Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Sự khủng hoảng của Hồi giáo, phần 2


Chương 2

      Nhà chiến  tranh
 

      Trong  súôt lịch  sử nhân  loại , có nhiều nền  văn minh xuất  hiện rồi lụi tàn – Trung  quốc , Ấn độ , La mã , và  trước  đó  là  nền văn minh cổ   đại  ở Trung đông . Trong những thế kỷ mà lịch sử châu Âu  gọi là thời   trung cổ , thì nền  văn minh tiến  bộ   nhất trên thế giới   chắc   hẳn là  văn minh Hồi giáo .  Hồi giáo  có thể ngang  bằng - hoặc  thậm chí  trên   một  số lãnh vực  , vượt  xa-  Ấn độ và Trung  quốc ,   nhưng   cả 2  nền văn minh này   chủ yếu   chỉ khu trú tại  1 vùng  và   trong 1 nhóm  dân tộc ,  cho nên  tác động   đối với  phần còn lại của thế giới  vì  thế   cũng  bị giới hạn .  Ngược lại , nền  văn minh Hồi giáo  , lại có tầm nhìn  tòan thế giới  , và ước vọng  cũng  rõ  ràng   như thế .
      Một  trong những nhiệm vụ chính  mà đấng  Tiến tri giao  cho   tín đồ Hồi giáo phải làm  là  thánh chiến ( jihad) .  Chữ   này đi  từ gốc Ả -rập j-b-d   với nghĩa   chính  là cố gắng  hoặc  phấn đấu . Trong  các văn bản  cổ điển  , nó đựơc  dùng sát  với nghĩa   đấu tranh  , và  từ   đó cũng  có nghĩa  là chiến đấu .  Chữ này  thường  đựơc nêu   trong  câu" phấn đấu theo  con đường  của Thượng  đế” trong kinh Qur’an ( IX,24, LX,1 và  v.v… )  và  đựơc  diễn  giải theo nhiều cách  có nghĩa là  sự phấn đấu   về đạo đức   hoặc  chiến đấu  bằng  vũ  lực . Cũng  dễ hiểu là    chữ này có ý nghĩa  gì  tùy  theo  tình huống mà người  ta cố ý gán  ý  nghĩa cho nó.  Trong kinh Qur’an , từ này  xuất hiện nhiều lần , với 2  ý nghĩa   phân biệt nhưng  có liên  quan với nhau   như trên .  Trong những chương đầu , viết  trong giai đoạn  ở Mecca , khi đấng Tiên tri  còn là thủ lãnh của  1 nhóm nhỏ   cố chống lại   nhóm đa  số cầm quyền  , thì từ này    thường có ý nghĩa là sự phấn đấu đạo đức , theo kiến giải của  một số học giả hiện nay .  Trong  những chương  sau ,  đựơc truyền bá  tại Medina , là nơi  mà  đấng Tiên tri   lãnh đạo  một nhà nước  và   chủ huy quân đội , thì từ này  lại có ý nghĩa thực tiển  rõ  rệt hơn .  Trong  số đó   thì ý nghĩa   quân sự là  thẳng thừng nhất .  Lấy  1 ví dụ    để làm rõ : "Những tín đồ nào  ở nhà , nếu không   bị đau ốm , thì  không sánh đựơc với   những  người đem tài sản và  bản thân tham  gia  chiến  đấu  theo con  đường  của Thượng đế . Thượng  đế    đặt  để những ai  đem  tài sản  và thân mình  tham gia  chiến đấu cao  hơn những  ai  ngồi  ở nhà . Thượng đế hứa    sẽ   thưởng  cho tất  cả những ai tin  nhưng  Ngài ưu ái hậu thưởng  những người đi  chiến đấu ,  trên  những  người  ở nhà .  Những tình cảm tương tự cũng  gặp trong  các chương VIII,72; IX,41,81,88 ; LXXVI,9 và v.v…
      Một  số người Hồi giáo  hiện đại , nhất là khi  giao tiếp với thế giới bên ngoài , giải thích nhiệm vụ của  jihad  theo  nghĩa  tinh  thần  và  đạo đức . Đại  đa số những người có  thẩm quyền  của  Hồi giáo  vào giai  đoạn đầu ,  lại  giải thích jihad theo những thuật ngữ quân sự bằng cách trích dẫn   các đoạn liên quan trong   kinh Qur’an , với những lời bình  , và các truyền khẩu   của đấng  Tiên tri .  Luật  Hồi giáo cho  phép  tiến hành    chiến tranh chống   lại  4 loại kẻ thù : kẻ vô đạo , kẻ bỏ đạo  ,  quân  phiến loạn   và kẻ cứơp .  Mặc dù  tất cả 4 loại   chiến tranh  trên   hợp  pháp , nhưng  chỉ có  2 loại đầu    mới đụơc coi là  jihad.   Như   vậy  jihad là 1   nghĩa vụ tôn giáo . Khi bàn về   nghĩa vụ   của  1 thánh chiến , các  luận sư    ( jurist)  Hồi giáo cổ điển  phân biệt giữa chiến tranh   tấn công  và  bảo vệ . Trong chiến tranh tấn công ,  jihad là  1 nghĩa vụ   cho toàn thể mọi tín  đồ Hồi giáo nói chung  , và   như thế   có thể chỉ do  những  người tình nguyện   và  chuyên  nghiệp đảm trách . Trong chiến tranh  phòng vệ ,   đó là 1 nghĩa vụ cho   mọi người  còn  khoẻ mạnh . Chính Usama bin Ladin  dựa vào điểm  này  để kêu gọi chiến tranh  chống lại  nước Mỹ .
      Hầu  như  trong lịch sử Hồi giáo đựơc ghi chép qua 14 thế kỷ ,  jihad thường  đựơc  diễn giải   là  cuộc chiến đấu  vũ trang   để bảo vệ hoặc tiến công   của  quyền lực  Hồi giáo .  Theo  truyền  thống Hồi giáo , thế giới  được chia   ra làm  2 nhà : Nhà   của người Hồigiáo     ( Dar al- Islam) ,  là nơi có   chính quyền   và luật pháp Hòi giáo cai trị , và Nhà của  chiến tranh  ( Dar al – Harb) , là phần còn lại của thế giới , là nơi  sinh sống  và  quan trọng  hơn  , là đựơc cai trị bởi  những  kẻ vô đạo. Đây  là cơ sở để nói rằng jihad  vẫn còn tiếp tục , chỉ bị gián đoạn bởi những   đợt  hưu  chiến  , cho tới  khi     toàn bộ thế giới hoặc chấp nhận đức tin Hồi giáo   hoặc chịu sự cai trị của  Hồigiáo . Những ai  chiến đấu cho jihad  sẽ được  tưởng thửong   ở cả   2 thế giới -  chiến lợi phẩm ở đời   này , và  kiếp sau sẽ lên   Thiên đàng .
      Ở đây cũng giống  như  trong nhiều vấn  đề khác , những lời dạy trong Qur’an đựơc giải thích cặn  kẻ   hơn  trong các hadith , tức là  những truyền  thống   liên  quan đến  lời nói và việc làm của  đấng Tiên tri .  Nhiều  hadith   đề cập tới thánh chiến .  Dưới đây chỉ nêu  vài ví dụ :
 
      Jihad  là   nhiệm vụ   do  thủ lãnh  giao cho ngươi  , dù  ông ta  thánh  thiện  hay độc  ác .
      Một ngày , một  đêm  chiến đấu ngoài  biên ải còn có giá trị cao hơn   1 tháng   nhịn ăn  và  cầu nguyện
      Đối với kẻ tử vì đạo , vết cắn của  con kiến còn đau hơn là nhát kiếm đâm , nhát  đâm  đối với anh ta còn   dễ chịu  hơn là dòng nước  mát ngọt  ngào  trong  ngày hè nóng bức .
      Cái chết   của  kẻ không qua trận mạc  chỉ là  cái chết  của  kẻ vô  đạo .
      Thượng đế đẹp lòng khi  có chiến tù   ( những kẻ bị Hồi giáo chinh phục  )    bị lôi lên Thiên đàng  trong xiềng  xích .
      Hãy học  cách bắn cung  , bởi vì   khỏang  cách giữa  đích bắn  và người bắn cung   chỉ bằng  chiều rộng  của một  trong  những  khu vườn   trên Thiên đàng
      Thiên đàng  nằm  dưới bóng  lưỡi  gươm .
 
      Truyền thống   cũng  đưa ra  một  số qui luật   về chiến tranh  khi tiến hành  jihad :
 
      Nên  đối xử tốt với tù binh
      Việc cướp bóc là điều xấu xa kinh tởm
      Thượng  đế cấm  không  cho giết  phụ nữ và trẻ em
      Người Hồi giáo tôn trọng   các cam kết ,  miễn là  những  cam kết  này hợp pháp .

 
      Những văn bản  pháp lý  chuẩn  về shari’a  thường  có  1 chương về jihad , theo nghĩa  quân sự   là 1  cuộc chiến  qui  ứơc chống lại kẻ vô  đạo và  bỏ đạo . Nhưng những  văn bản này cũng  cũng    chỉ ra    hành vi   đúng  và tôn trọng   các  qui luật  chiến  tranh   đối với các vấn đề như khơi mào và  chấm dứt  các cuộc  xung đột   và các   đối xử với    thường  dân  và tù binh ,  đó là chưa  nói  đến  các   sứ giả ngọai giao .
       Trong   phần  lớn   lịch sử Hồi giáo  được ghi chép ,   kể từ khi có  Đấng Tiên tri  trở về sau ,  từ jihad    đựơc  dùng  chủ yếu  theo nghĩa  quân sự . Muhammad   bắt  đầu  sứ mạng  tiên tri  tại  quê nhà , Mecca ,  nhưng  do   đám cầm  quyền  ngọai đạo cai trị thành  phố truy bức   cho nên   ngài  và  các giáo   đồ dời   sang  Medina , nơi đây  các  bộ lạc bản địa chào đón  họ   và  đưa đấng tiên tri  lên   vị trí  nhà hòa giải  , sau đó là thủ lãnh .  Chuyến   di hành   này   theo tiếng  Ả -rập là  Hijra , đôi khi bị gọi trệch đi   thành  Hegira   và  dịch  sai thành"sự tháo chạy". Kỷ nguyên Hồi giáo  lấy  Hijra  làm mốc tính  bắt  đầu  năm  Ả -rập . Jihad  đầu tiên   do  chính đấng  Tiên tri   ra tay   chống   lại   các nhà  cầm  quyền  tại sinh quán  của ngài  và kết  thúc   bằng  việc chinh   phục  Mecca  vào tháng  chay Ramadan   vào năm thứ 8  sau Hijra , tương  ứng  với  tháng   giêng  năm 630  Tây  lịch .  Giới lãnh đạo  Mecca  đầu hàng   mà không hề chống cự , và người   ở Mecca , trừ những ai xúc phạm đến  Đấng tiên tri  hoặc 1 người Hồi giáo , đều được   bảo đảm an tòan sinh mạng  và tài sản  ,  miễn là   họ ứng  xử phù hợp  với các  cam kết.   Nhiệm vụ tiếp theo  là  nới  rộng    quyền  lực   Hồi giáo  đến   các vùng  khác thuộc  bán đảo Ả -rập ,  và  đến   phần còn lại  của  thế giới ,  do các Calip  là  những  người kế tục  của  đấng Tiên tri .
      Trong những năm đầu của kỷ nguyên  Hồi   giáo , điều này   dường như   khả dĩ ,   có khả năng thưc hiện đựơc . Chỉ trong 1 thời gian ngắn , các đội quân  bách thắng  đã  xóa sổ   đế quốc Ba tư  cổ đại  và   sáp nhập  tất  cả lãnh thổ của đế quốc này   vào cương thổ   dưới quyền Caliph,  mở lối   xâm lăng  vào Trung  Á  và Ấn độ .  Về phía tây , Đế quốc Byzantine  tuy chưa  bị đánh bại , nhưng  phần lãnh thổ lớn cũng   đã  bị tước  mất .  Rồi   các tỉnh theo Cơ đốc  giáo  tại Syria ,Palestine, Ai cập   và Bắc Phi  cũng bị thu tóm và  sau đó  trở thành  các địa  phương  bị Hồi giáo  hóa và   Ả -rập hóa  và  đây là bàn đạp  để tiến công   sâu hơn  vào  châu Âu , chinh phục  Tây ban nha  ,  và Bồ   đào  nha   và phần lớn  miền nam nước Ý .  Vào đầu thế kỷ  thứ 8  , đội quân Ả -rập  còn  vựơt  qua  cả dãy Pyrenées  để sang nước Pháp .
      Sau nhiều thế kỷ dừơng như lúc nào cũng chiến thắng ,  jihad của người Ả -rập  cuối cùng  bị   châu Âu Cơ đốc  giáo chặn đứng  và đẩy  lùi   về phía đông  , người Byzantines  giữ vững  thành  phố Constantinople   theo  Cơ đốc  giáo ,   đẩy lùi nhiều   lọat   tấn công   của  người Ả -rập .  Về phía tây , người Cơ đốc  giáo  bắt  đầu  1 tiến trình  dai  dẵng ,  dài hơi  mà trong lịch sử Tây ban  nha   gọi là Reconquista  , hoặc là  Cuộc tái chinh  phục ,  dần   dần  hất cẳng người  Hồi giáo  ra khỏi  những lãnh thổ bị chiếm   ở Ý và bán đảo  Iberia. Họ cũng  cố thử đưa công cuộc  tái chinh  phục  sang  miền  Trung  đông   ,  và nhằm  lấy lại  đất Chúa , đã bị   người  Hồi giáo chiếm hồi thế kỷ thứ 7 .  Cố gắng này  đựơc  gọi là Thập tự chinh  đã bị   thất bại hòan tòan   và  các Thập tự binh   đã tháo lui trong hỗn  lọan .
      Nhưng  jihad   không  dừng  ở đó .  Một giai đoạn mới lại mở màn , lần  này   không phải do người Ả -rập   mà do những  kẻ tân tòng ,  đó  là người Thổ và  người  Tatar. Họ chiếm lấy  vùng  Anatolia vốn  của  người Cơ đốc  giáo ,  và  vào tháng 5/1453   họ chiếm  lấy Constantinople ,  đô thị này   từ đó trở về sau   trở thành  kinh đô   của các  sultan đế quốc    Ottoman  ,   là những  người kế nghiệp  các Caliph  lãnh  đạo   các jihad . Các  Ottoman  tại bán đảo Balkan  và  những   người Tatar   cải đạo   Hồi   tại Nga  quay  lại   cố chinh   phục   châu Âu ,  lần này đi từ hướng đông , và   có lúc  dường như cầm chắc  phần thắng .
      Nhưng một lần nữa   châu Âu  Cơ đốc  giáo   lại  đủ sức trục  xuất  các kẻ xâm lược  và    lần này   lại thành công hơn  , chống lại đựơc  thế lực  Hồi giáo .  Vào lúc này  jihad đã  hầu như chuyển  sang  thế phòng vệ - , chống lại  cuộc tái chinh phục  tại Tây ban  nha  và tại Nga ,   chống  chọi  với  các phong trào  tự giải phóng  dân  tộc  của các thần dân Cơ đốc  giáo   trong  đế quốc  Ottoman   , và cuối cùng là , như người Hồi giáo nhìn nhận ,   là để bảo vệ   ngay chính  trung tâm  Hồi giáo  khỏi  những   cuộc tấn công   của kẻ vô đạo .  Giai đọan này  được gọi  là chủ nghĩa  đế quốc .
      Ngay cả trong  giai  đoạn thoái  lui này , hình thức tấn  công  của thánh chiến  jihad cũng  không hề bị   từ bỏ .  Cho   mãi đến 1896 , người Afghan    xâm  lăng  vùng   Hindu Kush  đầy núi non  hiện nay  là   vùng đông bắc Afghanistan .  Cho tới thời điểm đó  , dân  cư ở đây  không  phải  là người  Hồi giáo  ,  và  vì thế vùng đất này  đối với  người Hồi giáo là Kafiristan , tức là"đất của những người không  tín ngưỡng". Sau khi bị người Afgan chinh phục , vùng   đất này đựơc   đặt tên    lại là  Nuristan"vùng  đất của ánh sáng". Trong cùng thời gian , jihad dưới nhiều   hình thức  đã đựơc   tiến  hành  tại  châu Phi  để chống lại những  người không theo Hồi giáo . Nhưng  trong phần lớn các trừơng hợp ,   quan  niệm , thực hành   và kinh nghiệm của jihad  trong thế giới  Hồi giáo hiện đại   chủ yếu  mang tính  tự vệ .
      Từ này đựơc  sử dụng nhiều trong  quân  sự còn tiếp tục   đến  các thời  kỳ cận  đại gần  đây .  Trong  đế quốc Ottoman , thành  phố Belgrade ,  một tiền đồn  trong cuộc chiến chó6ng lại người Áo  , đựơc   đặt  cho  một  cái tên có  vần  điệu  là  Dar al –Jihad (  Nhà của Jihad) .  Vào đầu thế kỷ 19 , khi  Muhammad ‘Ali Pasha , nhà  lãnh đạo  chủ trương  canh tân  của Ai cập ,  tiến  hành  cải cách     và   quản lý  quân đội  theo  kiểu Anh  và Pháp ,   đã đặt  ra "1  bộ chiến tranh"  để   điều  hành quân đồi . Theo  tiếng Ả -rập thì  bộ này có tên  là Bộ các vấn đề thánh chiến ( Diwan al –Jihadiyya)  và  đứng  đầu là  Quan  giám  sát   các  vấn đề thánh chiến ( Nazir al –Jihadiyya) .  Cũng  có  thể nêu ra  một  số vi  dụ khác  cho thấy  từ jihad  không còn  ý nghĩa  thánh  thần nữa  mà chỉ còn giữ hàm ý  quân sự .  Vào  thời cận đại  người ta  sử dụng lại  cả 2  ý nghĩa  quân sự và   đạo đức , nhưng   cách hiểu lại khác nhau   và  mỗi người áp dụng  mỗi cách .  Các tổ chức lớn tiếng xưng  danh Jihad hiện nay  , tại Kashmir , Chechnya ,Palestine  và  những chỗ khác   rõ ràng là không hề sử dụng tử này   theo nghĩa   phấn đấu  về mặt  đạo đức .
      Đôi khi Jihad được  xem như là  Thập tự chính của Hồi giáo, và  2  hình thức này được coi như  ít nhiều tương đương với nhau . Trong một  chừng mực nào  đó , điều này đúng -  cả 2 đều  được công bố và phát động    dưới dạng  thánh chiến  của  đức tin  chân chính chống  lại   kẻ thù vô đạo . Nhưng  ở đây có  sự khác biệt . Thập tự chinh là 1  hình thức phát triển    mới   trong lịch sử Cơ đốc  giáo  và  trong một chừng mực  là  một sự tách  rời căn  bản   ( radical ) ra khỏi những giá trị Cơ đốc  giáo cơ   bản được rao  giảng trong  Thánh kinh . Thế giới Cơ đốc  giáo luôn  bị tấn công từ thế kỷ thứ 7 , và  đã bị người  Hồi  chiếm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ;  quan niệm   về    1 cuộc chiến thần thánh ,hoặc thông  thường  hơn , là 1 cuộc chiến  có chính nghĩa cũng  đã  có từ xa  xưa . Tuy nhiên trong cuộc chiến   dai dẳng giữa đạo Hồi và  đạo Cơ đốc  , thì  thập  tự chinh  chỉ mới gần đây ,  qui mô hạn chế   và thời gian xảy ra tương đối  ngắn .  Jihad xuất hiện   từ lúc có  lịch  sử đạo Hồi -  trong kinh sách , trong cuộc  đời  của đấng  Tiên tri  , và  trong hành động  của   các giáo đồ cũng như  những người kế tục sau ngài .  Jihad đã liên tục hiện diện trong lịch sử đạo Hồi  và vẫn còn  giữ nguyên  tính cách  cho  đến ngày  nay .  Dĩ  nhiên là từ thập tự chinh   đi  từ gốc là  thập ác  và   nguyên  uỷ   chỉ dành cho  cuộc thánh chiến đối với người  theo đạo Cơ đốc  . Nhưng     trong thế giới Cơ đốc  giáo   ý nghĩa này đã  mất  từ lâu   và ngày nay thường được dùng  với nghĩa   là 1  nỗ lực  đạo đức   dành cho 1   thiện ý . Ta có  thể phát động  1  cuộc thập tự chinh vì  môi trừơng , vì  nước  sạch  ,  vì  các  dịch vụ xã hội tốt hơn , vì  nữ quyền  và cho nhiều  ý đồ   khác . Điểm  chính là ngày nay từ thập tự chinh  không  đựơc dùng  đúng  theo  ý nghĩa tôn  giáo ban đầu . Jihad  cũng được   dùng theo nhiều nghĩa khác nhau , nhưng không giống như  từ thập tự chinh,  nó  vẫn   giữ được  ý nghĩa gốc ban đầu .
      Những ai   bị giết   trong  Jihad  được   gọi  là tử vì đạo ( martyr) , theo tiếng  Ả -rập  và các ngôn ngữ Hồi  giáo khác  là shahid . Tiếng  Anh martyr đi từ tiếng Hi lạp martys  có nghĩa là" nhân chứng"và  theo  tập  quán Cơ đốc  - Do thái  dùng  để chỉ những ai sẳn  sàng   chịu tra tấn   và  chết    thay   vì  từ bỏ đức tin . Như   vậy hành động tử vì đạo của người này  là   1 sự chứng kiến  hoặc  sự chứng  thực  đối với  đức tin đó , và  sẳn lòng  chịu chết vì  đức tin  này . Trong tiếng Ả -rập , shahid cũng  có  ý nghĩa" chứng kiến"và thường đựơc  dịch   thành"martyr” ,  nhưng    từ này lại có  1 hàm ý  khá  khác  biệt . Theo  thông lệ   đạo Hồi ,  thì   từ tử vì đạo ( martyrdom)   thường để chỉ cái chết   vì  jihad   và   phần thưởng được  sung sứơng bất diệt  trên thiên  đàng , được  mô tả chi tiết  trong những kinh sách tôn giáo sơ kỳ . Ngược lại ,  tự sát , là 1 trọng tội  và   đời  đời bị nguyền rũa ngay đối với những  người  đáng lẽ được  lên thiên đàng .  Các  luật  gia  cổ điển   phân biệt  rất  rõ  giữa  cái   chết  do  kẻ thù   gây ra  và cái chết  do  tự tử . Chết   do kẻ thù giết  sẽ lên trời , còn  tự tử sẽ   xuống địa ngục . Một số luật  gia  phe chính thống gần đây  cùng  một  số người khác  đã cố ý đánh đồng  và thậm chí   bỏ qua  sự khác biệt này , nhưng quan điểm  của họ không hề đựơc  chấp nhận rộng  rãi . Kẻ đánh  bom  liều chết  như  thế đã vi phạm  đáng kể vào điều cốt lõi về mặt thần  học .
      Vì lẽ thánh chiến   là 1 nghĩa  vụ đối với đức tin , cho nên   được qui định cặn   kẻ trong  shari’a .  Các chiến binh  jihad  không được  giết  phụ nữ , trẻ em  và người già  nếu không bị tấn công  trước , không đựơc hành  hạ tra tấn  tù  nhân ,  không được  tấn công  mà không  báo trước  sau  hưu chiến  và  phải tôn trọng các   cam kết. Các luật gia  và  thần  học thời trung  cổ đã thảo luận khá nhiều  về các qui luật chiến tranh , có cả những vấn đề như vũ khí nào được phép  và không  đựơc  phép  sử dụng . Thậm chí  trong  các  văn bản thời trung cổ lại bàn đến  tính  hợp lệ của chiến tranh hoả tiển và  hoá học ,  hoả tiển tức  là  các máy  bắn đá (mangonel) và máy lăng  đá ( catapult)  , còn hoá học  là  tên  có tẩm thúôc độc  và bỏ thuốc độc  vào các nguồn  nước uống  của kẻ thù . Về những điểm  này có  sự sai biệt  đáng kể . Các luật gia ,   có người  cho  phép , có  người hạn chế , có người không  nhất trí  về   việc  sử dụng những  vũ khí   này . Lý do  đưa ra  là những   vũ khí  trên  gây ra số thương vong bừa  bãi . Trong các kinh sách   chính   Hồi giáo không có  đoạn nào  cho phép khủng bố và ám sát . Trong kinh sách thậm chí không có điểm  nào -   theo  tôi biết  cho đến  nay  ( tác  giả- BL ) - bàn tới   việc  tàn sát bừa  bãi những người  vô  tội .
      Các  luật gia cũng  nhấn  mạnh  là chiến lợi phẩm phải đựơc  coi là 1 nguồn lợi  phụ , không phải là mục tiêu chính . Một  số người còn đi  xa hơn nữa khi cho rằng nếu  coi chiến lợi phẩm    là  mục  đích chính  thì sẽ làm giảm  ý nghĩa  và tước  đi những lợi  ích do Jihad mang lại  hoặc   trước mắt   hoặc  về sau này  .Jihad ,  nếu  muốn  hợp lệ ,  phải được  tiến hành"theo con đường của Thượng đế" ,  và không  đựơc vì  quyền lợi vật chất .Tuy nhiên , có nhiều tiếng  than  phiền  về việc  sử dụng  từ Jihad  đáng tôn kính cho  những  mục đích  đáng   hỗ thẹn  . Đặc biệt là  các  luật gia người Phi  phàn nàn  về việc các tay  buôn  nô lệ sử dụng từ Jihad để biện minh   cho sự cướp bóc  và đòi  quyền  làm chủ nô đối  với các  nạn nhân . Luật thánh đòi hỏi phải  đối  xử tốt với những người  không tham gia chiến đấu  nhưng lại cho phép kẻ chiến thắng nhiều  quyền  rộng  rãi  đối với tài sản  và  cả đối với nhân  thân và gia đình  của  kẻ chiến bại .Theo  những tập tục chung thời  cổ đại , kẻ thù  bị bắt   trong chiến trận và cùng  với  gia đình  sẽ   trở thành nô lệ ,   người  chiến thắng có thể đem  bán hoặc giữ lại để sử dụng . Hồi giáo  thay đổi  luật này  chút ít  bằng cách hạn  chế quyền  bắt làm nô lệ   này đối  với  những ai bị bắt  trong jihad  nhưng  đối với  các hình thức chiến tranh khác thì không có .
      Các luật lệ chiến tranh đối với  kẻ bội giáo có phần nào khác  và nghiêm khắc hơn  đối  với các luật về chiến tranh  đối với  kẻ vô đạo . Kẻ bội giáo dứơi mắt  người Hồi giáo  còn   tệ hơn là kẻ vô đạo . Kẻ vô đạo là người chưa  từng thấy đựơc ánh sáng , và luôn  hy vọng  rằng  một ngày nào đó  họ sẽ nhìn  thấy . Chừng nào mà họ còn tuân thủ một số điều kiện , thì  họ vẫn còn   nhận đựơc sự khoan dung của nhà nước Hồi giáo   và cho phép họ tiếp tục  giữ đạo  , thậm chí  việc tuân thủ các luật lệ tôn giáo của mình . Kẻ bội giáo  là  người đã  biết đựơc   đức tin  chân chính , dù là ngắn   ngủi , rồi  lại từ bỏ .  Tội này  con người không thể tha thứ được , và theo  đại đa số các luật  gia ,   kẻ phản bội phải chết - nếu là  đàn ông . Đối với  đàn  bà , do trách nhiệm đựoc  coi là ít hơn , chỉ cần  đánh roi  và  bỏ tù là đủ . Thượng đế nhân từ có thể tha thứ cho kẻ phản  bội   vào kiếp sau , nếu Ngài  muốn . Còn  con người  thì không có  thẩm quyền  như thế .  Sự phân biệt này hiện nay có phần  quan trọng , khi các nhà lãnh đạo hiếu chiến  kêu gọi 1 jihad    2 mặt -  chống  lại kẻ vô đạo bên ngoài  và chống lại kẻ bội giáo bên trong . Phần lớn , nếu không phải là tất  cả các nhà lãnh đạo Hồi giáo   mà  phương Tây chúng  ta coi như  là  bạn  và  đồng minh  thì  lại bị đa số dân chúng  của họ coi  như  là  kẻ phản bội , và tệ hơn  nữa là kẻ bội  giáo.
      Từ thời  xa xưa ,  có sự phân biệt về luật pháp  giữa những  lãnh thổ   chiếm đựơc  bằng  vũ lực ( tiếng  Ả -rập là ‘anwatan, tương  đương    với  vi et armis  của  các luật  gia  La mã )  và sulban  những lãnh thổ có đựơc qua  hình thức hưu chiến  hoặc  đầu  hàng hoà bình .  Qui định   về   của  cải cướp được   , và khái  quát hơn , là   cách đối  xử với dân chúng tại  các  vùng đất   mới chiếm   có  khác nhau   ở nhiều mặt . Theo truyền thống , sự khác biệt đựơc  hình tượng hoá tại nhà  thờ vào  mỗi ngày thứ 6 .  Tại các  vùng đất chiếm được , anwatan ,  giáo sĩ mang  1 cây gươm ,  tại vùng đất qui phục sulban ,  giáo sĩ  cầm 1 cây  gậy gỗ .  Hình ảnh lưỡi gươm  vẫn còn  đóng vai trò quan trọng . Cho tới ngày nay,    quốc  kì của  Arabia Saudi  có  2 biểu hiện  trên nền  xanh  lá cây . Một là  dòng chữ Ả -rập nêu rõ  niềm tin Hồi giáo" Thượng  đế chỉ có 1 , Muhammad  là  Tiên tri  của Người".  Biểu  tượng kia hình  ảnh  cây  gươm không lẫn vào đâu đựơc .
      Có một số thời kỳ , các luật   gia thừa nhận  1 tình  trạng trung gian giữa  nhà  Chiến  tranh   và Nhà  của Islam , đó là nhà  Hưu chiến (  Dar al-Sulh)   hoặc  Nhà của giao ứơc ( Dar al-‘Ahd)  . Nhà này bao gồm  những   quốc gia không  theo Hồi giáo , thường là Cơ đốc  giáo , khi các lãnh đạo những nơi này  có ký kết   với  các nhà lãnh đạo  Islam   để   nộp    thuế hoặc cống  vật , coi như là tương đương   với jizya hoặc thuế thân để được phép tự chủ đối với các  vấn đề nội trị . Ví dụ đầu tiên  là   cam kết   giữa  Caliph Umayyad ký vào thế kỷ thứ 7   với các ông  hoàng  theo đạo  Cơ đốc  tại Armenia . Ví dụ cổ điển  của  Nhà  Hưu  chiến  là  hiệp nghị cam kết   vào năm 652  với các  nhà  cai trị Cơ đốc  tại xứ Nubia  , theo đó xứ này  không phải nộp thuế thân , nhưng   hàng năm  phải tiến cống  một số nô lệ   nhất định .  Qua  cách    coi quà tặng như  là  1  hình thức tiến cống , các nhà lãnh đạo Hồi giáo   và các cố vấn pháp lý   có  thể điều chỉnh  luật pháp   xử lý  nhiều  mối quan hệ chính trị , quân sự   và thương mại với  các cường quốc không phải Hồi giáo. Phương thưc này  không hẵn  hoàn toàn  biến mất .
      ………..

 
      Ngay từ đầu , người Hồi giáo  đã biết  rằng  có  sự khác biệt giữa các dân tộc trong Nhà   chiến tranh . Phần lớn   các dân tộc này    thờ nhiều  thần  và thờ ngẩu tượng ,  là người  không hề gây nguy cơ  nghiêm trọng nào đối   với đạo  Hồi   và   là đối tượng  có khả năng  cải   đạo . Những  dân tộc này chủ yếu sống  ở   châu Á  và châu Phi  . Ngoại  lệ    chính là các  tín đồ Cơ đốc  giáo , được  người Hồi giáo   thừa nhận  là  có  1 tôn giáo giống như họ , và  như thế chính là kẻ kình  địch  số 1   trong  việc thống trị thế giới - hoặc  nói theo cách của họ , là sự giác ngộ thế giới (  enlightenment) .Đạo  Cơ đốc  và đạo Hồi  là  2  nền văn minh  đựơc  xây dựng  trên cơ sở tôn giáo   cho nên  xung đột  với nhau không phải  vì sự khác biệt  mà  chính do  sự giống  nhau  .
      Công trình Hồi giáo  xưa nhất  còn sót lại    nằm  ngoài  bán đảo Ả -rập  là Nhà thờ Đá   tại Jerusalem , hoàn tất  vào năm 691  hoặc 692 C.E.  Công trình này  được  xây trên  nền  1  đền thờ Do thái  cổ ,  theo  1 phong cách riêng   và  nằm gần  các   nhà thờ Cơ đốc  giáo  như  Mộ thánh   và Nhà thờ Chúa lên  trời  , là  1  thông điệp rõ  ràng  cho  người  Do thái , và quan trọng  hơn  , người  theo  đạo Cơ đốc  . Đó  là: những mặc khải của họ ,  tuy rằng  có lúc   xác thực  , nhưng  sau  đó bị những  kẻ thủ tự thiếu tư cách  làm hư hỏng  đi  cho nên   được thay thế bằng  sự mặc khải   cuối cùng  , toàn bích   hơn    nằm  trong  giáo lý Hồi giáo . Cũng như người Do thái  bị người Cơ đốc khuất phục  và   thay thế , thì  cái trật tự thế giới  Cơ đốc ngày nay  phải  được thay thế bằng  tín ngưỡng  Hồi giáo   và  các  Caliph   đạo Hồi .  Để nhấn mạnh điểm này , tại nhà   thờ Đá  có trích  những dòng từ kinh Qur’an nêu rõ  cái mà người Hồi giáo  coi là   sai lầm  của  đạo Cơ đốc" Vinh danh thay  Thượng  đế , không ai là con , là  bạn của người"và"Người là Thượng đế , chỉ có  một  , đời đời . Người không   sinh   , không ai sinh ra  Người  và  không  ai sánh bằng  Người"( Qur’an CXII) .  Điều này  quả là  một  sự thách  đố đối với  đạo Cơ đốc ngay   tại  nơi  phát sinh .  Một thiên niên kỷ sau  việc  đồn trú của  lính  Mỹ tại  Arabia  được nhiều   tín đồ Hồi giáo  và  nhất là Usama  bin Ladin  coi như là  1 thách đố tương tự , lần này  là  đạo Cơ đốc  đối với  đạo  Hồi .
      Để   làm rõ thêm  sự thách thức  đầu tiên này đối với  đạo Cơ  đốc , lần đầu tiên , vị Caliph   cho đúc đồng vàng ,  mà từ trước đến nay   chỉ có  người La mã  độc quyền .  Điểm  đáng nói  là  đồng tiền vàng Hồi giáo  đầu tiên , đồng dinar ,   lại mượn  từ   chữ La mã  denarius .  Một số   đồng tiền    có tên  vị Caliph ,  danh hiệu  là  Thống lãnh  các tín đồ , và một số câu thơ  đầy  tính luận chiến . Thông điệp rất rõ ràng . Theo cách nghĩ của Hồi giáo , thì   người Do thái, và sau  đó là người Cơ đốc đã  lầm lạc   đi  theo  những tín điều  giả dối .  Vì thế , cả 2  đạo  đều bị loại bỏ , và thay thế bằng  đạo Hồi , là  sự mặc  khải  cuối cùng  và hoàn hảo  của Thượng đế theo thứ tự . Những  câu thơ trong kinh Qur’an  được  viết  tại  Nhà thờ Đá   và trên các đồng tiền vàng  qui tội cái  mà  theo người  Hồi giáo   là những điều  sai lạc tệ hại  nhất  của   đức tin chân  thực . Dĩ nhiên  còn có  thêm  một thông điệp nữa của Caliph gởi cho Hoàng đế Cơ đốc  "Đức tin  của ngươi  đã bị băng hoại , ngươi  đã hết thời rồi. Ta đây  mới  là người cai trị của đế quốc  của  Chúa  trên   trần  gian này".
      Thông điệp  đựơc hiểu  rõ , và  Hoàng đế coi việc đúc tiền vàng như là  lý do  tuyên chiến ( casus belli) . Trong hơn một ngàn  năm , cuộc chiến  đựơc   các Caliph Hồi giáo phát động  từ nhiều kinh đô khác  nhau ở Medina , Damascus , Baghdad, Cairo   chống lại các Hoàng đế Cơ đốc giáo  tại  Constantinople , Vienna  và    các  danh xưng khác sau  này  , tại các  quốc gia   phương tây xa  xôi  hơn. Mỗi   vị vua ,  trong dời  của  mình , đều là đối  tượng chính của   Jihad.
       Dĩ nhiên , trong thực tế , việc áp dụng học  thuết về jihad  không phải lúc nào cũng  bạo lực hoặc khắc nghiệt . Tình trạng  chiến tranh  đúng theo  qui tắc    có  thể   tạm ngưng  theo hình thức đựơc  luật pháp qui định như hưu  chiến ,  nhưng hưu  chiến  này   lại khác  ít nhiều  với   cái gọi là  hiệp  uớc hoà  bình  do các cường quốc  phương  Tây ký  với nhau . Đó  là  những cuộc hưu  chiến do  Đấng  Tiến  tri  ký với  các kẻ thù  vô  thần  của  mình , và đã trở thành  cơ sở cho  những gì mà ta gọi là luật  quốc tế của  Hồi giáo .  Theo Shari’a , phải có nhiệm vụ khoan dung  đối với các tôn giáo  đã có  từ trước  do mặc khải thần  linh             ( Qur’an II,256: Không được ép  buộc  trong  tôn  giáo") . Tại  các vùng đất  do   Hồi giáo cai trị ,  luật Hồi giáo cho  phép người Do thái và Cơ đốc  được    giữ đạo   và  quán xuyến  công việc của mình ,  nhưng phải chịu  một số bó  buộc  , quan trọng nhất  là thuế thân đánh vào  nam giới trưởng thành . Thuế này , được gọi là jizya ,   đựơc  noi rõ trong  Qur’an :IX,29 :” Hãy đánh lại  những  kẻ   nào không tin vào Thượng đế   hoặc   không tin vào ngày phán xét , những  kẻ nào không cấm những điều  mà  Thượng đế   và các sứ đồ của Người  đã tuyên bố cấm , những kẻ không theo tôn giáo  của  chân  lý  , dù rằng chúng có là  dân có tên trong Sách  thành ( tức làngười Do thái và  Cơ đốc )  , cho tới  khi  chính bản thân   chúng  khúm núm chịu nộp thuế jizya". Những dòng sau   đã được  diễn giải theo nhiều cách khác nhau , về mặt văn chương cũng như   trên  thực  tiển .
      Những hạn  chế khác   như không được  mặc quần áo  hoặc dấu hiệu nổi bật , cấm không được mang vũ khí , cởi ngựa , mua nô lệ Hồi giáo  hoặc  xây nhà cao  hơn  nhà  người Hồi giáo .Trừ 2 điều sau  và  thuế thân jizya ,  còn những cấm đáon trên  không phải lúc nào cũng  phải tuân thủ chặt chẽ .   Bù lại ,  những    thần   dân không theo  Hồi giáo  trong  1 nhà nước Hồi giáo  lại được hưởng quyền tự quản  rất lớn  khi xử lý   những  vấn đề thuộc  nội bộ cọng đồng bao gồm  giáo dục , đánh  thuế và  thực thi luật   của riêng họ   liên quan đến nhân thân , nhất là trong hôn nhân , li dị và  thừa kế . Thoả ứơc  hoặc  hợp đồng giữa nhà nước Hồi giáo  và  1 cọng  đồng  dân cư  không - Hồi giáo  đựoc gọi là  dhimma , và  người  trong  cọng đồng  đựơc  nhà nước  Hồi  giáo bao dung  được gọi là  dhimmi .  Theo ngôn ngữ hiện đại , người Do thái và Cơ đốc  trong 1 nhà nước  Hồi giáo  cổ điển  là  các công   dân hạng  hai, nhưng quyền  của công dân hạng  hai , đựơc  xác định  bởi luật pháp   và  mặc khải   và  đựơc  công  luận thừa nhận ,  lại còn tốt  hơn nhiều  so  với việc  hoàn toàn không có   quyền công dân  dành cho những người không theo Cơ đốc giáo  và  ngay cả đối với  một số người Cơđốc  lệch lạc  tại phương Tây .
      Jihad  cũng cũng không ngăn cản  các chính phủ Hồi giáo tìm kiếm đồng minh Cơ đốc  để chống  lại  các  kình   địch  là Hồi giáo khác  , ngay cả trong thời gian xảy ra Thập tự chinh .  

Chương  III

     Từ quân Thập tự chinh đến quân Đế quốc chủ nghĩa 
 

      Các cuộc  Thập tự chinh hiển hiện rất  rõ  trong  tâm thức  và ngôn  từ vùng Trng đông   hiện đại  ,  đối với cả những người theo chủ nghĩa quốc gia  Ả -rập   và   tín đồ chính thống Hồi giáo , nhất là  Usama bin  Ladin .  Nhưng  không  phải lúc nào cũng như vậy .
      Việc các chiến  binh  Thập tự  chinh  chiếm đóng  Jerusalem    vào năm 1099 CE     là 1 chiến thắng của đạo Cơ đốc  , nhưng lại là 1 tai họa   cho người Hồi giáo  và   cho  cả người Do thái sống trong thành phố . Căn cứ theo  tài liệu lịch sử thời kỳ này , thì  việc chiếm đóng này  không  được quan tâm  mấy trong khu  vực . Những  lời  kêu cứu cầu viện    của dân Hồi  giáo  bản địa  không đựơc Damascus  và Baghdad trả lời ,    và các  lãnh địa mới do   Thập tự chinh thành lập  chẳng  bao lâu  lại chui  vào  cuộc đỏ đen chính trị của  vùng  đất mặt trời mọc ( Levantine ) , gồm các liên minh giữa các tôn giáo  để giải quyết những tranh giành quyền lực   giữa các ông hoàng đạo Hồi  và Cơ đốc .
      Cuộc chiến tranh chống  Thập tự chinh  cuối cùng  đánh bại  và  đuổi được quân Thập tự chỉ xảy ra  sau đó 1 thế kỷ . Nguyên do  trực tiếp  là các hoạt động cứơp bóc tràn lan  của 1  lãnh tụ quân Thập tự , Reynald   od Châtillon , người vây  hãm  pháo đài  Kerak , hiện  nay là  nam Jordan , trong thời gian từ 1176   và 1187 CF ,   và   từ đó  tung  ra 1 loạt  các cuộc tấn công vào   các thương đoàn Hồi giáo   tại các vùng  phụ cận , kể cả Hijaz . Các  sử gia chuyên   về Thập tự chinh  có  lẽ đã đúng   khi nói rằng  động cơ của Reynald  chủ yếu là kinh tế , nói cách khác  ,  là ý đồ cướp bóc. Nhưng người đạo Hồi  lại cho rằng những chiến  dịch của ông ta có tính khiêu  khích  và thách  thức  nhằm    tấn công  các vùng đất  thánh của đạo Hồi . Vào năm 1182 , bằng cách   vi phạm    cam kết giữa  vua  của quân Thập tự   tại  Jerusalem và   vua Hồi giáo là Saladin , Reynald   đã tấn công  và đánh cướp  các  thương đoàn Hồi giáo , kể cả 1 đoàn  hành hương  đi  Mecca. Lại càng  xấc  xược  hơn theo quan điểm  đạo Hồi ,   khi ông ta đe doạ Arabia , nhất là  cuộc hành  quân  cứơp  bóc   tại Biển Đỏ , khi tấn công vào  các thuyền bè Hồi giáo   và tại các cảng Hijaz  phục vụ cho Medina  và Mecca . Chính do những biến cố   này  dẫn tới việc Saladin  đích thân   tuyên  bố Jihad  chống lại quân Thập tự chinh – đây là  một minh chứng hùng  hồn  về vai trò trung tâm  của  bán đảo Arabia trong  nhận thức  của  người theo đạo Hồi .
       Những  chiến  thằng  do  Saladin đạt được  và  sau đó  chiếm  lại đựơc Jerusalem   từ quân  Thập tự chinh  năm 1187 từ đó  cho đến ngày nay  luôn  là nguồn  hứng khởi  đối với các nhà lãnh đạo  Ả -rập. Saddam Hussein  thường nhắc   đến 2 nhà  lãnh đạo xa xưa   trong lịch sử Iraq  mà ông ta coi như người  đi trước  làm gương   cho mình-  đó là Saladin  đã   chấm dứt được  mối đe  đọa  phương   tây  thời đó  khi  đánh bại   và  hất  cẳng   quân  Thập tự , và Nebuchadnezzar ,  người đã giải quyết chóng  vánh và dứt điểm   các vấn đề   thuộc chủ nghĩa Zion . Vào ngày 8 tháng 10 năm 2002 , thủ tướng Pháp , Jean-Pierre Raffarin ,  trong 1 diễn văn tại Quốc hội Pháp , đã  cho  biết bằng  cách nào mà Saladin  "có thể đánh bại đựơc   quân Thập tự   và  giải phóng  Jerusalem". Việc   sử dụng từ"giải phóng"một  cách  thú vị này của 1 Thủ tứơng Pháp  để mô tả   việc  Saladin   chiếm đựơc  Jerusalem   từ quân  Thập tự   có thể coi như là  sự phản ánh  tình trạng  dàn trận hiện nay , hoặc  nói cách khác  , đó là  1 trừơng hợp ăn nói  đúng   về mặt chính trị một cách quá  đáng . Ở những  nước  khác  thì cách  xếp đặt này có   thể   coi như là  do   dốt  nát  về lịch sử , nhưng    đối với nước Pháp  , điều này  chắc chắn là  không phải  như thế .
       Ngay cả tại châu Âu  Cơ đốc giáo ,  Saladin  cũng  đựơc tán dương và ca tụng  vì  đã đối  xử rộng  rãi và hào hiệp   đối  với  các kẻ thù  bại trận .  Tuy nhiên ,  Roger of Chatillon  không được   hưởng   sự rộng  rại này . Sử gia  Ả -rập vĩ đại  Ibn al-Athir  đã giải thích tình   huống này như sau:"Saladin  nói , ta  đã  2  lần thề sẽ giết  hắn  nếu  tận tay  bắt đựơc ; một lần khi  hắn  cả gan  dẫn quân đến Mecca  và Medina ,  và  khi hắn  đã quỉ quyệt tấn công    thương đoàn trên đường đi  đến Hijaz” .  Sau chiến thắng  vẻ vang , Saladin cho thả các ông hòang   và tù truởng tham gia  Thập tự chinh   bị bắt , nhưng  tách riêng   Roger   of Chatillon ra  rồi    tự tay Saladin giết  và cắt đầu Roger.
       Sau  khi jihad thành công   và chiếm lại  Jerusalem  , Saladin  và các người  kế tục   dường như không   còn quan tâm đến thành phố này  nữa , và vào năm 1229 , họ nhường Jerusalem   cho Hòang đế Frederick III cắn cứ theo  cam kết  thỏa thuận  giữa nhà  lãnh đạo  Hồi giáo   và  các  Thập tự binh.  Thành phố này bị tái chiếm   vào năm  1244 , khi các Thập tự binh  cố biến đổi thành 1 thành  phố hòan tòan Cơ đốc .  Sau  một thời gian  dài ít được nhắc tới , đến  thế kỷ 19 mới khơi dậy mối quan tâm  về   thành  phố . trước   tiên là  những tranh chấp giữa  các cuừơng  quốc châu Âu  về việc cai  quản   các  nơi thiêng liêng của   đạo Cơ đốc    và sau đó  là  các đợt  di dân   Do thái mới .
      Chính trong  giai đoạn này , người Hồi giáo  bắt đầu  quan tâm đến những  đợt Thập tự chinh ,  mà lúc mới xảy ra quả tình ít  được  lưu  ý . Sử Ả -rập  chép  đầy đủ và phong phú   về các chiến binh Thập tự , lúc họ đến , những  chiến trận  và các  quốc gia  mà họ thành lập   nhưng  lại không nêu  được  bản chất   và mục  đích  cuộc phiêu lưu của những  chiến binh này .  Những từ ngữ Thập tự chinh   và  quân Thập tự thậm chí không hề có trong lịch sử Ả -rập  vào  thời  ấy ,  mà bản thân  các  Thập tự quân  chỉ được coi là những  kẻ vô đạo , người Cơ đốc  , hoặc  thường  gặp hơn  , người Frank ,  là 1 từ chung  cho người Châu Âu  Cơ đốc    -   và sau này còn có  Tin lành -  theo Thiên chúa giáo , để phân biệt  với những  tín đồ Chính thống giáo   và  các đồng đạo phương đông của  họ .  Sự nhận biết  các đợt Thập tự chinh  như là   một hiện tượng   lịch  sử riêng biệt  chỉ mới có  từ   thế kỷ 19  và qua các bản dịch  sách  vở châu Âu  về lịch  sử . Kể từ đó ,  các đợt  Thập tự chính  đựơc ghi nhận như là  hình mẫu sơ  khai   của sự bành trứơng   chủ nghĩa  đế quốc châu Âu   vào thế giới Hồi giáo . Nếu  mô tả  chính xác  hơn thì  các đợt  Thập tự chinh này  chỉ là 1 sự chống trả lại  jihad kéo dài nhiều năm , rất  hạn  hẹp    và  cuối cùng  không đạt hiệu qủa gì   .  Các  đợt   Thập tự chinh kết thúc  bằng thại , và sau đó    tại  các  nước Hồi giáo  chẳng còn mấy  ai nhớ đến  , nhưng   các nổ lực  của   châu Âu gần đây nhằm chống  trả và  đảo ngược   sự tiến công  Hồi giáo   vào   lãnh thổ Cơ đốc giáo   lại thành công nhiều hơn  và  mở đầu cho một  loạt những  thất bại đau  đớn  tại  các vùng biên giới   thế giới Hồi giáo .

 
       Dưới   sự cai trị của các Caliph  Ả -rập thời trung cổ và   một lần nữa  , dứơi   các triều  đại Ba tư và Thổ nhĩ kỳ , đế quốc Hồi giáo  là 1  vùng giàu có nhất , hùng mạnh nhất , sáng tạo nhất  và  khai sáng nhất  trên thế giới , và  trong súôt  thời Trung cổ ,  thế giới Cơ đốc   luôn  luôn ở thế thủ . Vào thế kỷ 15 , người Cơ đốc  mở rộng các cuộc phản  công . Người Tatars bị hất  ra khỏi nước  Nga , người Moors  ra khỏi  nước Tây ban  nha .  Nhưng tại  vùng  đông  nam  châu Âu ,  nơi các sultan  Ottoman đối đầu  trước tiên với    hoàng đế Byzantine    và sau đó  là Hoàng đế Lamã thần thánh ,    thế lực  Hồi giáo  còn  thắng thế   và   các  phản  công nói  ở   trên   chỉ là  những bứơc lùi  ở ngoài rìa và không đáng kể .  Cho đến thế kỷ 17 ,  các pasha  Thổ   vẫn còn cai trị Budapest   và Belgrade , quân đội Thổ còn đang bao  vây  Vienna ,  và   bọn cứơp biển  vẫn còn tấn công  thuyền bè  và các  bờ biển đến  tận  nước Anh , Ái nhĩ lan   và đôi khi ,  đến tận Madeira và  Băng đảo . Bọn cướp biển này  nhận đựơc nhiều sự giúp đỡ của người  Âu , những người vì lý do này   hay lý do khác , đã định cư   tại Bắc Phi   và   chỉ cho họ cách đóng  ,  lèo lái những  con tàu  vượt đại dương ở biển Bắc  và thậm chí  ở Đại tây dương . Giai đoạnnày kéo dài không lâu .
      Thếrồi có sự thay đổi lớn . Lần  bao vây thứ 2  thành Vienna  của người Thổ , vào năm 1683 , đã   thất bại  hoàn toàn , dẫn đến 1 cuộc thoái lui thiếu suy nghĩ -  một kinh nghiệm hoàn toàn mới đối  với quân đội  Ottoman .  Sự thất bại   này , lại xảy ra cho chính 1 thế lực  quân sự hùng mạnh   trong thế giới Hồi giáo ,  đã làm phát sinh một  cuộc tranh luận mới , mà trongmột nghĩa  nào đó  cho đến bấy  giờ vẫn còn tiếp tục. Bắt đầu trong  tầng lớp ưu tú  về quân sự , chính trị và  sau đó   là trí thức  Ottoman  tranh luận  về 2  vấn đề : Tại sao  những  đội quân Ottoman bách  thắng   lại  bị kẻ địch    Cơ đốc  đáng  khinh  kia đánh bại  tan tác ?  Và làm cách nào  phục hồi  được  vị thế thống trị trước kia ?.  Cólúc  cuộc tranh luận  đi từ tầng lớp  ưu tú  sang    các thành phần khác , từ nước Thổ sang nhiều  nước khác   và các chủ đề càng lúc  càng  mở rộng .
       Có nhiều lý do  để lo ngại.  Bị thất bại  liên tiếp ,   trong khi đó các lực lượng  châu Âu Cơ đốc , sau khi  giải phóng  đất đai của họ , lại tiếp tục   truy  đuổi  những kẻ xâm lược trước kia   cho đến   tận nơi xuất phát  ở châu Á và châu Phi .  Ngay cả   những  nước  nhỏ như  Hoà lan  và Bồ đào nha  cũng   tạo dựng   được  những đế quốc  rộng lớn tại phương Đông   và  đóng  vai trò nổi trội  trong  buôn  bán . Vào năm 1593, Selaniki Mustafa Efendi , một viên chức Ottoman giữ nhiệm vụ ghi chép  các biến  cố xảy ra , ghi lại   hình ảnh đến  Istanbul  của  viên đại sứ nước Anh .  Viên   chức này không  chú  ý nhiều đến  viên đại sứ , nhưng lại rất kinh ngạc  khi  nhìn thấy chiếc  tàu   chở viên đại sứ   đến . Ông  ta viết :" Một con tàu  chưa thấy bao giờ cập bến Istanbul . Nó đã  vựơt 3700 dặm  trên  biển    và  ngoài các khí giới khác , còn mang 83  khẩu súng  lớn … Đúng là  1 kỳ quan của thời đại ,  chưa bao giờ thấy hoặc   ghi nhận  một  chiếc nào tương tự .”  Một  sự ngạc nhiên khác   đó  là  đấng quân vương  đã gởi   sứ giả đến"Người  cCai trị đảo quốc Anh  là 1  phụ nữ được  thừa kế vương quyền …   có   đầy đủ quyền lực".
      Một chi tiết kỷ hơn , không được  nhà  chépsử Ottoman  nhắc  đến , cũng   có đối phần  quan trọng . Vị Đại sứ nước Anh   đang nói ở đây quả thật  đựơc  Nữ hoàng Elizabeth  chính thức bổ nhiệm ,  nhưng  lại không  do chính quyền  nước Anh  mà do 1  công ty  thương mãi  tuyển chọn  và trả lương – là 1  sự sắp xếp có  ích   vào   thời điểm  mà sự quan tâm chính   của thế giới phương Tây   đối với  vùng Trung đông chỉ là  việc kinh doanh . Thật  vậy ,  chính sự mở mang  kinh tế và kỹ thuật đầy sáng tạo và nhanh chóng  của phương Tây -   nào là  các nhà máy , tàu chở hàng  vượt  đại dương  , công ty cổ phần-  đã  mở màn cho   1 thời đại mới .  Các con tàu  châu Âu  , được đóng để vựơt  Đại tây dương ,  dĩ nhiên sẽ vượt hẳn    những con tàu  chỉ quanh quẩn  trong vùng  Địa trung  hải ,  Biển Đỏ , và  biển Ấn độ , trong  chiến ranh và trong thương mại ,  và thương mại  lại được củng cố   thêm   nhờ   2 thói quen   của  người phương tây – đó là hợp tác  và cạnh tranh. Vào thế kỷ 18 , những  sản  phẩm truyền thống  của vùng Trung đông  như càphê  và đường   lại đựơc trồng tại các  thuộc địa  mới của phương Tây   tại châu Á   và châu Mỹ   và được  các lái buôn  và công ty châu Âu đem xuất  khẩu sang  Trung đông . Ngay cả các khách hành hương Hồi giáo đi từ Đông nam Á và  Nam Á  sang  những   đô thị thần   thánh tại bán đảo Ả -rập   đôi khi cũng  nhờ đến  tàu   châu Âu , bởi vì  nhanh  hơn , rẻ hơn  , an toàn hơn   và tiện nghi  hơn .
      Đối  với phần với các sử gia  Trung đông cũng như   Tây phương ,   thì  thời  điểm khởi đầu  theo qui  ứơc  của lịch sử hiện đại  tại vùng  Trung đông   bắt đầu từ năm 1798  ,  khi cách mạng  Pháp  , qua  hình   ảnh   của 1 viên tứơng trẻ tên là  Napoleon Bonaparte   đổ bộ lên đất Ai cập .  Chỉ trong 1 thời gian khá  ngắn  , tứơng Bonaparte  và  đạo quân  viễn chính  nhỏ   bé  của mình  đã  chinh phục , chiếm đóng   và cai trị đất nước này . Trước   khi  việc này  xảy ra , đã từng   có  những đợt tấn công , thoái  lui   và mất  mát  đất  đai  tại những  vùng  biên   thuỳ xa  xôi ,  nơi người Thổ và người Ba tư  đối  đầu  với  nước Áo và  nước Nga .  Nhưng khi 1  lực lượng  phương Tây nhỏ bé tấn công 1  trong những  vùng trọng tâm   của   đạo Hồi   quả là  1  cú sốc  nặng  nề . Sự tháo lui của quân Pháp , trong  chừng mực  thậm chí   lại là 1 cú sốc lớn  hơn .  Quân Pháp bị buộc  phải  rời  Ai cập  không phải do  người Ai cập , cũng  không   phải do người Thổ ,  nhưng lại do  một  đội quân  nhỏ thuộc  hải quân  Hoàng gia  Anh ,  dưới sự   chỉ huy  của 1 đô đốc   trẻ tên là  Horatio Nelson .Đây là  một bài học cay đắng mà  người  Hồi giáo  phải học : không những 1 cường quốc châu Âu  có thể đến  ,   xâm lăng , cai trị tuỳ ý  rồi   chỉ có 1  cường quốc chấu Âu mới đẩy   họ đi  mà thôi .
      Chủ nghĩa  đế quốc   là  1 chủ đề đặc biệt quan trọng  đối  với   Trung đông và đặc biệt hơn  , là   Hồi giáo chống lại  phương Tây . Đối với họ , từ chủ nghĩa đế quốc   có 1  ý nghĩa quan trọng . Lấy 1 ví dụ ,   người Hồi giáo không bao giờ dùng từ này để chỉ các đế quốc Hồi giáo - đế quốc  đầu tiên do người Ả -rập  dựng nên , những đế quốc sau  do người Thổ , những người chinh phục  nhiều vùng đất  và dân cư  rộng lớn   , đem  sáp nhập vào Nhà  Hồi giáo .  Theo người Hồi giáo thì  thật là hoàn toàn   chính đáng   khi chinh phục   và cai trị châu Âu  và người Âu   và  như thế   là giúp cho họ - nhưng  không  phải bó  buộc -   tiếp thu   đức tin  chân chính . Còn ngược  lại  là 1 trọng tội  và là tội ác  khi người Âu chinh phục và cai trị người  theo đạo Hồi , và   tệ hơn nữa   là đưa họ vào con đường lầm  lạc .  Theo  nhận thức Hồi giáo ,  thì sự trở lại đạo Hồi  là 1 điều  ích  lợi cho người đựơc cải đạo  và là 1 công đức   đối với người  giúp họ cải  đạo . Theo luật  Hồi giáo , từ đạo  Hồi chuyển sang  1 đạo khác là  phản đạo -  đây là  1   tội vô cùng nghiêm trọng  cho cả người   bị lầm lạc và người làm cho người kia lầm lạc . Về vấn đề này , luật  rất  rõ ràng  và dứt khoát . Nếu 1 người  Hồi giáo  từ bỏ đạo Hồi , ngay cả đối với  một kẻ tân tòng  quay trở lại đạo cũ , hình phạt là tội chết . Trong  thời đại ngày nay , quan  niệm và   thực hiện  takfir ,  tức là nhận biết và tố cáo hành vi  phản đạo  đã đựơc  mở rộng  rất nhiều . Không phải là hiếm  khi   các nhóm cực đoan  và chính thống  cho rằng  rằng   một số chính sách , hành  động   hoặc thậm chí    chỉ là ý kiến của người   rao giảng   đạo   Hồi  cũng  được coi  là  hành vi phản đạo  ,  và  án cho kẻ phạm tội  là tử hình .Đây là nguyên  tắc đựơc nêu  trong  fatwa   đối với Salman Rushdie ,  việc ám sát   Tổng thống Sadat  và nhiều người  khác .
      Các hoạt   động   của người Âu  tại  các nước Hồi giáo  trải qua  nhiều giai đoạn  . Giai đoạn  đầu   là sự bành trứơng thương mại   và ,  theo cách nhìn  của người đạo Hồi , đã bóc lột  họ   và đất nước của họ , trên 2 mặt  thương trừơng cũng như  nguồn  nguyên liệu .Sau đó  là những   đợt  xâm lăng  và chinh phục bằng vũ lực   ,  nhờ đó mà  các cường quốc châu Âu  mới xây dựng đựơc sự thống trị trên nhiều vùng đất quan trọng   thuộc thế giới Hồi giáo- người Nga tại vùng Caucasus    và  vùng Transcaucasus và sau đó là vùng Trung Á ; người Anh tại Ấn độ , người Anh và người Hoà lan tại   Malaysia  và  Indonesia  , và  giai đoạn    chót  là người Pháp   và người Anh  tại vùng  Trung đông và  Bắc  phi. Tại  những nơi này chủ nghĩa đế quốc đã cai trị trong nhiều  thời  kỳ dài ngắn khác nhau -  tại một sô nơi  trong hàng  thế kỷ   như tại   Đông nam Á   và Ấn độ ;  ở nơi  khác , như  tại  vùng đất  người Ả -rập tại Trung đông  ,  chỉ trong   một thời gian tương đối ngắn.
       Trong   mỗi trừơng hợp , chủ nghĩa đế quốc đều để lại dấu ấn .  Trong thế giới Ả -rập , thời  kỳ cai trị của đế quốc  Anh Pháp   bắt  đầu  bằng  sự đô hộ của người Pháp tại Algeria  ( 1830) , người  Anh tại Aden ( 1839 ) , tiếp tục    với sự chiến đóng   của người Anh tại Aicập  ( 1882) ,  người Pháp mở rộng  kiểm soát  tại Tunisia ( 1881)   và Morocco ( 1911)   và  ảnh hưởng   của người Anh tại vùng vịnh Ba tư   và cúôi cùng   là sự   phân  chia các tỉnh  thuộc đế quốc Ottoman  Ả -rập   tại  vùng  Lưỡi liềm Phì nhiêu   giữa  2 đế quốc  Tây  Âu  chính .  Lần này  các lãnh thổ mới  bị chiếm  đóng   không  những chỉ sáp nhập đơn thuần   , theo  kiểu truyền thống ,  thành  các  thuộc địa  hoặc  vùng lệ thuộc  .  Các  lãnh  thổ này đựơc Hội quốc liên  giao cho  Anh và Pháp cai  trị với nhiệm vụ rõ  ràng là  giúp  cho họ tiến đến  độc lập . Giai đoạn  này rất ngắn , từ sau thế chiến  thứ 1   đến   sau thế chiến  thứ 2 , khi quyền  uỷ trị chấm dứt   và các lãnh thổ bị ủy  trị  dành  độc lập .  Phần lớn  bán đảo Ả -rập   vẫn nằm  ngoài   tầm của đế quốc .
      Tuy nhiên , tác động của chủ nghĩa đế quốc  được coi  là  rất lớn , và  dưới  mắt  của số đông   dân cư   trong khu vực ,  quả là  cực kỳ độc hại    .  Tác động  và    sự thiệt hại chắc chắn  là  rất đáng kể , nhưng có lẽ ít đựơc  quan tâm   và  không có  tầm vóc như là các huyền thọai  liên quan  đến  chủ nghĩa  quốc từng  được   rêu  rao . Dù sao  thì  chủ nghĩa đế quốc cũng đem  lại một  số lợi lộc – xây dựng  hạ tầng , các dịch  vụ   công  cọng , hệ thống giáo dục  ,  cũng như một số thay đổi xã hội , nhất  là sự xóa  bỏ chế độ nô lệ và  sự giảm  bớt  đáng kể   tình trạng  đa thê , tuy không  lọai bỏ   đựơc hòan tòan .   Sự tương phản    có  thể   nhận thấy rất  rõ  khi so sánh    tình hình giữa  những  nước   từng bị đế quốc đô hộ , như Ai cập  và Algeria , với những nước  vẫn còn giữ được  độc lập  , như Arabia  và Afghanistan . Tại  Arabia  , các trừơng   đại học  hình thành muộn và cũng không  nhiều .   Hiện nay , với   1 dân số ứơc tính  21 triệu , chỉ có 8 trường  đại học -  tức là  chỉ nhiều hơn 1  so với 7  cơ sở giáo dục  đại học  đựơc thành lập tại Palestine   kể từ khi   vùng  đất này bị Israel chiếm đóng  năm 1967 . Chế độ nô lệ đến năm 1962  mới  được  luật pháp bãi bỏ tại Arabia  Saudi  , và  sự áp  bực phụ nữ vẫn còn  nguyên  vẹn .
      Nhưng chắc chắn cũng có những hậu  qủa  tiêu cực  lớn   của chủ nghĩa đế quốc   và  nói rộng  ra  là  ảnh hưởng  của phương  tây  hoặc   châu Âu ,  thậm chí tại các quốc gia  vẫn còn giữ đựơc   sự độc lập  chính trị , như  tại Thổ nhĩ  kỳ và Iran.  Trong số những  tác  động  canh tân hóa  nổi bật  là  việc tăng  cường   quyền lực nhà nước thông  qua  việc củng cố bộ máy  giám sát , đàn  áp   , và nhồi  sọ , và cùng lúc  làm suy  yếu đi  hoặc lọai  trừ các thế lực trung gian   làm   hạn chế quyền lực   của các nhà  cai trị chuyên  chế . Sự thay đổi  về xã hội , và sự đổ vỡ các mối quan hệ và ràng  buộc  xã hội xưa cũ  , đã đem lại   nhiều mối nguy hại   lớn cho xã hội   và tạo ra  những tương  phản  mới  càng ngày càng  rộng ,   mà  các phương tiện truyền thông   hiện đại lại càng  làm  rõ  thêm nồn nột . Ngay từ năm  1832 , một  quan sát viên sắc  sảo người Anh  ,  Aldophus Slade ,  vốn là  1sĩ quan hải quân trẻ    đã nhận ra  đựơc sự khác biệt giữa  giới quí tộc  cũ và giới quí tộc mới . Giới  quí tộc cũ sống bằng  tài sản . Giới quí  tộc mới  thì lấy nhà nước làm tài sản của họ .  Điều này cho đến nay vẫn còn đúng  tại  phần lớn các  vùng đất Hồi giáo .
       Vào đầu thế kỷ 20 -  mặc   dù  nền  độc lập  mong manh vẫn còn đựơc duy trì  tại Thổ nhĩ kỳ và Iran  và tại một  số quốc gia  xa  xôi như Afghanistan ,  vào lúc đó  việc  xâm lăng  cũng chẳng bỏ bèn  gì – thì  hầu như tòan bộ thế giới Hồi giáo   đã  đựơc   sáp nhập  vào  4  đế quốc châu  Âu là Anh , Pháp , Nga   và Hòa lan . Các  chính quyền và phe nhóm  Trung đông   buộc phải  học cách chọc cho  các  kẻ kình địch  hùng mạnh  kể trên  quay lại chống nhau .  Có lúc ,  họ thắng  cuộc chơi ít nhiều . Kể từ lúc các đồng minh  phương tây – Anh ,  Pháp  và sau đó là Mỹ - đô hộ tòan bộ    khu vực  , các  kẻ kháng cự Trung đông  theo  tự nhiên là quay  sang tìm sự giúp đỡ của  phía kẻ thù  của  đồng  minh. Trong   thế chiến thứ 2 ,  họ    quay sang Đức ; trong thời  chiến tranh lạnh  ,  đó là Liên Xô.
      Ngay từ năm 1914, nước Đức  lúc  đó liên  kết  với đế quốc Ottoman , cố gắng huy  động  tình cảm tôn giáo   ở người dân  đạo Hồi thuộc   các  đế quốc  Anh , Pháp  và Nga để họ chống  lại  các ông chủ đế quốc  và giúp nước Đức thủ lợi . Nổ lực  này  chỉ đem lại  kết  qủa  quá  ít  , cho nên  bị 1 nhà nghiên cứu Đông phương học người Hòa lan  tên  là Snouck Hurgronje  chế nhạo trong 1 bài báo  danh  tiếng   nhan đề :”  Thánh chiến : chế tạo tại Đức".
      Nơi  mà Kaiser thất bại  , thì có lúc  Hitler  lại đạt được thành công đáng   kể .  Vào cuối tháng 3 /1933 , ngay sau khi Hitler lên cầm quyền vài tuần ,  vị Mufti tại Jerusalem , Hajj Amin al-Husseini , đã tiếp cận tiến sĩ Heinrich  Wolff , Tổng lãnh sự Đức tại Jerusalem  ,  và  đề nghị được cọng tác . Viên  lãnh sự , sau khi báo cáo đề nghị này  về Berlin ,  góp  ý  rằng nên  từ chối hoặc ít nhất là cũng bỏ qua . Khi không còn   hy vọng đứng  về phía   đế quốc  Anh  vì  đã là đồng minh của Đức , không còn  cách nào khác để chống lại Anh bằng bắt tay  với phong trào  chủ yếu  chống Anh  lúc đó . Ngay sau  hiệp ước Munich  1938 ,  khi Hitler  rốt cuộc từ bỏ   hy   vọng  lôi  kéo  Anh  vào liên   minh chủng tộc Aryan  cùng  với Đức , thì  các   đề nghị của giới  lãnh đạo Palestine mới  đựơc chấp nhận .  Từ đó trở đi  và trong súôt những năm chiến tranh , mối liên   kết  của họ rất chặt chẽ và vị Mufti , khi  thì ở Jerusalem , lúc ở Beirut , Baghdad , và  cuối cùng từ văn phòng  tại ngọai ô Berlin , đã đóng  1 vai trò  quan trọng trong nền chính  trị   giữa  các nước Ả -rập. Năm 1941 , nhờ sự giúp đỡ của Đúc  thông qua  Syria    do chính  phủ Vichy   cai quản , Rashid ‘Ali  có lúc đã thành công  dựng lên 1  chế độ thân  phe  trục  tại Iraq .  Ông này  bị quân Đồng minh đánh bại  và  chạy trốn sang Đức . Ngay cả Anwar Sadat ,  cũng  tự thừa nhận  là đã làm gián điệp  cho Đức  tại   Ai cập  do khi Anh còn  cai trị .
      Sự   thất bại   và sụp đổ của  Đế chế thứ 3  cùng   bộ máy của  nó đã  để lại 1 khỏang  trống nhức  nhối . Như nhiều người thấy được , chính trong   giai đọan giao  thời này  mà  vào năm 1948  người Do thái  đã  dựng nên  1 nhà nước   và làm  cho   quân đội các  Ả -rập bị thua trận nhục nhã  khi  ồ ạt  tấn công  ngăn không cho  người Do thái  thành lập nhà nước . Vì thế , cần  phải tìm   1  ông chủ và người bảo vệ mới   để thay thế   cho Đế chế thứ 3 , đó là Liên  Xô.
      Rồi đến  phiên Liên  xô  sụp đổ ,  chỉ còn lại Mỹ là siêu  cường  duy nhất . Như vậy kỷ nguyên  của  lịch sử vùng Trung đông   được  mở màn  với Bonaparte và Nelson  và  kết thúc với Mikhail Gorbachev  và George Bush cha .  Thọat đầu  , dường như  kỷ nguyên  cạnh tranh  giữa các đế quốc  đã chấm dứt với  sự rút lui của 2  kình địch - Liên xô    do không  làm được , còn nước Mỹ thì không  muốn đóng vai trò  đế quốc . Nhưng  trước những biến  cố dài hơi , nhất là  Cách mạng  Iran   và  chiến tranh  do  nhà độc tài Iraq ,  Saddam Hussein , đã  buộc  nước  Mỹ phải  tham gia  trực tiếp nhiều hơn  vào các vụ   việc của khu vực . Người  dân Trung đông   xem đây là   1  giai đọan mới  của  ván bài đế quốc cũ . Người Mỹ chưa  hề có  khả năng  hoặc  ý  muốn  đóng  vai trò  đế quốc .
      Các nhà  lãnh đạo  Hồi giáo ,  cả 2  phe  chính phủ và   đối lập ,   phản  ứng  với  tình hình  mới này không  giống nhau . Đối  với  một   số người , đáp  ứng   tự nhiên   là tìm  1  người  bảo trợ mới - người kế tục  Đế chế thứ 3 và Liên xô , người mà  họ có  thể tìm đựơc  sự khích lệ , ủng hộ và giúp đỡ khi có  chiến tranh chống lại phương Tây . Trong khi đó , phương  Tây  với  tính cách  là 1 khối quyền lực  càng ngày  càng  lùi xa về phía tây hơn nữa và  hiện nay  chủ yếu  chính là nước Mỹ ,  đã tạo ra  một khả năng thú  vị   mới  là  châu Âu lục địa  đóng  vai trò  đối nghịch . Một  số nước  châu Âu , vì lý do  riêng , lại chia  sẻ   có mối  hiềm  thù  và  ác ý  của  vùng Trung  đông   đối với nước  Mỹ ,  bày tỏ ý   muốn  sẳn lòng  chấp nhận vai trò này .  Nhưng  đó  chỉ là  ý   muốn , mà không có   phương tiện .
      Việc Liên  xô sụp đổ , và    thảm bại sau đó của Saddam Hussein  trong chiến tranh vùng  Vịnh  năm 1991 ,   là 1  cú  đấm tai hại  cho các phong trào  quốc  gia chủ nghĩa thế tục  , nhất là đối với người Palestine ,    thêm một lần nữa , cũng như  năm 1945 , thấy  mình bơ  vơ  không có  cường  quốc  nào bảo  trợ   và giúp đỡ cho chính nghĩa của mình . Người bảo trợ   Liên  xô không còn nữa .   Thậm chí những nước Ả -rập  ủng  hộ tài chính   cho   họ là Kuweit  và  Saudi Arabia ,    tức giận  vì  Palestine   ủng  hộ   nhiệt tình  Saddam Hussein ,  có  lúc cũng ngưng  không  trợ cấp  ,   lại  càng  làm cho người Palestine  thêm  cô lập , nghèo   đói  và  yếu  hẳn đi .Chính bởi  tình  hình đó   buộc họ phải nghĩ  đến  điều không thể nghĩ  đến  là   chịu ký thoả hiệp hoà bình với Israel .  Dứơi con mắt  của  nhóm chính  thống , thì  việc  tổ chức PLO đựơc  Mỹ và Israel cứu   sống và  bị đưa vào tròng khi hạ mình  đối  thoại  với Israel  là   hành động   đáng bị khinh  bỉ .
      Tất cả những  điều này  càng làm cho  nhóm chính  thống  thấy quan điểm   về thế giới của  mình có lý  hơn , và lý lẽ của họ thôi thúc  hơn . Họ - đúng ra  là với Usama bin Ladin - diễn   giải sự sụp đổ   của Liên   xô   theo  1 cách khác . Theo  nhận  thức  của  họ , thì chính họ , chứ không phải  là Mỹ   đã  chiến thắng   chiến  tranh lạnh .    Dưới  mắt họ , Liên  xô không  phải   là người  giúp đỡ tốt bụng  trong cuộc chiến chung   chống lại người Do thái  và  đế quốc  phương  Tây  nhưng  lại là   nơi xuất  phát  của chủ nghĩa  vô thần   và  không  tín ngưỡng , là nước đã  áp  bức  hàng  triệu người  Hồi giáo , đã  xâm lược  Afghanistan . Họ cho rằng  ,  không  phải   là  không có lý , chính sự chiến đấu của họ tại Afghanistan  đã  đánh bại  Hồng quân  hùng  mạnh   và đưa   Liên xô  đến chỗ thất  bại và  sụp đổ . Sau  khi  thanh  toán  xong  một kẻ địch  nguy  hiểm  và hung tàn   trong nhóm 2   siêu  cường   vô đạo ,  nhiệm vụ kế tiếp của   họ là  đối  phó  với kẻ địch còn  lại , đó là  nước Mỹ , và trong trận chiến này , ai   mà thoả hiệp   sẽ được coi là  công cụ   và  tay sai  cho kẻ địch  vô đạo .   Dựa trên nhiều  lý do ,  nhóm chủ trương chính thống Hồi giáo   cho  rằng  việc đánh   nước Mỹ sẽ đơn giản   và  dễ dàng  hơn .  Theo họ , nước  Mỹ hiện nay  thối  nát về đạo đức ,  xã  hội suy đồi , và  hệ qủa   là   nền chính trị và  khả năng quân sự đều suy yếu .  Nhận  thức này có  1 lai lịch  khá thú vị .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét