốc tế hoặc trong  vùng . Tại sao có  sự khác biệt này?.
      Một  câu trả lời rất  rõ  ràng; phần lớn các nước  đạo Hồi  vẫn còn mang ảnh hưởng Hồi giáo  rất nặng ,   nếu xét  theo   nghĩa   này thì   đa số các nước  đạo Cơ đốc  không  còn  mang tính Cơ đốc  nữa .   Phải thừa nhận  rằng ,  nhiều  nước trong  nhóm các nước này , niềm tin Cơ đốc và giới tăng lữ duy trì  niềm  tin  này vẫn   còn là  lực lượng   có  thế lực , và mặc dù  vai trò  của họ tuy  không   còn  được  như  trong  các thế kỷ trước , nhưng không hề giảm  ý nghĩa. Nhưng  hiện nay , không  có  quốc gia   Cơ đốc nào  mà  các nhà lãnh đạo   tôn giáo lại   trông chờ vào mức độ tin tưởng và tham gia  vào  tôn giáo như vẫn  xảy ra  bình thường tại   các lãnh thổ đạo Hồi . Ít  quốc gia  Cơ đốc nào  , nếu có , lại  coi tính thiêng liêng  Cơ đốc là điều   cấm   kỵ , không được  đem ra  bình phẩm hoặc thảo luận  thấu đáo . Còn tại các nước  đạo Hồi   tính cấm  kỵ này là đương  nhiên    ngay  cả ở các  xã hội   thế   tục và  dân   chủ về hình thức . Thực  vậy , tính cấm kỵ    theo đặc  quyền này  đã  được    mở rộng  ,  trên thực tế , đến  những  quốc  gia châu Âu  nơi có  các cộng  đồng  Hồi giáo  đến sinh sống   và nơi mà  tín ngưỡng  và thực hành  đạo Hồi  được hưởng  một mức độ miễn trừ không  bị   phê  phán  mà    đa số người Cơ đốc   đã đánh mất và người  Do thái chưa  bao giờ có được . Điều quan trọng nhất  là ,  với rất  ít  ngọai lệ , giới tăng lữ Cơ đốc  không   hành sử hoặc   thậm chí  đòi  phải có  cái thẩm quyền  công khai  vẫn đựơc coi là bình thường  và được   chấp nhận   tại   phần lớn các  quốc gia Hồi giáo .
       Mức độ tin tưởng  và thực hành tôn giáo  cao hơn  ở tín đồ đạo Hồi khi so sánh với những  người theo tôn giáo  khác   chỉ   giải thích   một phần  , chứ không phải là tòan  thể , cái thái độ Hồi giáo độc đáo  đối với chính trị bởi vì   ta cũng  có thể gặp thái độ này  ở các   cá nhân và thậm chí  những  nhóm người mà sự sốt  sắng với niềm tin và thực hành  tôn  giáo  chỉ   có  tính chiếu lệ . Hồi giáo  không  những  chỉ là niềm tin  và  thực hành  , mà còn là 1 bản sắc và sự trung thành -  mà đối với nhiều người , không có gì  vượt qua được bản sắc và sự trung thành .
       Nhìn  bề ngoài  , thì việc du nhập   các ý niệm  phương  tây  về lòng ái quốc và chủ nghĩa  quốc gia   đã thay đổi  mọi thứ   và đưa tới  sự thành  lập một lọat các  nhà nước  cận đại , đã mở rộng  thế giới Hồi giáo   từ Morocco tới Indonesia . Nhưng  những  cái lộ ra  bề mặt  không phải là tất  cả . Kể ra  2 ví dụ cũng đủ . Năm 1923 , sau  chiến tranh lần chót giữa Hilạp- Thổ , 2 chính phủ đồng ý  giải  quyết   các vấn đề    về nhóm dân  thiểu số   bằng  cách trao đổi  cho nhau - người Hi lạp  được chuyển từ Thổ sang Hi lạp  , người Thổ từ Hi lạp  sang Thổ . Ít nhất   thì đó cũng là những gì  mà  các sách lịch sử thuật lại . Nhưng thực tế lại có  phần  khác hẳn .  Trong  nghị định thư mà  2  nước ký tại Lausanne  năm 1923 ,  chỉ nêu  ra thỏa thuận trao đổi ,  không hề nói đến"người Hi lạp"và "người Thổ ‘ . Nghị định thư  nêu rõ những người được trao đổi  là"công dân Thổ    theo  đạo  Chính thống  Hi lạp  đang sống tại  Thổ nhĩ  kỳ   và" công  dân Hi lạp  theo  đạo Hồi   đang  sống tại Hi lạp".  Như vậy nghị định thư   chỉ thừa nhận   có  2 lọai   bản sắc -  một là  xác định   theo công dân của  1  quốc gia , còn cái kia  là tín đồ của 1 tôn giáo . Nghị định thư  không hề nhắc đến  tính chất dân tộc về mặt chủng tộc  hoặc ngôn ngữ .  Tính chính xác  của tài liệu này  nhằm nêu rõ  ý đồ của các  bên tham gia ký kết đã đựơc xác định   bằng việc  trao đổi trên  thực tế . Nhiều người trong số những người  gọi là  người Hi lạp từ tỉnh Karaman  thuộc  vùng Anatolia        ( Thổ )   nói  tiếng mẹ đẻ là tiếng Thổ   nhưng viết theo mẫu tự Hi lạp   và   theo đạo Chính thống .  Nhiều người trong  số những  người  tạm gọi  là  người Thổ sống  tại Hi lạp chỉ biết  chút ít  hoặc  không biết tiếng Thổ   và thường  nói   tiếng Hi lạp -  nhưng lại viết bằng  mẫu tự   Thổ - Arập.  Một quan sát viên Tây phương , quen theo  hệ thống phân lọai  phương tây , có thể kết luận rằng  những gì  mà  các chính phủ Hi lạp và Thổ nhĩ kỳ thỏa thuận  và  đạt được  không  phải là sự trao đổi và hồi hương   của các nhóm thiểu  số Hi lạp và  Thổ nhưng  đúng ra  là  vừa  trục  xuất  và vừa   lưu đày  - người Hi lạp  Hồi giáo  về Thổ nhĩ kỳ , và người Thổ Cơ đốc  về   Hi lạp . Cho  đến mãi gần đây ,  Hi lạp và Thổ nhĩ kỳ , cả 2 đều   là các nước dân  chủ theo phương tây , một nước   đã là thành viên , nước kia  đang làm đơn  xin gia nhập Liên hiệp  châu Âu ( EU) , đã nêu ra  vấn đề tôn giáo  trong  các văn kiện  nhà nước .
      Ví dụ thứ 2  là Ai cập. Có  ít  quốc  gia  nào  đúng nghĩa hơn  - một  quốc gia  được được định nghĩa sắc  nét  với lịch sử và  địa lý , có 1  lịch sử văn minh liên tục  từ 5000 năm trước  đó . Nhưng Ai cập lại có nhiều bản sắc ,  và  trong 14 thế kỷ gần đây  , tức là từ khi  Hồi giáo Ả -rập chinh phục  Ai cập vào thế kỷ thứ 7  và sau đó  bị Hồi giáo  hóa và Arập  hóa   đất nước này , thì bản sắc Ai cập  ít khi nào đựơc  nổi trội , nhường lại cái tự hào   cho bản sắc   văn hóa và ngôn ngữ Ả -rập  và , trong phần lớn  lịch sử của nước này ,  đã nhường  chỗ cho  bản sắc tôn giáo  đạo Hồi .Với tính cách  quốc  gia ,  Ai cập  là 1 trong những  quốc gia  cổ xưa  nhất  trên thế giới . Còn  Ai cập là   nhà nước-quốc gia   là  1 sự sáng tạo    cận đại , và   vẫn còn phải đối  đầu  với  nhiều thách thức   từ trong nước . Hiện nay , thách thức  lớn nhất  tại  Ai cập   cũng như  tại một số nước  Hồi giáo khác  là do các nhóm Hồi giáo cấp tiến , thường đựơc gọi  sai lệch  là nhóm" chính thống” .
       Kể từ   thời của Người  khai đạo ,  và vì thế trong các kinh  thánh , trong   tâm trí và kí ức của người Hồi  giáo , đạo Hồi   dính liền với  sự hành sử quyền lực chính trị và  quân sự . Đạo  Hồi   kinh điển   thừa nhận rạch ròi giữa  những  việc của thế giới này   và những việc  của thế giới sau , giữa  những   điều quan tâm  sùng  đạo  và  trần tục . Đạo Hồi  không thừa nhận   1  thể chế riêng rẽ , có tôn ti  trật tự và luật pháp riêng , để điều phối  những  vấn đề tôn giáo .
      Liệu  điều này có  nghĩa  là  Hồi giáo  là  1 nền chính  trị thần quyền ?.   Theo chiều hướng  Thượng  đế được  xem như  là đấng cai trị tối cao ,  thì  câu trả lời  quả là đúng  như thế.  Theo chiều hướng 1  chính phủ   cai trị bởi giới  tăng lữ ,   thì hầu như chắc chắn  là không phải. Sự xuất hiện  của 1  hệ thống  thứ bậc  giới tăng lữ   và việc nắm lấy quyền  uy lớn nhất  trong  1   nhà nước là  1 sự cải tiến hiện đại và  là sự đóng góp độc đáo   của cố giáo chủ Khomeini  của Iran  vào tư  tưởng và thực hành  Hồi giáo .
       Cuộc  cách mạng  Hồi giáo  tại Iran , giống như các cuộc cách mạng Pháp và Nga ở nhiều mặt , đã tạo nên 1 tác động to lớn  không những chỉ ở trong nước  và  đối  với dân chúng nước đó   mà  còn  đối với  các  quốc gia  và  dân tộc  có  chung  1 thế giới quan . Cũng  giống như  cách mạng Nga và Pháp   vào thời điểm  nổ ra , cách mạng Hồi giáo  cũng   khơi  dậy  biết bao hy  vọng và nhiệt tình . Giống như những cuộc cách mạng  đó , nó đã dùng  đến  khủng bố rồi    chiến tranh  can thiệp ;  cũng có   các phái Jacobin  và Bolshevik , quyết tâm   đè   bẹp   bất cứ dấu hiệu  nào của chủ nghĩa thực dụng   hoặc  ôn hòa  .  Và cũng giống như các cuộc cách mạng trước , nhất là  cách mạng  Nga , cách mạng Hồi giáo có  cả 1 hệ thống  các  điệp viên và đặc sứ bằng   đủ các cách cố đẩy mạnh  sự nghiệp cách mạng   hoặc ít nhất thì cũng  củng cố cái  chế độ đựơc coi như là đại diện cho  cuộc cách mạng đó.
      Từ cách mạng   bị sử dụng   sai  nhiều   tại vùng Trung  đông  cận đại ,  được  dùng cho - hoặc gán cho-  nhiều  biến cố mà đúng ra theo tiếng  Pháp , đó là đảo chánh  ( tiếng Pháp  coup d’état , tiếng Đức putsh , tiếng Tây ban  nha  pronunciamiento ) . Điều thú vị là ,  theo kinh nghiệm chính trị của  những  dân tộc nói tiếng Anh   lại không  có thuật ngữ tương đương .  Biến cố đang xảy ra  tại Iran  không  giống  chút nào  những  điều  đã  đề cập nhưng theo nguồn  gốc thì   đó là  1   cuộc  vận động   thay đổi có tính thực sự cách mạng . Giống như những  cách mạng trước , có nhiều lúc  lại bị sai lệch quá  đà ,  đưa tới chế độ chuyên chế trong nước , khủng  bố và lật  đổ ở nước  ngoài . Không giống như nước Pháp và nước Nga  cách mạng , nước Iran  cách mạng  không hề có  các phương tiện , nguồn lực   , và  kĩ năng   để trở thánh  cuờng quốc  cũng như 1   mối đe doạ tầm cở thế giới . Mối  đe  doạ của  cách mạng này  chủ yếu  và trước  tiên  chỉ nhằm tới   tín đồ và đạo Hồi mà thôi .
      Làn sóng  cách mạng trong Hồi giáo  có nhiều thành  phần . Một trong những  thành phần  này  là  cái cảm giác  bị lăng nhục :  cảm nghĩ của 1 cộng đồng dân  tộc  quen xem mình  là những người gìn  giữ   duy nhất  chân lý của Thượng đế , được   Người giao cho  nhiệm  vụ mang chân lý  này đến  những  kẻ vô đạo , đột nhiên  lại thấy  mình  bị   cai trị   và  bị bóc lột  bởi những  kẻ vô đạo đó  và , ngay cả khi  không  còn bị cai trị , vẫn còn tiếp tục  chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi những phương cách đã  làm thay đổi  cuộc sống của họ , đẩy  họ   vào những con đường  khác  xa  rời  Hồi giáo chân thực .  Thêm  vào tủi nhục  là sự nản lòng khi  đưa ra nhiều  biện  pháp sửa chữa -  đa số đều  nhập  từ phương Tây về -  để rồi   rồi lần  lượt  đều  thất bại .
      Sau  sự tủi nhục và   nản  lòng  là  1  thành tố thứ 3 , cần thiết   cho sự nổi loạn -   đó là  sự tin tưởng   và  ý thức  về quyền lực  mới . Yếu tố này  xuất hiện  từ vụ khủng hoảng dầu mỏ   năm 1973 , khi ủng  hộ cuộc chiến  của Ai cập chống lại Israel, các nước Ả -rập  sản  xuất  dần mỏ sử dụng việc  cung cấp  dầu  và nâng giá dầu  thành  1  vũ khí rất  hiệu  qủa .   Sự giàu có ,  hãnh diện  và  tự tin   đựơc củng cố thêm  bởi 1  yếu  tố mới – đó là sự khinh bỉ . Khi  tiếp xúc gần gũi   với châu Âu và    Mỹ , các du  khách  đạo Hồi   bắt  đầu nhận xét  và  xem những gì  họ thấy   đựơc  như là  sự suy đồi  đạo đức và  coi đó  là   sự yếu  đuối  của nền  văn minh  phương Tây .
       Trong 1 thời  đại  đầy rẩy những   cung bậc  cường điệu , các ý thức  hệ chao đảo , lòng trung  thành    nhàm  chán    , và các  định  chế rệu rã , thì 1  ý  thức hệ   được  diễn đạt  bằng  thuật ngữ đạo Hồi  đã đưa ra đựơc   nhiều  ưu điểm :  là 1  cơ sở hết sức  quen thuộc   về bản  sắc   riêng  của từng nhóm người ,  là tình đoàn kết  và   chỉ dành cho người trong nhóm ; một cơ sở chấp nhận được  về tính chính  đáng  và thẩm quyền ; một cách phát biểu dễ hiểu  ngay   về các nguyên  tắc phê bình của  hiện tại  và 1 chương trình hành động   trong tương lai .  Qua đó , Hồi giáo  có thể đưa ra   các  biểu tượng và  khẩu  hiệu  hữu hiệu nhất  để huy động   nhằm  ủng hộ hay chống  lại  1 sự nghiệp  hoặc 1  chế độ .
       Các  phong  trào  Hồi  giáo  cũng có 1  lợi thế cực kỳ khác không  hề giống    với  tất cả các  phong trào  khác .  Tại các   đền thờ mosque ,  họ đều  xây dựng 1  hệ   thống liên kết và  thông  tin  mà  ngay cả các chính phủ độc tài nhất  cũng không thể nào kiểm soát hết được .  Thật vậy , các nhà độc tài tàn bạo giúp sức cho họ , dù không cố ý , bằng  cách  loại trừ các nhóm  đối lập  cạnh tranh  .
      Chủ nghĩa Hồi giáo  cấp tiến ( Radical Islamism ) , mà ta   thường gọi là Hồi giáo chính thống ( fundamentalism) ,  thật  ra không phải là 1  phong trào đồng  nhất đơn độc .Có nhiều  kiểu  chính thống Hồi giáo  tại nhiều  nước khác nhau   và đôi khi  thậm chí   chỉ trong  cùng  1 nước . Một  số đựơc nhà nước bảo trợ - được   chính phủ   này  hay chính phủ Hồi giáo  khác công nhận , sử dụng   và  tích cực vận động vào   các mục  tiêu riêng  của họ ;  một số là  các  phong trào quần  chúng  đích thực do nhân dân  lập ra .  Trong  số các phong trào Hồi giáo  do nhà nước bảo  trợ   lại có nhiều loại   ,  cấp tiến   và bảo thủ , có tính lật đổ và  ngăn chặn ( preemptive)  .  Các phong trào  bảo thủ và  ngăn  chặn    là do  các chính phủ đang cầm quyền  xướng  ra , nhằm để tự bảo vệ họ khỏi    làn sóng  cách mạng . Đó là các phong trào  nhiều lần đựơc  các  chính phủ Ai cập , Pakistan   và nhất là Saudi Arabia  khuyến khích .  Còn  loại  kia  , có  tầm quan trọng hơn nhiều , từ cơ sở đi lên , có nền tảng  bình dân  thực  sự . Phong trào đầu tiên    trong  loại này    chiếm được   quyền lực  và hành công nhất  trong  sử   dụng  quyền lực   là  cách mạng  Hồi  giáo  tại  Iran .  Các chế độ Hồi giáo cấp tiến  hiện đang cầm quyền   tại Sudan , và có lúc tại Afghanistan , và   các phong trào Hồi giáo  đang tạo ra các mối đe  doạ chính  cho  cái trật tự   từng  bị lâm nguy ở những nước khác  , nhất là  Algeria và Ai cập .
 Các nhóm  Hòi giáo  chính thống ,  không giống   như các nhóm Tin lành ( Protestant ) – chính   tên gọi  chính thống  vốn là của Tin lành ,  không đưa ra   những   khác   biệt nào  về so với  cái chung  về các vấn đề thần học   hoặc   cách  diễn  giải  kinh thánh .  Phê  phán của họ nằm ở chiều  hứơng  rộng hơn , thuộc về xã hội .  Theo cách nhìn  của họ , thì    thế giới Hồi giáo đã đi sai  đường .  Các nhà  lãnh đạo của   họ tự gọi  mình là tín đồ đạo Hồi , giả vờ là người  đạo Hồi , nhưng thực  ra đó  là những  kẻ bỏ đạo  đã chiếm đoạt   đất  Thánh và chấp nhận  các  luật lệ , phong tục của kẻ vô đạo   xa lạ .   Giải pháp duy  nhất , theo họ , là  quay về lối sống  Hồi giáo đích thực , và vì thế việc  loại bỏ các chính quyền  phản đạo  là bứơc cơ bản đầu tiên .  Theo hướng này , thì  các nhóm  chính thống  đều chống  phương Tây  bởi vì  họ xem  phương Tây   như  là nguồn  gốc  của   tội lỗi đã làm xói mòn xã hội Hồi giáo ,  nhưng  mũi tấn công  đầu tiên  của họ là nhắm  vào   các nhà  lãnh đạo và  cai trị của  họ.  Đó là  các  phong trào  lật đổ vua Shah tại Iran năm 1979   và ám sát  Tổng thống Sadat của Ai cập  2 năm sau đó . Cả 2  phong trào đều đựơc coi như  là  triệu chứng  của 1 tai hoạ sâu xa hơn   cần  phải chữa  trị bằng cách  thanh  trừng  nội bộ . Tại Ai cập , họ  đã  giết  nhà  cai trị   nhưng không  chiếm đựơc  nhà nước  ; tại Iran  họ phá huỷ 1 chế độ rồi dựng nên  1 chế độ   của chính họ .
 
…………..

 
      Hồi giáo là 1  tôn giáo lớn  trên  thế giới . Hồi giáo   đã  đem lại phẩm giá và   ý nghĩa cho biết bào cuộc đời  nghèo khó và   buồn tẻ . Hồi giáo  đã dạy   nhiều  người thuộc các chủng tộc  khác  nhau   sống  như huynh  đệ và   dạy  các dân tộc có tín ngưỡng khác nhau    cùng  sống  bên nhau  khoan dung hợp lẽ .  Hồi giáo  là nguồn  cảm hứng   cho   một nền  văn minh lớn  trong đó   cùng  với tín đồ Hồi giáo ,  những  tín đồ tôn giáo khác đã cùng  chia  xẻ cuộc sống  sáng tạo và hữu  ích   và   những thành tựu của nền văn minh này  đã tạo  sự phồn vinh  cho toàn thế giới .  Nhưng  cũng  giống như mọi tôn giáo khác , Hồi giáo   đã trải qua những  giai đoạn  mà   qua  đó làm cho   một  số tín đồ chỉ nhìn  thấy sự thù  hận  và bạo lực . Quả là chúng ta  không may  mắn  khi   phải đối  đầu  với một phần   thế giới Hồi   giáo đang trải qua  1 giai  đoạn như thế và khi  phần lớn – dù rằng  không  phải tất  cả -  của những   sự thù  hận đó  lại hướng về   phía chúng ta .
      Tại sao như vậy ?.   Ta không nên    thổi phồng  tầm vóc vấn đề . Thế giới  Hồi giáo  không hề nhất  trí   về mặt  từ bỏ phương tây  cũng như thái độ thù nghịch  không chỉ có ở những  khu vực Hồi giáo thuộc   Thế giới thứ 3   . Vẫn còn  có một   số   đáng  kể , trong một  số khu vực   lại là đa số,  những tín đồ Hồi giáo    cùng chia  sẻ vơi chúng ta  một  số khát  vọng  và tín niệm   cơ  bản về văn hoá , đạo đức , chính trị và  xã hội ;  vẫn  còn    sự hiện diện  đáng  kể của  phương tây – văn  hoá , kinh tế ,  ngoại giao- tại  các vùng  đất Hồi giáo , trong  số đó  có  một  số là đồng   minh   của phương tây . Nhưng   cũng  có  1  làn sóng thù  hận   khiến ta phải  lo âu ,  hoảng hốt   và  nhất là  làm  rối trí người Mỹ .
 Thường thì  sự căm  ghét này  vựơt  quá  mức độ thù địch  đối với  một  số quyền  lợi  hoặc   hành động  hoặc  các  chính sách   hoặc    thậm chí đối với các  quốc gia  và   trở thành  sự chối bỏ nền  văn minh tây  phương nói  chung , cũng không nhiều hơn  đối   với mức  hiện  có , và đối với  các nguyên  tắc và giá trị mà nền văn ninh này  đang  thực  hiện và rao giảng . Những   đặc trưng của  nền văn minh phương tây  bị người Hồi   giáo coi như là  xấu xa  từ cốt  tuỷ   ,   cho nên  kẻ nào  xiển dương   hoặc  chấp nhận   đều bị coi như  là"kẻ thù của thượng đế” .
       Nhóm  từ này  , vốn đựơc  các nhà lãnh đạo Iran tuyên bố lập đi   lập lại  thường  xuyên   ,  trong các   biên  bản toà án    và  cả trong các tuyên ngôn chính trị , đối với  một  người hiện đại  ngoài cuộc  phải nói  là  rất lạ lẫm , dù   về mặt  tôn giáo hoặc thế tục .  Ý  tưởng cho  rằng Thượng đế có   kẻ thù  , và cần có sự giúp đỡ của con người  để lật mặt  và   xử lý kẻ thù , quả là  hơi khó nuốt . Tuy nhiên , điều này chẳng  hề trái ngược chút nào .  Cái quan niệm   về kẻ thù  của  Thượng  đế    đều  thường gặp  ở thời   cổ đại   cổ điển và  tiền cổ điển , có trong  Cựu  ứơc  , Tân   ứơc  cũng như trong kinh Qur’an.
       Theo Hồi  giáo , thì cuộc chiến  giữa  thiện  và  ác , ngay từ đầu ,   được xét trên bình diện chính  trị và   cả quân sự nữa. Ta  nhớ   rằng  , Muhammad   không những chỉ là  1 nhà  tiên tri và  người giảng đạo   giống như các đấng lập đạo ,  ngài  cũng   là  1 chiến sĩ  và là  nhà  cai trị . Vì  thế , cuộc chiến  của  ngài liên quan đến  1  nhà nước và   lực lượng quân đội .  Trong  cuộc chiến  bảo vệ Hồi giáo- thánh chiến"theo con đừơng của Thượng  đế vạch ra"-   nếu   các chiến  sĩ chiến  đấu cho Thượng  đế , thì đối phương là kẻ chống  lại Thượng  đế. Và  do Thượng đế trên  nguyên  tắc  là đấng cai trị , người  đứng  đầu  tối cao  của  nhà nước Hồi giáo  , cùng với đấng  Tiên tri   và sau đấng Tiên tri là  Caliph , với  vai trò  phó vương , thế thì Thượng đế sẽ là người cầm đầu quân đội .  Quân đội là  quân đội của Thượng  đế và  kẻ thù là  kẻ thù của Thượng  đế . Nhiệm vụ   của  những  người lính của Thuợng  đế   là  đưa   kẻ thù  của Thượng đế đến nơi cho để Người trừng trị càng nhanh  càng tốt  ,  tức là sau khi  chết .
      Vấn đề cốt lõi  làm  bận tâm các nhà  làm chính trị phương Tây hiện nay chỉ là  thế này : Có phải Hồi giáo ,  dù  là  theo phái chính thống   hoặc  phái   khác , là 1  đe  dọa cho phương tây ? . Đối với câu hỏi  đơn  giản này , có  nhiều câu trả lời  đơn giản  , và  do câu trả lời đơn giản  , cho nên phần lớn đều  lạc hướng .  Theo ý kiến  của  1 trừơng phái  , thì sau khi Liên  xô và phong trào  cọng sản  sụp đổ , Hồi giáo  và   chủ nghĩa  chính thống  Hồi giáo   đã thay chỗ cho   2 chủ thể kia  với tính cách  là  1 mối đe dọa   cho phương Tây  và   lối sống phương Tây . Theo ý kiến của 1 trường  phái khác , thì người  Hồi giáo , kể cả những  người  theo chủ nghĩa chính thống  cấp tiến ,  về cơ bản , đều là những người tử tế ,  yêu hòa bình ,  ngoan đạo ,  một  số trong  nhóm này  đã  bị những sự   việc tồi tệ   mà  phương tây đem  đến cho  họ , làm cho họ không thể   chịu  đựng   được  thêm .  Chúng ta  coi  họ là kẻ thù   bởi vì   chúng  ta cần  có  1  kẻ thù  về mặt tâm lý   để thay  thế cho  Liên xô  không  còn tồn tại .
       Cả 2  quan điểm đều  có chứa  sự thật ;  cả 2 đều sai lầm  cực kỳ nguy  hiểm . Hồi giáo  đúng ra  không  phải là  kẻ thù  của phương Tây , và  ngày càng có nhiều người Hồi giáo ở nơi này  nơi khác , không mong  muốn   gì  khác hơn   là có mối liên hệ gần gũi  và thân thiện  với  phương Tây  và  xây dựng   đựơc  những định chế dân chủ tại  nước của họ .  Nhưng cũng  có 1 số đáng kể tín đồ đạo Hồi - nhiều nhưng không phải   tất cả những người theo  phái  chính thống – có thái độ thù nghịch  và nguy hiểm , không  phải vì  chúng ta  cần có 1 kẻ   thù  mà chính họ mới cần.
      Trong những năm gần đây , có  một  số thay đổi  về mặt nhận thức  ,  và  tiếp đến là   chiến thuật   giữa  các  người Hồi giáo .  Một  số    vẫn  coi  phương tây nói chung  và nước Mỹ  đầu têu  hiện nay  là  kẻ thù  cố cựu và không khoan nhượng  của  đạo Hồi , là  trở ngại  đáng gờm  đối với việc   phục hồi niềm tin  và  luật  pháp  của  Thượng  đế ở trong nước  và chiến  thắng cúôi cùng   của  đạo Hồi trên tòan thế giới.  Đối với nhóm  này , không có con  đường nào  ngoài  chiến tranh  quyết tử , để hòan thành  những điều mà   họ coi là mệnh lệnh của  đức tin. Cũng có những  người khác , vẫn là tín đồ tận tụy   và cũng biết  rõ về các khuyết tật  của  xã hội phương  Tây hiện đại , tuy  nhiên  cũng thấy đựơc những đóng góp  của phương Tây – như tinh thần  tìm  tòi học hỏi là nguồn gốc  của khoa học  và kỹ thuật  hiện đại ; sự quan tâm về vấn đề   tự do dẫn đến  chính quyền  dân chủ   hiện  đại . Những người này , trong khi vẫn  giữ  đức tin   và văn  hóa của  mình , lại   cùng chúng ta cố tìm  cách  đi đến  1  thế gíơi tự do  và tươi sáng  hơn . Lại cũng có  những người , trong  khi vẫn coi   phương tây là kẻ thù lớn nhất  và là  nơi sinh ra  mọi điều xấu  xa , tuy nhiên   cũng  ý thức đựơc  sức mạnh của  phương tây   cho nên cố tìm  một  sự thích nghi  tạm thời để   có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến   cuối cùng . Chúng ta  đừng nên  lẫn lộn  giữa  nhóm thứ 2  với nhóm  thứ 3.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét