Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Việt Nam sẽ có “Mùa xuân Ả-rập”?


Việt Nam sẽ có “Mùa xuân Ả-rập”?


Giới phân tích quốc tế nói rằng ở Việt Nam tiềm ẩn những vấn đề có thể dẫn tới những biến cố chính trị xã hội.
Căng thẳng gia tăng[title]
Việt Nam tiềm ẩn những vấn đề có thể dẫn tới biến cố chính trị xã hội. (ABC)
Việc bắt giữ 10 nhân vật đối kháng tại Việt Nam trong tuần này cho thấy những căng thẳng gia tăng tại quốc gia này.
Quan chức công an nói rằng những người bị bắt thuộc một tổ chức hoạt động “bất bạo động” với mục đích lật đổ chính quyền hiện nay, với tên gọi Hội đồng công luật công án Bia Sơn.
Từ năm 2004 đến 2011, tổ chức này bí mật thành lập nhiều chi hội ở các thành phố và tỉnh trên khắp Việt Nam và đã tập hợp được hơn 300 thành viên, trong đó có cả Việt kiều.
Công an đã tịch thu hàng trăm tài liệu về điều lệ hoạt động của nhóm, 19 kíp nổ, 10 máy bộ đàm, hai máy tính xách tay, một máy ảnh và một máy quay phim cùng hàng chục nghìn đô-la Mỹ.
Giáo sư Adam Fforde từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Chiến lược thuộc Đại học Victoria ở Melbourne nói rằng vụ việc này cho thấy một cuộc khủng hoảng sâu sắc tại Việt Nam.
“Vụ bắt giữ mới đây cho thấy những người chống đối có rất nhiều vũ khí, điện đài và cả một tổ chức. Điều đó gợi ý rằng hiện tượng này đang tiếp diễn và rằng thực tế sự đối kháng có tổ chức còn lớn hơn những gì chúng ta biết”, ông Fforde nhận định.
‘Mùa xuân Ả-rập kiểu Việt Nam’
Ông Fforde nói với Cơ quan Truyền thông Quốc gia Australia ABC rằng có ba vấn đề lớn - kinh tế, tham nhũng và sự phồn thịnh tương đối – có thể dẫn tới những gì mà ông gọi là ‘Mùa xuân Ả-rập kiểu Việt Nam’.
Theo ông Fforde, khi các quốc gia chuyển sang vị thế nước có thu nhập trung bình, giống như Việt Nam hiện nay, họ cần phải cải thiện hiệu quả của nền kinh tế và nâng cấp hệ thống y tế, giáo dục cùng những phúc lợi khác cho người dân. Chính phủ Việt Nam đang cố gắng tìm kiếm giải pháp cho tất cả những lĩnh vực này nhưng cho đến nay vẫn chưa làm được.
Là người tới thăm Việt Nam nhiều lần, ông Fforde nhận thấy có sự thay đổi rất lớn trong vài năm qua và mức độ bất đồng với giới lãnh đạo cao cấp nhất và với hệ thống cũng rất lớn.
“Các thiết chế chính trị ở Việt Nam là mô hình được hình thành để chấm dứt kiểu chủ nghĩa Stalin từng xuất hiện tại Liên Xô. Theo đó, ngay trong Bộ Chính trị và cơ cấu của đảng phải có đại diện mang của các khối khác nhau như nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, v.v... nhằm chia sẻ quyền lực và tránh độc quyền như Stalin”.
“Với một nền kinh tế thị trường và những thay đổi lớn về cân bằng quyền lực ngầm trong hệ thống, cơ cấu như thế không vận hành được nữa và những doanh nghiệp nhà nước rất mạnh tìm cách len lỏi được vào các nơi. Nhìn chung, hệ thống không thể duy trì được tính cố kết và vì thế có khủng hoảng quyền lực”, ông Fforde nói.
Theo nhà phân tích này, khủng hoảng chính trị đòi hỏi phải có hình thức lãnh đạo chính trị nào đó, hay nói cách khác là cần một hình thức dân chủ hóa nào đó cho phép một số chính trị gia giỏi nắm quyền lực, nhưng điều này vẫn chưa thể xảy ra ở Việt Nam.
Ông Fforde cũng cho rằng có thể Việt Nam sẽ thấy một hình thức ‘Mùa xuân Ả-rập’ đặc thù của mình bởi hiện nay đây là một xã hội mở, người dân tự tổ chức theo nhiều cách thức.
Tuy nhiên, khi điều đó xảy ra, sẽ không có chuyện chính quyền hợp thức hóa việc sử dụng bạo lực chống lại nhân dân như ở Ai Cập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét