Tôn giáo Đông Nam á
World map of Religion distribution
SEA map of Religions
Như đã đề cập ở trên, có ít nhất bốn tôn giáo khác nhau tỏa rễ khắp miền đất Đông Nam á. Malaysia và Indonesia (trừ Bali theo Hindu giáo ra), Brunei và Nam Philipin đều đa phần theo Hồi giáo; Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan đều theo Phật giáo Tiểu thừa và có nhiều nét văn hóa vay mượn từ ấn Độ hơn Việt Nam – nơi thiên về văn hóa Trung Hoa và chủ yếu theo Phật giáo Đại thừa; còn Philipin về cơ bản lại là miền đất theo Công giáo. Vì vậy, trên nền tảng phát triển khu vực, chúng ta nên biết qua đôi nét về nguồn gốc Hindu giáo, Phật giáo và Hồi giáo cũng như thời gian các tôn giáo này được truyền vào Đông Nam á.
Phật giáo
Đạo Phật ra đời ở ấn Độ vào thế kỷ VI TCN. Người sáng lập là Gautama. Ông sinh ra trong gia đình hoàng tộc và được tiên đoán sẽ trở thành đấng quân vương vĩ đại, còn nếu phải chứng kiến nỗi khổ đau thì ông sẽ thành người thầy chí tôn. Phụ hoàng đã nuôi dạy Gautama thành một hoàng tử tài giỏi, đồng thời không bao giờ để người nhìn thấy cảnh khổ đau. Song, sự phòng xa ấy không thể ngăn nổi Gautama thấy bốn “cảnh”: một người già, một người ốm, và một thi hài – là biểu trưng cho nỗi đau và sự bất hạnh – còn “cảnh” thứ tư là một nhà tu khổ hạnh, trầm tĩnh và trong sáng. Gautama dời bỏ hoàng cung, vợ và con trai để đi vào rừng sâu, nơi ông đạt đến “sự giác ngộ” sau nhiều năm ăn chay, học hỏi và thiền định. Ông trở thành Buddha hay là Đấng Giác ngộ.
Tứ diệu đế trong Phật giáo cho rằng cuộc đời là khổ đau. Đam mê và khát vọng dẫn đến sự tái sinh, và bởi vậy mà trở thành nguyên nhân của nỗi khổ. Cho nên cần phải diệt khổ. Thực hiện Bát chánh đạo sẽ giúp ta tận diệt khổ đau để rồi dứt khỏi vòng sinh tử và đạt đến Niết Bàn.
Đạo Phật là tôn giáo của sự bình đẳng. Nó phủ nhận việc sùng bái thần tượng và chế độ đẳng cấp của đạo Hindu cùng với nơi thờ cúng. Mọi vấn đề của tôn giáo đều được tổ chức bhiku (tăng đoàn) giải quyết một cách dân chủ. Trong số những người cải đạo theo Phật giáo vào thế kỷ III TCN có Hoàng đế ấn Độ Ashoka. Ông đã cử các nhà truyền giáo mang thông điệp nhà Phật đi đến tận những nước xa xôi, bao gồm Myanmar và Sri Lanka.
Vào thế kỷ đầu công nguyên, sau cuộc đại kiết tập, Phật giáo chia thành hai nhánh Mahayana (cỗ xe lớn, hay đạt đến Niết Bàn) và Theravada (cỗ xe nhỏ). Sự khác biệt chủ yếu giữa hai phái xuất phát từ tư tưởng bodhisattva (Bồ tát) rằng một người đắc đạo có thể “cứu giúp” những người khác. Các linh hồn đắc đạo sẽ được tái sinh lên một bậc cao hơn cho tới khi đạt đến Niết Bàn hay thành Phật. Người ta có thể thờ hoặc dựng đền thờ bodhisattvas. Và tự nhiên là giới vua quan, quý tộc, trí thức, học giả đều theo Mahayana, bởi họ có thể hiện ra với vẻ siêu phàm hơn dân chúng nhờ làm việc thiện cho kẻ khác. Trong khi Mahayana sử dụng tiếng Sankrit thì Theravada dùng ngôn ngữ của quần chúng là tiếng Pali và Magadhi, ấn Độ. Trong khi Mahayana sa đà vào sự phô trương, hoa mỹ với các hình tượng chạm khắc xung quanh chùa thì Theravada chỉ thờ tượng Phật ở những ngôi chùa giản dị. Trong khi Mahayana quan niệm Phật tử có thể cứu giúp cả mình lẫn người khác nhờ làm việc thiện thì Theravada cho rằng mỗi cá nhân đều phải làm việc thiện mới mong được giải thoát, đồng thời tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau. Sang đầu thế kỷ II, Mahayana truyền vào Trung Quốc, rồi Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Song, vào cuối thiên niên kỷ đầu công nguyên, đạo Phật lại bị đạo Hindu thế chỗ hoàn toàn tại ấn Độ. Mặc dầu Phật giáo Theravada phát triển ở Sri Lanka và Hạ Myanmar song trên tiểu lục địa ấn thì chỉ còn thưa thớt vài nơi.
Cùng với Hindu giáo, Phật giáo – Mahayana và Theravada - đã lan tỏa từ ấn Độ sang Phù Nam, Angkor, Sumatra và Java vào thiên niên kỷ thứ nhất. Tuy vậy, kể từ sau thế kỷ XI, khi quốc vương Miến Điện – Anawratha cải đạo theo Theravada thì phái này mới nhanh chóng truyền khắp Đông Nam á và trở thành tôn giáo hàng đầu của người Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia, riêng người Việt thì đa phần theo Phật giáo Mahayana biến cải.
Hindu giáo
Đạo Hindu nảy mầm qua nhiều thế kỷ phát triển trong đời sống tôn giáo và tư tưởng ở ấn Độ. Đạo được khởi đầu với tứ kinh Veda (kho tàng trí tuệ) và các chú giải về Hindu giáo vào khoảng năm 1500 đến 500 TCN. Mặc dù đạo thờ đa thần nhưng niềm tin vào Brahman (Đấng Sáng tạo) cùng hai hiện thân sóng đôi - Vishnu (Đấng Bảo vệ), Shiva (Đấng Hủy diệt) vẫn là sợi dây độc thần xuyên suốt. Theo vũ trụ quan Hindu giáo, bốn sắc đẳng varna do thủy tổ sinh ra gồm: Brahman (thầy tư tế, học giả, chiêm tinh gia) sinh ra từ miệng; Kshatriya (chiến binh) từ cánh tay; Vaishya (thương gia) từ đùi; và Shudra (kẻ hầu hạ) thì từ bàn chân. Vào khoảng thế kỷ VIII TCN, hệ thống sắc đẳng có phần trở nên hà khắc hơn, và tôn giáo hoàn toàn nằm trong tay giới Brahman. Lúc này, các Brahman nâng việc hiến sinh và những nghi lễ kèm theo lên thành biện pháp duy trì rita (trật tự thế giới). Sang khoảng thế kỷ VI – V TCN, một số luận thuyết triết học – các Upanishad - đã đặt ra vấn đề cơ bản về sự sống và cái chết, về thế giới vi mô của linh hồn (Atman) và thế giới vĩ mô tinh thần (Brahman). Và sự hòa trộn giữa Atman và Brahman sẽ đưa ta đến Chân lý tối cao.
Cốt lõi Hindu giáo là thuyết luân hồi và thuyết karma (nghiệp chướng), lấy luật nhân quả làm nền tảng – hành động của một người ở kiếp này sẽ khiến anh ta được hưởng phúc hay phải thọ nghiệp báo ở kiếp sau, và vì lẽ đó anh ta có thể hạnh phúc hơn hoặc ngược lại. Karma không loại trừ ý nguyện vì karma một người có thể tốt lên nhờ quá trình sống có đạo đức, hiểu biết, tu thiền và tín lễ. Cách sống như vậy cũng có thể là “con đường” diệt bỏ luân hồi sinh, tử , tái sinh, và đạt đến moksha (niết bàn).
Khoảng đầu công nguyên, khi tiếp xúc giữa ấn Độ và Đông Nam á tăng lên thì cơ tầng xã hội Hindu đã bị phân chia chặt chẽ thành bốn varna, đồng thời lại chia nhỏ tiếp thành các đẳng cấp. Vị thế xã hội của người phụ nữ thấp dần đi, trong khi bắt đầu hình thành đẳng cấp thứ năm, tầng lớp tiện dân gồm những người làm nghề “dơ bẩn” như dọn xác động vật, thuộc da hay nhặt rác.
Tuy nhiên, xã hội Hindu trong tay những người Brahman lại tạo nên một kho tàng văn học phong phú mà sâu sắc gồm nhiều thể loại như sử thi, các hệt thống triết học, cùng với luận thuyết về nghệ thuật và âm nhạc. Và thời kỳ Gupta (320-550) chính là một trong những giai đoạn đỉnh cao của văn hóa Hindu cùng với sự lan tỏa của nó vào Đông Nam á.
Hồi giáo
Người sáng lập ra Hồi giáo là Mohammed. Ông sinh tại Mecca, Arab, năm 570. Ông cảm nhận thấy đấng tối cao trong khi đang dẫn thương đoàn vượt qua sa mạc. Giới có thế lực ở Mecca không kìm nén được tức giận trước những lời giảng của Mohammed khiến ông phải hegira (bay) đến Medina năm 622, và đây chính là cột mốc mở đầu cho kỷ nguyên Hồi giáo. Tám năm sau, Mohammed dẫn đầu đoàn quân tín đồ trở lại Mecca. Và rồi ông qua đời năm 632, tức hai năm sau khi ông xây dựng Mecca thành đầu não tôn giáo.
Có thể nói, tôn giáo mà Mohammed rao giảng rất giản dị và dễ theo. “Năm Nguyên tắc cơ bản của Hồi giáo” đòi hỏi phải có niềm tin vào Allah (Thánh trong tiếng Arab) và đấng tiên tri duy nhất là Mohammed; phải cầu nguyện 5 lần trong ngày; phải bố thí; ăn chay trong tháng Ramadan (không ăn không uống trong khoảng thời gian mặt trời mọc – lặn); và hành hương ít nhất một lần trong đời về thánh địa Mecca. Hồi giáo dạy rằng mọi tín đồ đều là anh em, và mọi con người đều bình đẳng trước Allah, không kể màu da, chủng tộc hay tầng lớp (nhưng không có nghĩa là kể cả giới tính). Đồng thời, cũng có những điều cấm kỵ cụ thể như sử dụng chất gây say và thịt lợn. Năm 651, hàng loạt điều Đấng tối cao thiên khải cho Mohammed được tập hợp lại thành kinh Koran. Từ đó, Koran luôn duy trì vị trí tối thượng trong mọi mặt chính trị, kinh tế, luật pháp và đạo đức của người Hồi.
Mohammed khẳng định rằng Đấng tối cao chỉ ban cho mình ông sự thiên khải cuối cùng và trọn vẹn. Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo phần nào tin vào sự thiên khải; theo đó, tín đồ của những đạo này vẫn được khoan dung thành “thần dân của kinh thánh.” Những người bị coi là chống đạo đều phải chết nếu họ từ chối cải theo Hồi giáo. Với tinh thần Mohammed, hàng đoàn người Arab đã rời quê hương mang “trên đôi tay kinh Koran và thanh gươm” để biến dar-ul-harb (đất nước chiến tranh) thành dar-ul-Hồi giáo khắp miền Trung Đông, Bắc Phi và Bán đảo Iberia trong vòng một thế kỷ đầu sau khi ra đời.
Hồi giáo không có thầy tu hay thứ bậc chính thức trong nhà thờ. Kế vị Đấng tiên tri là khalip (vua Hồi) - người đứng đầu cả về thế tục và thần quyền trong cộng đồng người Hồi. Tín đồ Hồi giáo bị phân thành hai phái – một là Shia gồm những người tin rằng khalip phải có quan hệ huyết thống với Đấng tiên tri, và hai là Sunni gồm những người không cùng quan điểm như vậy. Người Sunni tuân theo bốn trường phái luật lệ khác nhau gồm: Hanafi, Maliki, Shafi’i và Hanbali là các trường phái mang tên bốn học giả Hồi giáo nổi tiếng về luật học và thần học. Trong đó, Shifi’i là trường phái nắm vai trò nổi bật nhất ở Đông Nam á. Từ thế kỷ XII, lại phát triển một phái mới có tên gọi Sufi. Tín đồ phái này theo thuyết thần bí, họ cho rằng có thể đạt đến sự giải thoát bằng cách tận hiến cho Thượng đế. Các nhà truyền giáo Sufi không chỉ tìm thấy sự gần gũi trong cách tiếp cận về tâm linh của người ấn Độ mà còn có công thúc đẩy đông đảo người cải đạo ở ấn Độ và Đông Nam á từ thế kỷ XIII. Sang thế kỷ XV – XVI, Hồi giáo lan tỏa nhanh hơn ở hầu khắp Đông Nam á hải đảo. Ngày nay, nó trở thành tôn giáo hàng đầu ở các quốc gia Malaysia, Brunei, Indonesia và nam Philipin.
Religions
As noted above, at least four different religions have sizable numbers of adherents in Southeast Asia. Thus, Malaysia and Indonesia (except Bali, which follows Hinduism), Brunei, and southern Philippines are overwhelmingly Moslem; Myanmar, Laos, Cambodia, and Thailand follow Theravada Buddhism and have more cultural borrowings from Indian than does Vietnam, which is culturally Chinese-oriented and mostly follows Mahayana Buddhism; and the Philippines is a predominantly Catholic country. A short introduction on the origins of Hinduism, Buddhism, and Islam and the timing of their propagation in Southeast Asia is useful for an appreciation of the historical developments in the region.
Buddhism. Buddhism was founded in India in the sixth century B.C. When its founder, Gautama, was born in a royal family, it was predicted that he would become either a universal king or, if he saw misery, a universal teacher. His father trained Gautama to be a great prince and kept him away from miseries. Despite such precautions, Gautama experienced four "sights": an old man, a sick man, a corpse -- all representations of pain and misery -- but the fourth "sight" was an ascetic, calm and serene. Gautama left his home, wife, and son and repaired to the forests, where after years of fasting, study, and meditation, he had "enlightenment." He became a Buddha, or the Enlightened.
The Four Noble Truths of Buddhism state that existence is pain. Craving for delights and passions leads to rebirth and, therefore, is the cause of pain. It is essential to end the pain. This can be done through the Noble Eightfold Path of an ethical life in thought and deed. One would then end the cycle of birth and death and attain Nirvana.
Buddhism was a religion of equality. It recognized no idolatry nor the fourfold class system of Hinduism. It had no church. Its affairs were managed democratically by a body of bhikus (monks). Among its influential converts in the third century B.C. was King Ashoka of India, who sent emissaries to distant countries, including Myanmar and Sri Lanka, to spread the message of Buddhism.
By the first century A.D., a major schism had occurred dividing the Buddhist faith into the Mahayana (greater vehicle, or conveyance to salvation) and Theravada (lesser vehicle). The principal difference between the two sects hinged on the Mahayana concept of bodhisattva (Buddha in the becoming), according to which a meritorious person could "save" others. Such great souls would be reborn in a higher order until they attain Nirvana, or the state of Buddha. Bodhisattvas could be worshiped and temples built for them. The Mahayana faith naturally appealed to the kings, nobility, scholars, and the elite because they could appear superior to others by virtue of the extra merit they earned through good works toward others. Mahayana used Sanskrit, whereas Theravada used the languages of the masses, including Pali and Magadhi in India. Mahayana employed pomp and pageantry and imagery in sculptured panels around the temples; Theravada had only images of Buddha in simpler religious edifices. Mahayana followers could save themselves as well as others through good meritorious deeds; Theravada followers believed that each individual had to work for personal salvation and that all human beings were equal. Beginning in the second century A.D., the Mahayana faith spread to China and then to Korea, Japan, and Vietnam. By the end of the first millennium, Buddhism was completely overwhelmed by resurgent Hinduism within India. Only pockets of Buddhism remained on the Indian subcontinent although Theravada Buddhism flourished in Sri Lanka and Lower Myanmar.
Along with Hinduism, Buddhism -- Mahayana and Theravada -- spread from India to Funan, Angkor, Sumatra, and Java in the first millennium. However, after the eleventh century conversion of a Burmese monarch, Anawratha, to Theravada, the latter spread rapidly in mainland Southeast Asia and became the dominant faith of the people of Myanmar, Thailand, Laos, and Cambodia, while most of the Vietnamese followed a modified form of Mahayana Buddhism.
Hinduism. Hinduism evolved in India over centuries of development of religious life and thought. It began with the four Vedas (books of knowledge) and the commentaries thereon dated between 1500 B.C. and 500 B.C. Despite the multiplicity of gods, there is a monotheistic strain in its belief in the Supreme Being, Brahma (the Creator), and its twin manifestations, Vishnu (the Preserver) and Shiva (the Destroyer), together forming the Trinity. Its cosmology includes the sacrifice of the primeval being from whose limbs sprang the four varnas (classes): the Brahmans (priests, scholars, astrologers) from the mouth; the Kshatriyas (warriors) from the arms; the Vaishyas (traders) from the thighs; and the Shudras (menials) from the feet. Around the eighth century B.C., the classes became somewhat rigid, and the religion came to be controlled by Brahmans, who emphasized sacrifice and its attendant ritual at which they officiated as being essential to maintain the rita (world order). Around the sixth to fifth century B.C., a number of philosophical treatises -- the Upanishads -- raised fundamental questions of the meaning of life and death, the microworld of the soul (Atman), and the macrocosmos of the world spirit (Brahman). The Ultimate Reality involved the blending of the Atman and the Brahman.
Central to the evolving Hinduism were the doctrine of the transmigration of souls and the doctrine of karma, the fundamental law of cause and effect by which one's deeds in the present birth are rewarded or punished in the next birth, which may correspondingly be in happier or unhappier conditions. Karma did not exclude free will since one's karma could be improved upon through a life based on ethical values and the pursuit of knowledge, meditation, or devotion to God. Such a life could also be the "path" to destroy the cycle of births, deaths, and rebirths and thus to attain moksha (salvation).
Around the beginning of the Christian era, when India's contacts with Southeast Asia increased, the Hindu social system had rigidified in terms of its four varnas and had evolved further into microfunctional groups of castes and subcastes. The place of women in society had slipped, while a fifth class, the Untouchables, largely involving "unclean" occupations like disposal of carcasses, tanning, and scavenging, had emerged.
The Hindu society, overwhelmingly the Brahmans, produced a prolific and profound literature in many genres, including epic stories, systems of philosophy, and theoretical treatises on fine arts and music. Among the peak periods of Hindu cultural efflorescence and its spread in Southeast Asia was the Gupta period ( A.D. 320-550).
SEA map of Religions
Như đã đề cập ở trên, có ít nhất bốn tôn giáo khác nhau tỏa rễ khắp miền đất Đông Nam á. Malaysia và Indonesia (trừ Bali theo Hindu giáo ra), Brunei và Nam Philipin đều đa phần theo Hồi giáo; Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan đều theo Phật giáo Tiểu thừa và có nhiều nét văn hóa vay mượn từ ấn Độ hơn Việt Nam – nơi thiên về văn hóa Trung Hoa và chủ yếu theo Phật giáo Đại thừa; còn Philipin về cơ bản lại là miền đất theo Công giáo. Vì vậy, trên nền tảng phát triển khu vực, chúng ta nên biết qua đôi nét về nguồn gốc Hindu giáo, Phật giáo và Hồi giáo cũng như thời gian các tôn giáo này được truyền vào Đông Nam á.
Phật giáo
Đạo Phật ra đời ở ấn Độ vào thế kỷ VI TCN. Người sáng lập là Gautama. Ông sinh ra trong gia đình hoàng tộc và được tiên đoán sẽ trở thành đấng quân vương vĩ đại, còn nếu phải chứng kiến nỗi khổ đau thì ông sẽ thành người thầy chí tôn. Phụ hoàng đã nuôi dạy Gautama thành một hoàng tử tài giỏi, đồng thời không bao giờ để người nhìn thấy cảnh khổ đau. Song, sự phòng xa ấy không thể ngăn nổi Gautama thấy bốn “cảnh”: một người già, một người ốm, và một thi hài – là biểu trưng cho nỗi đau và sự bất hạnh – còn “cảnh” thứ tư là một nhà tu khổ hạnh, trầm tĩnh và trong sáng. Gautama dời bỏ hoàng cung, vợ và con trai để đi vào rừng sâu, nơi ông đạt đến “sự giác ngộ” sau nhiều năm ăn chay, học hỏi và thiền định. Ông trở thành Buddha hay là Đấng Giác ngộ.
Tứ diệu đế trong Phật giáo cho rằng cuộc đời là khổ đau. Đam mê và khát vọng dẫn đến sự tái sinh, và bởi vậy mà trở thành nguyên nhân của nỗi khổ. Cho nên cần phải diệt khổ. Thực hiện Bát chánh đạo sẽ giúp ta tận diệt khổ đau để rồi dứt khỏi vòng sinh tử và đạt đến Niết Bàn.
Đạo Phật là tôn giáo của sự bình đẳng. Nó phủ nhận việc sùng bái thần tượng và chế độ đẳng cấp của đạo Hindu cùng với nơi thờ cúng. Mọi vấn đề của tôn giáo đều được tổ chức bhiku (tăng đoàn) giải quyết một cách dân chủ. Trong số những người cải đạo theo Phật giáo vào thế kỷ III TCN có Hoàng đế ấn Độ Ashoka. Ông đã cử các nhà truyền giáo mang thông điệp nhà Phật đi đến tận những nước xa xôi, bao gồm Myanmar và Sri Lanka.
Vào thế kỷ đầu công nguyên, sau cuộc đại kiết tập, Phật giáo chia thành hai nhánh Mahayana (cỗ xe lớn, hay đạt đến Niết Bàn) và Theravada (cỗ xe nhỏ). Sự khác biệt chủ yếu giữa hai phái xuất phát từ tư tưởng bodhisattva (Bồ tát) rằng một người đắc đạo có thể “cứu giúp” những người khác. Các linh hồn đắc đạo sẽ được tái sinh lên một bậc cao hơn cho tới khi đạt đến Niết Bàn hay thành Phật. Người ta có thể thờ hoặc dựng đền thờ bodhisattvas. Và tự nhiên là giới vua quan, quý tộc, trí thức, học giả đều theo Mahayana, bởi họ có thể hiện ra với vẻ siêu phàm hơn dân chúng nhờ làm việc thiện cho kẻ khác. Trong khi Mahayana sử dụng tiếng Sankrit thì Theravada dùng ngôn ngữ của quần chúng là tiếng Pali và Magadhi, ấn Độ. Trong khi Mahayana sa đà vào sự phô trương, hoa mỹ với các hình tượng chạm khắc xung quanh chùa thì Theravada chỉ thờ tượng Phật ở những ngôi chùa giản dị. Trong khi Mahayana quan niệm Phật tử có thể cứu giúp cả mình lẫn người khác nhờ làm việc thiện thì Theravada cho rằng mỗi cá nhân đều phải làm việc thiện mới mong được giải thoát, đồng thời tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau. Sang đầu thế kỷ II, Mahayana truyền vào Trung Quốc, rồi Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Song, vào cuối thiên niên kỷ đầu công nguyên, đạo Phật lại bị đạo Hindu thế chỗ hoàn toàn tại ấn Độ. Mặc dầu Phật giáo Theravada phát triển ở Sri Lanka và Hạ Myanmar song trên tiểu lục địa ấn thì chỉ còn thưa thớt vài nơi.
Cùng với Hindu giáo, Phật giáo – Mahayana và Theravada - đã lan tỏa từ ấn Độ sang Phù Nam, Angkor, Sumatra và Java vào thiên niên kỷ thứ nhất. Tuy vậy, kể từ sau thế kỷ XI, khi quốc vương Miến Điện – Anawratha cải đạo theo Theravada thì phái này mới nhanh chóng truyền khắp Đông Nam á và trở thành tôn giáo hàng đầu của người Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia, riêng người Việt thì đa phần theo Phật giáo Mahayana biến cải.
Hindu giáo
Đạo Hindu nảy mầm qua nhiều thế kỷ phát triển trong đời sống tôn giáo và tư tưởng ở ấn Độ. Đạo được khởi đầu với tứ kinh Veda (kho tàng trí tuệ) và các chú giải về Hindu giáo vào khoảng năm 1500 đến 500 TCN. Mặc dù đạo thờ đa thần nhưng niềm tin vào Brahman (Đấng Sáng tạo) cùng hai hiện thân sóng đôi - Vishnu (Đấng Bảo vệ), Shiva (Đấng Hủy diệt) vẫn là sợi dây độc thần xuyên suốt. Theo vũ trụ quan Hindu giáo, bốn sắc đẳng varna do thủy tổ sinh ra gồm: Brahman (thầy tư tế, học giả, chiêm tinh gia) sinh ra từ miệng; Kshatriya (chiến binh) từ cánh tay; Vaishya (thương gia) từ đùi; và Shudra (kẻ hầu hạ) thì từ bàn chân. Vào khoảng thế kỷ VIII TCN, hệ thống sắc đẳng có phần trở nên hà khắc hơn, và tôn giáo hoàn toàn nằm trong tay giới Brahman. Lúc này, các Brahman nâng việc hiến sinh và những nghi lễ kèm theo lên thành biện pháp duy trì rita (trật tự thế giới). Sang khoảng thế kỷ VI – V TCN, một số luận thuyết triết học – các Upanishad - đã đặt ra vấn đề cơ bản về sự sống và cái chết, về thế giới vi mô của linh hồn (Atman) và thế giới vĩ mô tinh thần (Brahman). Và sự hòa trộn giữa Atman và Brahman sẽ đưa ta đến Chân lý tối cao.
Cốt lõi Hindu giáo là thuyết luân hồi và thuyết karma (nghiệp chướng), lấy luật nhân quả làm nền tảng – hành động của một người ở kiếp này sẽ khiến anh ta được hưởng phúc hay phải thọ nghiệp báo ở kiếp sau, và vì lẽ đó anh ta có thể hạnh phúc hơn hoặc ngược lại. Karma không loại trừ ý nguyện vì karma một người có thể tốt lên nhờ quá trình sống có đạo đức, hiểu biết, tu thiền và tín lễ. Cách sống như vậy cũng có thể là “con đường” diệt bỏ luân hồi sinh, tử , tái sinh, và đạt đến moksha (niết bàn).
Khoảng đầu công nguyên, khi tiếp xúc giữa ấn Độ và Đông Nam á tăng lên thì cơ tầng xã hội Hindu đã bị phân chia chặt chẽ thành bốn varna, đồng thời lại chia nhỏ tiếp thành các đẳng cấp. Vị thế xã hội của người phụ nữ thấp dần đi, trong khi bắt đầu hình thành đẳng cấp thứ năm, tầng lớp tiện dân gồm những người làm nghề “dơ bẩn” như dọn xác động vật, thuộc da hay nhặt rác.
Tuy nhiên, xã hội Hindu trong tay những người Brahman lại tạo nên một kho tàng văn học phong phú mà sâu sắc gồm nhiều thể loại như sử thi, các hệt thống triết học, cùng với luận thuyết về nghệ thuật và âm nhạc. Và thời kỳ Gupta (320-550) chính là một trong những giai đoạn đỉnh cao của văn hóa Hindu cùng với sự lan tỏa của nó vào Đông Nam á.
Hồi giáo
Người sáng lập ra Hồi giáo là Mohammed. Ông sinh tại Mecca, Arab, năm 570. Ông cảm nhận thấy đấng tối cao trong khi đang dẫn thương đoàn vượt qua sa mạc. Giới có thế lực ở Mecca không kìm nén được tức giận trước những lời giảng của Mohammed khiến ông phải hegira (bay) đến Medina năm 622, và đây chính là cột mốc mở đầu cho kỷ nguyên Hồi giáo. Tám năm sau, Mohammed dẫn đầu đoàn quân tín đồ trở lại Mecca. Và rồi ông qua đời năm 632, tức hai năm sau khi ông xây dựng Mecca thành đầu não tôn giáo.
Có thể nói, tôn giáo mà Mohammed rao giảng rất giản dị và dễ theo. “Năm Nguyên tắc cơ bản của Hồi giáo” đòi hỏi phải có niềm tin vào Allah (Thánh trong tiếng Arab) và đấng tiên tri duy nhất là Mohammed; phải cầu nguyện 5 lần trong ngày; phải bố thí; ăn chay trong tháng Ramadan (không ăn không uống trong khoảng thời gian mặt trời mọc – lặn); và hành hương ít nhất một lần trong đời về thánh địa Mecca. Hồi giáo dạy rằng mọi tín đồ đều là anh em, và mọi con người đều bình đẳng trước Allah, không kể màu da, chủng tộc hay tầng lớp (nhưng không có nghĩa là kể cả giới tính). Đồng thời, cũng có những điều cấm kỵ cụ thể như sử dụng chất gây say và thịt lợn. Năm 651, hàng loạt điều Đấng tối cao thiên khải cho Mohammed được tập hợp lại thành kinh Koran. Từ đó, Koran luôn duy trì vị trí tối thượng trong mọi mặt chính trị, kinh tế, luật pháp và đạo đức của người Hồi.
Mohammed khẳng định rằng Đấng tối cao chỉ ban cho mình ông sự thiên khải cuối cùng và trọn vẹn. Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo phần nào tin vào sự thiên khải; theo đó, tín đồ của những đạo này vẫn được khoan dung thành “thần dân của kinh thánh.” Những người bị coi là chống đạo đều phải chết nếu họ từ chối cải theo Hồi giáo. Với tinh thần Mohammed, hàng đoàn người Arab đã rời quê hương mang “trên đôi tay kinh Koran và thanh gươm” để biến dar-ul-harb (đất nước chiến tranh) thành dar-ul-Hồi giáo khắp miền Trung Đông, Bắc Phi và Bán đảo Iberia trong vòng một thế kỷ đầu sau khi ra đời.
Hồi giáo không có thầy tu hay thứ bậc chính thức trong nhà thờ. Kế vị Đấng tiên tri là khalip (vua Hồi) - người đứng đầu cả về thế tục và thần quyền trong cộng đồng người Hồi. Tín đồ Hồi giáo bị phân thành hai phái – một là Shia gồm những người tin rằng khalip phải có quan hệ huyết thống với Đấng tiên tri, và hai là Sunni gồm những người không cùng quan điểm như vậy. Người Sunni tuân theo bốn trường phái luật lệ khác nhau gồm: Hanafi, Maliki, Shafi’i và Hanbali là các trường phái mang tên bốn học giả Hồi giáo nổi tiếng về luật học và thần học. Trong đó, Shifi’i là trường phái nắm vai trò nổi bật nhất ở Đông Nam á. Từ thế kỷ XII, lại phát triển một phái mới có tên gọi Sufi. Tín đồ phái này theo thuyết thần bí, họ cho rằng có thể đạt đến sự giải thoát bằng cách tận hiến cho Thượng đế. Các nhà truyền giáo Sufi không chỉ tìm thấy sự gần gũi trong cách tiếp cận về tâm linh của người ấn Độ mà còn có công thúc đẩy đông đảo người cải đạo ở ấn Độ và Đông Nam á từ thế kỷ XIII. Sang thế kỷ XV – XVI, Hồi giáo lan tỏa nhanh hơn ở hầu khắp Đông Nam á hải đảo. Ngày nay, nó trở thành tôn giáo hàng đầu ở các quốc gia Malaysia, Brunei, Indonesia và nam Philipin.
Religions
As noted above, at least four different religions have sizable numbers of adherents in Southeast Asia. Thus, Malaysia and Indonesia (except Bali, which follows Hinduism), Brunei, and southern Philippines are overwhelmingly Moslem; Myanmar, Laos, Cambodia, and Thailand follow Theravada Buddhism and have more cultural borrowings from Indian than does Vietnam, which is culturally Chinese-oriented and mostly follows Mahayana Buddhism; and the Philippines is a predominantly Catholic country. A short introduction on the origins of Hinduism, Buddhism, and Islam and the timing of their propagation in Southeast Asia is useful for an appreciation of the historical developments in the region.
Buddhism. Buddhism was founded in India in the sixth century B.C. When its founder, Gautama, was born in a royal family, it was predicted that he would become either a universal king or, if he saw misery, a universal teacher. His father trained Gautama to be a great prince and kept him away from miseries. Despite such precautions, Gautama experienced four "sights": an old man, a sick man, a corpse -- all representations of pain and misery -- but the fourth "sight" was an ascetic, calm and serene. Gautama left his home, wife, and son and repaired to the forests, where after years of fasting, study, and meditation, he had "enlightenment." He became a Buddha, or the Enlightened.
The Four Noble Truths of Buddhism state that existence is pain. Craving for delights and passions leads to rebirth and, therefore, is the cause of pain. It is essential to end the pain. This can be done through the Noble Eightfold Path of an ethical life in thought and deed. One would then end the cycle of birth and death and attain Nirvana.
Buddhism was a religion of equality. It recognized no idolatry nor the fourfold class system of Hinduism. It had no church. Its affairs were managed democratically by a body of bhikus (monks). Among its influential converts in the third century B.C. was King Ashoka of India, who sent emissaries to distant countries, including Myanmar and Sri Lanka, to spread the message of Buddhism.
By the first century A.D., a major schism had occurred dividing the Buddhist faith into the Mahayana (greater vehicle, or conveyance to salvation) and Theravada (lesser vehicle). The principal difference between the two sects hinged on the Mahayana concept of bodhisattva (Buddha in the becoming), according to which a meritorious person could "save" others. Such great souls would be reborn in a higher order until they attain Nirvana, or the state of Buddha. Bodhisattvas could be worshiped and temples built for them. The Mahayana faith naturally appealed to the kings, nobility, scholars, and the elite because they could appear superior to others by virtue of the extra merit they earned through good works toward others. Mahayana used Sanskrit, whereas Theravada used the languages of the masses, including Pali and Magadhi in India. Mahayana employed pomp and pageantry and imagery in sculptured panels around the temples; Theravada had only images of Buddha in simpler religious edifices. Mahayana followers could save themselves as well as others through good meritorious deeds; Theravada followers believed that each individual had to work for personal salvation and that all human beings were equal. Beginning in the second century A.D., the Mahayana faith spread to China and then to Korea, Japan, and Vietnam. By the end of the first millennium, Buddhism was completely overwhelmed by resurgent Hinduism within India. Only pockets of Buddhism remained on the Indian subcontinent although Theravada Buddhism flourished in Sri Lanka and Lower Myanmar.
Along with Hinduism, Buddhism -- Mahayana and Theravada -- spread from India to Funan, Angkor, Sumatra, and Java in the first millennium. However, after the eleventh century conversion of a Burmese monarch, Anawratha, to Theravada, the latter spread rapidly in mainland Southeast Asia and became the dominant faith of the people of Myanmar, Thailand, Laos, and Cambodia, while most of the Vietnamese followed a modified form of Mahayana Buddhism.
Hinduism. Hinduism evolved in India over centuries of development of religious life and thought. It began with the four Vedas (books of knowledge) and the commentaries thereon dated between 1500 B.C. and 500 B.C. Despite the multiplicity of gods, there is a monotheistic strain in its belief in the Supreme Being, Brahma (the Creator), and its twin manifestations, Vishnu (the Preserver) and Shiva (the Destroyer), together forming the Trinity. Its cosmology includes the sacrifice of the primeval being from whose limbs sprang the four varnas (classes): the Brahmans (priests, scholars, astrologers) from the mouth; the Kshatriyas (warriors) from the arms; the Vaishyas (traders) from the thighs; and the Shudras (menials) from the feet. Around the eighth century B.C., the classes became somewhat rigid, and the religion came to be controlled by Brahmans, who emphasized sacrifice and its attendant ritual at which they officiated as being essential to maintain the rita (world order). Around the sixth to fifth century B.C., a number of philosophical treatises -- the Upanishads -- raised fundamental questions of the meaning of life and death, the microworld of the soul (Atman), and the macrocosmos of the world spirit (Brahman). The Ultimate Reality involved the blending of the Atman and the Brahman.
Central to the evolving Hinduism were the doctrine of the transmigration of souls and the doctrine of karma, the fundamental law of cause and effect by which one's deeds in the present birth are rewarded or punished in the next birth, which may correspondingly be in happier or unhappier conditions. Karma did not exclude free will since one's karma could be improved upon through a life based on ethical values and the pursuit of knowledge, meditation, or devotion to God. Such a life could also be the "path" to destroy the cycle of births, deaths, and rebirths and thus to attain moksha (salvation).
Around the beginning of the Christian era, when India's contacts with Southeast Asia increased, the Hindu social system had rigidified in terms of its four varnas and had evolved further into microfunctional groups of castes and subcastes. The place of women in society had slipped, while a fifth class, the Untouchables, largely involving "unclean" occupations like disposal of carcasses, tanning, and scavenging, had emerged.
The Hindu society, overwhelmingly the Brahmans, produced a prolific and profound literature in many genres, including epic stories, systems of philosophy, and theoretical treatises on fine arts and music. Among the peak periods of Hindu cultural efflorescence and its spread in Southeast Asia was the Gupta period ( A.D. 320-550).
Islam. The founder of Islam, Mohammed, was born in Mecca, Arabia, in A.D. 570. He had divine revelations while leading trading caravans in the desert. His preachings infuriated influential people in Mecca, leading to Mohammed's hegira (flight) to Medina in A.D. 622, marking the commencement of the Islamic era. Eight years later, Mohammed returned to Mecca at the head of his armed believers. In 632, two years after he had made Mecca headquarters of his religion, Mohammed died.
The religion Mohammed preached was simple and easy to follow. The "Five Pillars of Islam" required profession of faith in Allah (Arabic name of God) and Mohammed as the only prophet; prayers five times a day; the giving of alms; fasting during the month of Ramadan (no eating or drinking between sunrise and sunset); and the making of a pilgrimage at least once in a lifetime to Mecca. Islam preached brotherhood of all believers, and equality of men before God, irrespective of color, race, or class (but not gender). There were specific Injunctions against the use of intoxicants and the consumption of pork. By 651, the series of divine revelations made to the Prophet were compiled in the Koran. The book has remained ever since the ultimate authority in political, economic, legal, and ethical matters of Muslims.
Mohammed maintained that God had finally and completely revealed Himself only to him. Christianity and Judaism were partial revelations; as such, their followers should be tolerated as "people of the book." Others were termed infidels, to be put to death if they refused to convert to Islam. Mohammed's inspiration led hordes of Arabs out of their homeland "with Koran in one hand and sword in the other" to reduce dar-ul-harb (country at war) to dar-ul-Islam all over the Middle East, North Africa, and the Iberian Peninsula within a century of Islam's birth.
Islam had no priests or formal church hierarchy. The Prophet was succeeded by a caliph, who was both the spiritual and temporal head of the Muslim community. The followers of Islam were divided between two sects-the Shia, who believed that the caliphs had to be blood relatives of the Prophet, and the Sunni, who did not. The Sunnis followed four different schools of law: the Hanafi, Maliki, Shafi'i, and Hanbali, named after prominent Islamic scholars in jurisprudence and theology. The school most dominant among Southeast Asian Moslems was the Shafi'i. From the twelfth century A.D., a new sect called the Sufis developed. They were mystics, who believed salvation could be attained through personal devotion to God. Sufi missionaries came closest to Indian spiritual approaches and were instrumental in bringing about large-scale conversions in India and Southeast Asia from the thirteenth century. Islam spread even faster in the fifteenth and sixteenth centuries in large portions of insular Southeast Asia. Today, it is the dominant religion of the people of Malaysia, Brunei, Indonesia, and the southern Philippines.
The religion Mohammed preached was simple and easy to follow. The "Five Pillars of Islam" required profession of faith in Allah (Arabic name of God) and Mohammed as the only prophet; prayers five times a day; the giving of alms; fasting during the month of Ramadan (no eating or drinking between sunrise and sunset); and the making of a pilgrimage at least once in a lifetime to Mecca. Islam preached brotherhood of all believers, and equality of men before God, irrespective of color, race, or class (but not gender). There were specific Injunctions against the use of intoxicants and the consumption of pork. By 651, the series of divine revelations made to the Prophet were compiled in the Koran. The book has remained ever since the ultimate authority in political, economic, legal, and ethical matters of Muslims.
Mohammed maintained that God had finally and completely revealed Himself only to him. Christianity and Judaism were partial revelations; as such, their followers should be tolerated as "people of the book." Others were termed infidels, to be put to death if they refused to convert to Islam. Mohammed's inspiration led hordes of Arabs out of their homeland "with Koran in one hand and sword in the other" to reduce dar-ul-harb (country at war) to dar-ul-Islam all over the Middle East, North Africa, and the Iberian Peninsula within a century of Islam's birth.
Islam had no priests or formal church hierarchy. The Prophet was succeeded by a caliph, who was both the spiritual and temporal head of the Muslim community. The followers of Islam were divided between two sects-the Shia, who believed that the caliphs had to be blood relatives of the Prophet, and the Sunni, who did not. The Sunnis followed four different schools of law: the Hanafi, Maliki, Shafi'i, and Hanbali, named after prominent Islamic scholars in jurisprudence and theology. The school most dominant among Southeast Asian Moslems was the Shafi'i. From the twelfth century A.D., a new sect called the Sufis developed. They were mystics, who believed salvation could be attained through personal devotion to God. Sufi missionaries came closest to Indian spiritual approaches and were instrumental in bringing about large-scale conversions in India and Southeast Asia from the thirteenth century. Islam spread even faster in the fifteenth and sixteenth centuries in large portions of insular Southeast Asia. Today, it is the dominant religion of the people of Malaysia, Brunei, Indonesia, and the southern Philippines.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét