Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Sự khủng hoảng của Hồi giáo, phần 4


Chương IV

      Tiêu chuẩn nươc đôi 


 

      Trong  nhũng thập niên  gần đây ,  càng ngày người Trung  đông  càng biểu  lộ một sự   óan trách  nhạy cảm    hơn , một  mối bất  bình  mới  chống lại  chính sách   Mỹ : không chỉ nhằm vào sự đồng lõa  của Mỹ với chủ nghĩa đế quốc  hoặc với chủ nghĩa Zion   nhưng là một cái gì  đó  gần gũi   và trực tiếp  hơn – đó là  sự đồng lõa  củaMỹ với các nhà độc  tài thối nát  dang cai trị họ . Vì nhiều lý do  hiển  nhiên  ,   lời  óan trách   cụ thể này  không xuất hiện  thường xuyên  trước công  chúng , cũng  không thể nêu ra trong các cuộc  chuyện  trò  giữa  các viên  chức đối ngọai và  các nhà ngọai giao . Các chính  phủ Trung đông , như Iraq , Syria và  Tổ chức Palestine,  đã học đựơc  cách kiểm  sóat  khéo léo  cơ quan ngôn luận trong nước và lôi  kéo  cả    các phương tiện  truyền  thông  phương Tây .  Những lời óan thán này cũng không đựơc  nêu  ra trong  khi  thương thảo ngọai giao  cũng vì  những lý do   hiển nhiên tương tự .  Nhưng  càng ngày  vấn đề càng trở nên   bức  xúc  và khắc khỏai  hơn khi được  đưa  ra bàn luận  riêng với những ai  đáng tin cậy , và gần đây thậm chí công  khai -  mà không những chỉ giữa những người  Hồi giáo cấp tiến ,  bởi  vì đối với nhóm này  đây  là 1 vấn đề ,  là  1  chủ đề chính . Một  điều  khá thú vị ,   Cách mạng  Hồi giáo  Iran năm 1979 là thời điểm  mà sự oán hận này  được phát biểu công khai  . Vua Shah  bị tố cáo đã ủng hộ nước Mỹ , nhưng nước Mỹ   cũng bị công kích   vì  đã dựng lên  một  chế mà các nhà   cách mạng  coi là  vô đạo  với   nhà  lãnh đạo  độc đoán đóng   vai  bù nhìn . Trong những năm sau đó , người Iran phát hiện ra rằng những tên độc tài   sùng   đạo  cũng có  thể xấu xa bằng  tên độc tài vô đạo , hoặc còn  tệ hơn,  và như  thế cái nhản  hiệu  độc tài này  không thể đổ lỗi  là do nước  ngoài  nặn ra  hoặc bảo trợ .
      Những  lời  cáo buộc  thường chỉa   vào  nước Mỹ , và  nói chung là  phương tây,   có  một số điểm đúng  :  Người   Trung đông   càng ngày càng  than  phiền  rằng phương Tây  đánh giá  họ theo  những tiêu chuẩn  khác biệt  và  thấp hơn  so với  người Âu và Mỹ , cả 2 mặt  về những gì   mong  đợi  ở họ   và ở những gì  họ   mong đợi , đó là  nói về sự sung túc  kinh tế   và tự do  chính trị của  họ . Họ   quả quyết  rằng   phương Tây nhiều lần  bỏ qua   hoặc  thậm chí còn bảo vệ    các hành  động  và giúp đỡ    cho các  nhà  cầm  quyền  mà  chính tại  quê hương họ cũng  không  dung nạp  được.
      Có một số tương  đối   ít   tại  phương Tây   tự cho  rằng đang  lâm  vào cảnh  đối đầu với  đạo Hồi .Tuy nhiên , có 1  cảm nhận rộng   rãi  là  có sự khác biệt  khá lớn  giữa   chấu Âu  tiến  bộ với  phần còn lại của thế giới ,  nhất là  các dân tộc theo đạo Hồi và  chính  những  người  theo đạo Hồi này bằng  nhiều cách khác nhau  , thường  ngầm  cho rằng   mình thuộc hạng  hèn kém . Những  vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn , quyền tự do  chính trị , thậm chí  sự tử tế của  con người  cũng   không được đếm  xiả   hoặc bị che đi , và  các tội ác  chống lại nhân lọai , nếu   ở châu Âu hoặc  tại Mỹ   sẽ   gây nên   1  làn sóng  phản  đối dữ dội , còn  tại Trung đông thì   không có gì  đặc  biệt  , thậm chí lại còn đựơc chấp nhận . Các chế độ   vi phạm   không những đã  đựơc  dung thứ ,  mà thậm chí lại còn được  bầu  vào  Ủy ban nhân quyền của Liên  hiệp  quốc ,  như Saudi Arabia , Syria , Sudan   và  Lybia.
      Lý  luận cơ  bản  của tất  cả những điều  này  là các dân tộc trên  không có khả năng   điều  hành 1 xã hội dân chủ và  cũng như    việc quan tâm  và khả năng thu  nhận  tính tử tế của con người . Nhất lọat  họ chỉ đáng  để các chế độ độc tài  thối nát cai trị .  Không phải là việc  của phương Tây  uốn  nắn họ ,  càng không phải làm cho  họ thay đổi  , nhưng chỉ để bảo đảm là các nhà độc   tài thân   thiện  thay vì   đối nghịch  với các  quyền  lợi  phương  Tây. Trong  bối  cảnh này ,  quả thật  là nguy hiểm khi   xoi mói  vào  cái trật tự hiện  có  và những  ai  mưu  cầu cuộc  sống   tốt  hơn  cho bản thân và đồng  bào lại bị chê bai , và lắm  khi  nản chí . Quả là  đơn giản ,  ít  tốn  ,  và an tòan hơn  khi  thay  thế 1    bạo chúa   gây lắm phiền  tóai bằng  1   bạo chúa  dễ bảo , thay  vì   phải đối  diện  với  nguy cơ  không  đóan  được  khi  chế độ thay đổi , nhất là  khi  sự thay đổi này là  do ý chí   của  người dân thể hiện qua  bầu cử tự do.
      Nguyên  tắc” ma quen  mặt "( devil-you-know)  dường  như là nền  tảng của  các chính sách ngọai giao  của nhiều chính phủ phương  Tây  đối với    các  dân tộc   trong thê`  giới Hồi giáo .  Thái độ này   đôi  khi  được trình bày   và   thậm chi được chấp nhận   như là    cách biểu  lộ tình cảm và   giúp đở cho nhân dân   Ả -rập   và chính nghĩa của  họ ,  tin  rằng khi  bỏ qua   cho các nhà lãnh đạo  Ả -rập  các qui luật  thông thường  phải cư  xử    theo văn minh   thì chúng   ta cũng  đã ít nhiều   tỏ ra  hào hiệp  đối với  các  dân tộc Ả -rập   rồi . Trên thực tế ,  sự miễn trừ này   chẳng hề có ý nghĩa gì , chẳng  qua  chỉ là  đòi  hỏi cần   phải có  1 liên  minh tạm thời    vì  lợi  ích chung  và  nhắm  vào 1  kẻ thù chung , đôi  khi cũng vì  có cùng   thành  kiến . Đào  sâu  hơn  vào thực  tế này , ta  thấy  đó  chẳng qua   chỉ   là  biểu hiện cho  1 sự thiếu  tôn   trọng   và  vô tình  - thiếu  tôn trọng  về quá  khứ vùng  Ả -rập , vô tình đối với  hiện tại và  tương lai của  họ .
      Cách  tiếp cận này cần   có sự   tiếp tay của  cả giới   ngọai giao lẫn  giới học thuật  tại Mỹ   và khá   rộng   rãi  ở châu Âu .  Các nhà lãnh đạo  Ả -rập  vì thế có thể tàn sát  hàng  chục ngàn dân  trong nước , như tại Syria  và Algeria , hoặc giết  hàng trăm ngàn  người như tại  Iraq  và Sudan , tước đọat  quyền  công  dân  của   hầu hết  đàn  ông và của  tất cả phụ nữ   , và nhồi nhét  cho   học sinh   thái độ cố chấp và thù ghét  người khác , mà  không hề có sự phản đối quan trọng nào  từ các  phương  tiện  truyền thông   và  các   định chế tự do  từ phương  Tây , thậm chí  không hề   có  ý định trừng  phạt   như  tẩy chay ,  gạt bỏ hoặc tố cáo  từ trụ sở EU tại Brussels . Thái độ ngọai giao qua  quít   đối với  các chính phủ Ả -rập  đã  làm  hại rất nhiều   cho  nhân dân Ả -rập , một thực tế    mà họ đang cảm  nhận một  cách đau   xót .
       Khi  có nhiều người  Trung đông  nhận  ra vấn đề này ,   thì   lập trường  cơ bản của các chính phủ   châu Âu  và Mỹ như sau :”  Chúng tôi không  quan tâm đến những  gì  các ông  làm  đối với  dân các ông ,  miễn là   các ông hợp tác đáp ứng  các  yêu cầu   của  chúng  tôi  và  bảo  vệ quyền  lợi cho chúng tôi”.
      Đôi  khi , khi quyền lợi của Mỹ   bị đụng   chạm  , chính  phủ Mỹ   sẵn sàng  phản  bội những  ai  mà họ đã hứa  hẹn   giúp đỡ và  thuyết phục họ chấp nhận rũi  ro .   Lấy  1 ví dụ khá  rõ  xảy ra vào năm 1991 , khi  Mỹ kêu gọi  dân Iraq  chống  lại Saddam Hussein . Người  Kurd  ở phía bắc    và người Shi’a  ở phía  nam  Iraq đã  đứng  lên ; còn các lực lượng chiến thắng của Mỹ   chỉ đứng  im  nhìn  Saddam Hussein  đem  máy  bay trực thăng ( theo  thỏa  hiệp ngưng  bắn cho  phép Iraq  được giữ lại )  đàn  áp  đẩm máu   và  tàn  sát   quân nổi dậy  từng   nhóm  một  , từng  vùng   một .
      Cũng  không  khó  mấy  để hiểu được lý  lẽ   cho  hành động này -  đúng  ra  là   bất  động .   Đương  nhiên  là,  liên  minh chiến thắng  vùng  Vịnh  muốn chính   quyền  tại  Iraq có sự thay đổi  , nhưng  họ lại  mong   một cuộc đảo chính , thay vì một cuộc  cách mạng .  Họ cho rằng quả là  nguy hiểm  khi  có một  cuộc  nổi  dậy thực sự   do  quần chúng nổ ra -  bởi vì  có  thể dẫn tới  tình trạng mất ổn định  , thậm chí  tình trạng  vô  chính phủ trong vùng . Cuộc   nổi dậy này còn  có  thể đẻ ra 1  nhà  nước dân chủ ,  là  một   viễn cảnh  đầy  hỏang sợ cho các đồng minh của Mỹ trong vùng .  Một  cuộc đảo chính sẽ dễ dự   đóan trước  vì  có  thể đạt  đựơc  kết qủa  mong  muốn : thay  thế Saddam Hussein bằng 1  người khác , một  tay độc  tài dễ sai hơn , người  sẽ thay cho ông  ta  vị trí   đồng minh trong liên minh .Chính sách này  đã thất bại  một  cách thảm  hại , và  trong   vùng  coi đó là  1  hành động phản  bội  , hoặc  là mềm  yếu , ngu  xuẫn  hoặc  giả đạo đức.
      Một  ví dụ khác   về tiêu chuẫn  nước đôi   này đã   xảy ra  tại thành  phố Hama của Syria  vào năm 1982.  Những   vụ lộn xộn  tại  Hama  bắt đầu   bằng   1  cuộc nổi dậy  do  nhóm Huynh đệ Hồi giáo cấp tiến   dẫn đầu.  Chính phủ Syria thẳng  tay đàn  áp  tức  thì .  Họ chẳng  cần sử dụng  súng phun nước  và đạn   cao su ,  cũng  chẳng  cần đưa  lính tới   để ứng  phó với mấy tay bắn tỉa  hoặc gở mìn con cóc ( booby trap ) khi  lục sóat từng nhà  nhằm phát hiện  kẻ thù   lẫn trốn trong dân chúng.  Phương pháp  của họ đơn giản hơn , an tòan  hơn  và  chóng  vánh hơn.  Họ đem  xe tăng , pháo binh  , máy bay thả bom  đến tấn công thành  phố , sau đó  đem xe ủi  đất  đến   để hòan tất  công trình  tiêu diệt. Trong một thời gian  rất ngắn  , họ biến  phần lớn thành phố thành   đống gạch vụn  .   Số người  bị giết , theo Tổ chức Ân xá  quốc tế , ứơc tính    đâu đó  giữa con số 10.000 và  25.000.
 
      Hành động  này ,  do chính Tổng thống Syria , là Hafiz al –Assad , ra lệnh và  chỉ đạo , không được  chú   ý  mấy vào   thời điểm đó .  Thật  là  1 đáp ứng  nghèo  nàn trái ngược hòan tòan với  1 vụ thạm  sát  khác  , xảy ra  vài tháng sau đó  tại 1 trại tị nạn Palestine tại Sabra  và Shatila , tại Liban.  Trong  biến cố này , có khỏang 7-800   người Palestine  bị dân quân Cơ đốc Liban , đồng minh của Israel ,tàn sát   . Cuộc giết chóc này   đã  dấy  lên  1  sự chê trách  dữ dội  và rộng  rãi tại Israel  cho đến tận bây giờ .  Cuộc thảm  sát tại Hama không hề ngăn  Mỹ thôi ve  vãn  Assad ,  người   đứng ra đón tiếp  một lọat các cuộc thăm  viếng của các đời Ngọai trưởng Mỹ , từ James Baker ( 11 lần  từ 9/1990  đến 7/1992), Warrren Christopher ( 15 lần   từ tháng 2/1993   và 2/1996)  và Madeline  Albright ( 4  lần  từ   tháng9/1997  đến  tháng 1/2000) , và  ngay cả đến Tổng thống Bill Clinton ( 1  lần  viếng Syria   và 2 lần gặp tại Thụy sĩ  tháng  1/1994   và tháng 3/2000 ) . Khó mà có  thể chấp nhận rằng người Mỹ lại  sẵn lòng vồ vập  1 nhà  lãnh đạo  gây ra những tội ác  như thế trên đất phương Tây , với nạn nhân là người châu Âu . Hafiz al -Assad chưa bao giờ là đồng minh của Mỹ hoặc ,  như  theo  những người  khác, là bù nhìn , nhưng chắc chắn không phải là do nền ngoại giao của Mỹ không  cố gắng.
      Phe  Hồi giáo  chính thống  cảm nhận có 1  sự bất bình đẳng   khác biệt – một  sự bất bình đẳng khác không kém  phần  sâu sắc  về   các  tiêu chuẩn nước đôi . Những   người  bị tàn sát tại Hama là nhóm Huynh đệ Hồi giáo cùng  với gia đình và láng giềng của  họ , đã không khơi dậy được  mấy sự quan tâm ở phương tây . Dường như dưới mắt phương tây , nhân  quyền không hề áp dụng cho  các nạn nhân đạo  Hồi  ngoan đạo ,  cũng như  những  hạn chế về dân chủ    đem  áp dụng  cho các tên giết người"thế tục”.
      Sự ngờ vực  của phương Tây  đối với   các  phong trào chính trị Hồi giáo , và sẳn lòng  dung  thứ    hoặc  thậm chí còn  giup đỡ   các nhà độc tài tìm cách gạt  không cho  những phong trào đó  nắm quyền  càng thấy  rõ  hơn trong trường hợp Algeria , khi  bản hiến  pháp dân chủ được cuộc trưng cầu ý  kiến  tháng 2/1989 thừa nhận  và  1 hệ thống  đa đảng  chính thức ra đời vào tháng 7 cùng năm. Vào tháng  12 năm 1991 , Mặt trận cứu  nguy Hồi giáo       ( FIS) chiếm ưu thế trong  vòng đầu  phiếu  đầu tiên bầu  Quốc  hội  và hình như có rất  nhiều khả năng  sẽ thắng  đa số trong vòng  2.   FIS đã  thách thức  giới  quân đội Algeria , đã  tố cáo họ đàn áp nhân dân giỏi hơn là ra tay   giúp đỡ người anh  em  trong cơn nguy  khốn. Người anh em  đang nguy  khốn là  Saddam Hussein , người mà  qua việc   xâm lăng Kuwait  và  thách thức phương tây  đã khơi lên một tình cảm  cuồng nhiệt   cho nhóm Hồi giao chính thống  tại Bắc Phi  , và đã thuyết phục  các nhà lãnh đạo  của họ chuyển lòng trung thành  đối với những người  bảo trợ ở Saudi Arabia  sang vị anh hùng mới ở   Iraq . Vào tháng giêng  năm 1992, căng thẳng càng  lúc  càng tăng , phe quân sự hủy  bỏ vòng  bầu cử lần 2 . Trong  những tháng  sau đó , họ giải tán  FIS   và  thiết lập  1 chế độ"thế tục” ,  thực tế là 1 chế độ độc tài  tàn  nhẫn , có sự đồng tình  từ Paris, Washington  và  các thủ đô phương  Tây  khác. Tiếp sau đó là 1 cuộc chiến cay đắng và  đầy chết chóc , với lời tố cáo   đó  là những cuộc tàn sát  từ 2  bên-  phe  chính thống là do  quân đội  và các  công cụ khác  của  nhà  nước,  còn  phe chính thống thì  cho  đó là do bọn  chủ trương thế tục  và  cải cách   cùng  với những kẻ chờ thời không  đảng phái . Năm 1997, Tổ chức Ân xá   quốc tế ước  tính con số nạn nhân khoảng 80.000 người , đa số là dân thường  , tính từ khi  cuộc  chiến đấu bắt đầu .
      Al- Qa’ida một  mực  cho rằng  nước Mỹ   chịu trách  nhiệm   về việc giới quân sự cướp quyền  tại Algeria. Ở đây cũng như tại  nơi khác , Mỹ- kẻ đầu sỏ   của  thế giới  những tên vô đạo -  đương nhiên   là  bị chê trách  cho tất cả những  gì  sai trái , nhất là đối với việc đàn áp các  phong  trào   Hồi giáo ,    tàn sát  các  tín đồ đạo này , việc dựng lên những cái được  coi là  nền cai trị độc tài chống lại  đạo Hồi   với sự tiếp tay  của phương Tây – và nhất là Mỹ . Ở đây  , người Mỹ cũng   bị trách  cứ -   do nhiều người vì  không  phản đối  sự vi phạm  các quyền tự do  dân chủ , do  một số vì đã  tích cực khuyến  khích và  giúp đỡ   cho chế độ quân sự . Những vấn đề   tương tự cũng đã  xảy ra  tại Ai cập, Pakistan   và tại  một  số quốc gia  Hồi giáo  khác  là những nơi  mà  nếu cho bầu cử tự do  và  công  bằng  thì   phe  Hồi giáo  có khả năng  thắng cử.
       Về mặt  này , phe dân chủ đương nhiên  là bị bất lợi . Ý  thức  hệ của họ đòi  hỏi  phải cho phe đối lập Hồi giáo  tự   do  và  quyền lợi   ,  ngay  cả khi họ đang cầm   quyền . Phe Hồi giáo , khi lên cầm quyền ,  đúng ra   phải chịu sự bó buộc tương tự . Nhưng ngược lại , nguyên tắc của phe  Hồi giáo  là phải đàn áp  những  gì  mà họ coi là các hoạt động  không  sùng đạo và  lật đổ .
      Đối với  nhóm chủ trương Hồi giáo ( Islamist) , thì  nền  dân chủ , bày tỏ ý  muốn người dân,  là con đường để nắm quyền lực , nhưng đó  là đường  một chiều , không có điểm lùi , không được từ bỏ quyền lực của Thượng đế , được thể hiện  qua  những  người  đại diện  được chính Thượng đế lựa chọn . Chính  sách  bầu cử của họ được  tóm  tắt kinh điển như sau :"Một người ( chỉ dành cho  nam giới ) ,  một phiếu , một lần duy nhất”.
      Rõ  ràng là ,  trong thế giới Hồi giáo  cũng như tại châu Âu , bầu cử tự do  và  công bằng  chỉ là  1 kết  quả cuối   cùng , chứ không  phải là  sự khởi đầu   của 1  tiến trình xây dựng   dân chủ . Nhưng  đo không phải là lý do để ve vãn các nhà độc tài .

Chương V

      Sự thất bại của phong trào Cách tân 

 

      Dường như   toàn bộ thế giới Hồi giáo   đều chịu cảnh nghèo nàn và  ách chuyên chế .  Cả 2 vấn đề này đều  được qui cho nước  Mỹ , nhất là đối  với những ai  cố tình đánh lạc hướng  để khỏi  bị chú ý   - vấn đề thứ 1  là sự thống trị và  bóc lột  kinh tế của Mỹ mà hiện nay được   cải trang  qua  quít   dưới dạng "toàn cầu hóa’ ; vấn đề thứ 2  là sự ủng hộ của Mỹ cho nhiều  tay được  gọi  là độc tài Hồi giáo  đang  phục vụ cho  các mục đích của họ. Toàn cầu hóa  là 1  chủ đề chính trên  các phương tiện truyền thông Ả -rập,  và luôn luôn được coi là  có liên quan  với sự xâm nhập  kinh tế của Mỹ .  Tình hình kinh tế càng ngày càng bi đát tại phần lớn thế giới Hồi giáo , khi so sánh không những  chỉ với  phương Tây  mà  còn  với  các nền  kinh tế đang lên nhanh chóng tại Đông Á , lại  càng làm cho  nổi  căm giận  bùng  lên. Chính vì  uy thế tột đỉnh của Mỹ , theo  cách nhìn  của  người Trung đông ,  đã chỉ ra  nơi nào để trút  sự   chỉ trích  và  hành vi thù địch .
      Sự kết hợp giữa năng  suất lao động thấp  và tỉ suất sinh cao tại Trung đông đã tạo nên một hỗn  hợp  bất ổn , giữa 1 dân số lớn  và càng ngày càng tăng thêm gồm toàn  các thanh niên thất  nghiệp , ít  học  và  chán  nản. Theo tất cả các chỉ tiêu  của Liên hiệp  quốc ,Ngân hàng  thế giới  , và   các  cơ quan  khác , về các vấn đề   như tạo việc làm , giáo  dục , trình độ công nghệ và năng lực sản  xuất,  các nước Ả -rập  càng ngày  càng tụt hậu   sau phương Tây . Tệ hơn nữa , là  các nước Ả -rập cũng tụt  hậu so với  những  nước mới đi theo  con  đường cách tân   phương tây , như Hàn quốc , Đài loan , Singapore.
      Các  con số so sánh  về năng lực thực hiện của các  nước Hồi giáo, phản  ánh  trên con số thống kê ,  lại càng tệ hại . Trong danh sách các  nền kinh tế tính   theo  GDP , xếp hạng  cao nhất  tại 1  nước đa số đạo Hồi  là Thổ nhĩ kì , với 64 triệu dân ,  chỉ đứng  hàng thứ 23 , giữa Áo  và Đan mạch ,  là những   nước  có số dân xấp xỉ 5 triệu .  Nước tiếp theo là Indonesia ,  với 212 triệu dân , chiếm  vị trí thứ 28 ,  đứng  sau  Norway  với 4,5 triệu dân ,và  kế tiếp là Saudi Arabia  có 21 triệu dân . Khi so sánh  với năng lực mua sắm , nước Hồi giáo   đầu tiên là  Indonesia xếp hàng  thứ 15 , tiếp đến là Thổ nhĩ kì hàng  thứ 19 .Nước Ả -rập  xếp hạng cao nhất  là Saudi Arabia , ở vị trí 29 , sau đó là Ai cập . Về tiêu  chuẩn sống  , tính theo GDP đầu người , nước Hồi giáo  cao nhất  là Qatar , vị trí  thứ 23 ,  sau đó là Các tiểu  vương quốc  Ả -rập ( UEA) , vị trí 25  và Kuwait  vị trí 28.
      Xếp theo  năng  suất  công  nghiệp , nước Hồi giáo  xếp hạng cao nhất  là Saudi Arabia , thứ 21 ,  theo sau là Indonesia , cùng hạng 22 với Áo  và Bỉ , còn Thổ nhĩ  kỳ cùng hạng  27 với Norway . Xếp theo năng suất  chế tạo , nước Ả -rập có vi trí  cao nhất  là Ai cập , cùng hạng thứ 35 với Norway .Xếp theo kỳ vọng  sống , nước  Ả -rập  cao nhất  là Kuwait , hạng thứ 32 , đứng sau Đan mạch  và  trước Cuba . Về số lượng máy điện thoại trên  100 dân , nước  Hồi giáo  xếp hạng cao nhất   là Các tiểu  vương quốc  Ả -rập ( UEA) , chiếm  vị trí 33 , đi sau Macau , trước Reunion. Về số lượng  máy  vi tính  trên 100  dân , nước  Hồi giáo  xếp  hạng  cao nhất  là Bahrain , vị trí 30 ,  trước Qatar  vị trí  32  và Các tiểu  vương quốc  Ả -rập   ( UEA)  vị trí 34 .
      Về số lượng  sách được  bán  lại  là  một bức tranh ảm đạm hơn . Trong bảng  xếp hạng 27  quốc gia, đầu bảng là Mỹ , cuối bảng Việt nam , không  hề có  tên một  nước Hồi giáo  nào cả. Về chỉ số phát triển  con người ( HDI ) , Brunei hạng thứ 32 , Kuwait  thứ 40 , Qatar  thứ 41 , Các tiểu  vương quốc  Ả -rập ( UEA)  44 , Lybia 66 , Kazakhstan 67 , và Saudi Arabia  cùng hạng 68 với Brazil.
      Trong báo  cáo về vấn đề Phát triển con người  Ả -rập năm 2002 , do 1 tiểu  ban  gồn các trí thức Ả -rập   chuẩn  bị và xuất bản  dưới sự bảo trợ của  Liên hợp  quốc , một lần  nữa lại phát hiện  những  điểm đối nghịch đập ngay  vào mắt .” Thế giới Ả -rập dịch mỗi năm khoảng 330 quyển sách ,  bằng 1/5 số sách  dịch của Hi lạp . Toàn bộ số sách  dịch tính  dồn  từ thời Caliph  Maa’moun ( sic) ( thế kỷ thứ 9) khoảng 100.000  quyển , bằng  con số trung bình mà Tây ban nha dịch trong  1  năm . Tình hình kinh tế cũng không khá hơn :”GDP  của tất cả các nước Ả -rập   cọng lại chỉ được  531,2 tỉ USD  vào năm 1999 – còn thấp  hơn   nước  châu Âu  là   Tây   ban  nha ( 595,5 tỉ ) .” Một khía cạnh khác của  tình trạng  kém  phát triển được trình  bày  trong  bảng "các nhà khoa  học  nghiên cứu tích cực , các   bài báo , và  các tạp chí  được   trích  dẫn  thường  xuyên tính trên triệu dân , 1987” .


      
      
    NướcCác nhà khoa học nghiên  cứuCác bài báo  có từ 40  lần trích  dẫn  trở lênSố tạp chí được trích  dẫn /1 triệu  dân
    Mỹ4662111048142,99
    Ấn độ29509310,04
    Úc2496328017,23
    Thụy sĩ1702852379,9
    Trung  quốc15558310,03
    Israel1161716936,63
    Ai cập378210,02
    Hàn quôc225550,12
    Saudi Arabia191510,07
    Kuwait88410,53
    Algeria36210,01


 
      Không  có gì ngạc nhiên , khi  so sánh các  con số về tình trạng  không biết đọc.
      Trong  bảng  sắp 155 nước  có tự do  kinh tế năm 2001 , các nước Ả -rập  vùng  vịnh có  vị trí khá tốt , Bahrain  hạng thứ 9, Các tiểu  vương quốc  Ả -rập ( UEA)   thứ 14, vàKuwait  thứ 42 . Nhưng năng  lực  kinh tế chung của  khối Ả -rập và  của  khối Hồi giáo nói chung  vẫn còn  khá nghèo . Theo Ngân  hàng  thế giới , vào năm 2000 lợi  tức bình  quân  tại các nước Hồi giáo  từ Morocco  đến Bangladesh   chỉ bằng  nửa bình quân  thế giới  , và  vào những năm thuộc thập kỷ 1990 GNP  kết hợp  của Jordan , Syria  và Liban -  tức là  3 nước Ả -rập láng giềng  của Israel -  còn thấp  hơn  Israel  một  mình . Các con số tính theo đầu người còn  tệ hơn . Theo  thống kê Liên  hợp quốc , GDP  đầu người của  Israel gấp  3 ,5 lần   của Liban  và Syria , gấp Jordan 12 lần , và gấp 13,5 lần so với  Ai cập .
      Sự đối nghịch với phương  tây , và giờ đây  với  Viễn  đông , lại càng làm chưng hửng  nhiều  hơn. Trong quá khứ ,  đã có những  sự cách  biệt như thế nhưng  đại đa số   quần chúng  không hề hay  biết . Ngày nay  nhờ các  phương  tiện  truyền thông  và  thông tin hiện  đại , ngay cả 1 người  dân nghèo nhất , ít học  nhất  cũng  thấy  đau  xót về sự khác biệt  giữa họ với người khác , theo từng  mức cá nhân , gia đình , địa phương , và cấu trúc  xã hội .
      Sự canh tân  về chính trị cũng  không đưa   đến  kết  quả tốt hơn -  có lẽ còn  tệ hơn -  so với chiến   tranh  và kinh tế . Nhiều quốc gia  Hồi giáo đã trải qua các  định chế  dân chủ dưới hình thức này hoặc hình thức  khác. Một  số nước , như tại Thổ nhĩ kì  và Iran , các định  chế    này  là do  các nhà cải cách  bản xứ có  tính thần  sáng  tạo  đưa vào ; tại các  nước khác  , như tại nhiều nước Ả -rập  , các định chế trên  được đế quốc  dựng lên  rồi  trao lại  khi rút lui . Chỉ trừ ngoại lệ Thổ nhĩ kỳ , tất cả đều là thất bại  không cứu vãn  được . Các đảng  phái  chính trị và nghị viện  rập theo  phương tây hầu  như bao giờ cũng   đưa  đến   các nền  cai trị độc tài thối  nát,  được  duy trì bằng   sự đàn  áp  và  nhồi  sọ giáo điều . Mô  hình  phương tây duy  nhất có tác dụng ,  về mặt  đạt được mục đích , là nền độc tài  1 đảng . Đảng Ba’th , có nhiều  nhánh chia  ra cai trị Iraq  và Syria trong nhiều thập kỷ , là  sự kết  hợp  những  tính chất  tệ hại nhất  của mô hình Quốc xã và  Liên xô. Từ khi nhà lãnh  đạo Ai cập , Tổng thống Nasser , qua  đời  năm 1970 ,  không  có nhà lãnh đạo  Ả -rập  nào  có  được  sự ủng hộ rộng  rãi  bên  ngoài nước mình . Thật vậy , không  có  nhà  lãnh đạo  Ả -rập  dám  thử thách    quyền lực   của  mình   qua bầu cử tự do . Những  nhà lãnh đạo được lòng   toàn thể khối  Ả -rập là  Mu’ammar Qaddafi  của Lybia   vào   những năm  thuộc thập  kỉ 1970  và gần đây  nhất  là  Saddam Hussein .Vì sao  2  nhà  lãnh đạo  này , trong  số tất  cả các  nhà lãnh đạo Ả -rập , lại được ủng  hộ   rộng  rãi như thế là 1 điều  kinh  khủng và cần  phải  tìm  hiểu .
      Nhận định về vấn đề này ,  sẽ không hề ngạc  nhiên  khi  nhiều   người  Hồi giáo   nói  đến   sự thất bại của việc  hiện  đại hóa   và ứng  phó  với  các chẩn đoán   khác  nhau  về căn  bệnh của  xã hội  của mình , cùng với các đơn  thuốc   để chữa trị .
      Đối với nhiều người , câu trả lời   là  cần  hiện đại hóa  nhiều   hơn  , tốt hơn  nữa , để đưa  vùng  Trung  đông  bắt kịp  thế giới  hiện đại  và  đang  hiện đại hóa  . Đối với  những  người khác , hiện  đại  tự   nó  là 1 vấn đề , là là  nguyên  nhân  của tất cả những  nổi thống  khổ của họ .
      Nhân dân  vùng   Trung đông ngày  càng   ý thức   về cái hố sâu càng ngày càng rộng  giữa các cơ  hội  của thế giới tự do  bên   ngoài  biên  giới  của họ và sự thiếu thốn và  áp bức  kinh hoàng   trong  nước . Nỗi căm  giận  từ đó  đương  nhiên là  nhắm vào  trước hết  các nhà  cầm quyền , và sau  đó  là  nhằm  vào những ai  vì lý do  ích kỷ đã  giúp cho những  người cầm  quyền  này giữ được  quyền lực  . Chắc hẳn là  có ý nghĩa  khi  tất cả những tên  khủng  bố tham gia  vào vụ tấn công 11/9   vào  New York  và Ngũ giác đài   đều đến  từ Saudi Arabia   và Ai cập – tức là   các quốc gia  mà các nhà lãnh đạo  được coi là thân  thiện với Mỹ .
      Một  lý do giải thích thực tế kỳ quặc này , do  1 đặc vụ Al Qa’ida đưa  ra , là  những tay  khủng bố từ các quốc gia thân  thiện ít  bị khó khăn khi  xin thị thực  vào nước Mỹ . Một lý do  có tính cơ  bản   hơn  là tại  những  nước  mà Mỹ nhúng tay duy trì   các chế độ độc đoán   vốn  có  thái độ thù nghịch    sâu sắc hơn  . Một  trường hợp đặc biệt , đang được  xem  xét  kỹ hơn ,  đó  là Saudi Arabia ,  là   nơi  có một số khá đông thành viên  của chính chế độ đó dường  như  có   lúc cũng  chia  xẻ  và  hun  đúc  mối thù  nghịch  này.

Chương VI

      Cuộc hôm nhân giữa quyền lực nhà Saudi và lời giảng của Wahhabi

 

      Việc từ bỏ   tính hiện đại để quay  về   với  quá khứ thần thánh  đã từng là 1 lịch  sử lắm vẻ và   đầy  ngóc ngách  trong  vùng và  đã  phát  sinh  ra một  số   phong  trào .Quan trọng nhất trong  những phong trào  này  chắc chắn phải là phong trào Wahhabit  đặt theo  tên người sáng lập Muhammad ibn ‘Abd al-Wahhab ( 1703-1792)  , là  1  nhà thần học vùng Najd  thuộc Arabia ,  vùng này   do  các sheik  thuộc gia tộc Saud cai trị . Năm 1744 , Wahhab  phát động  1 chiến dịch  thanh giáo  và phục  hưng . Mục  đích  công  khai  là quay  trở lại  Hồi  giáo thuần khiết và  chân  chính  của  Đấng sáng lập , lột bỏ , và nếu cần , triệt  phá tất cả những  gì  sau  này mới thêm  vào và  làm  sai   lệch .
      Sự nghiệp  của Wahhabi  được   các nhà  cai trị dòng  Saud  tại Najd   chớp lấy,  rồi có lúc đã khuyếch trương   thành công nhờ vũ  lực . Qua  nhiều  chiến dịch  quân sự ,  họ đã đặt  được nền  móng  cai trị và đức tin  tại  phần lớn  vùng trung  và phía đông bán  đảo Ả -rập   và  thậm  chí  còn  tấn công  vùng  Lưỡi liềm phì  nhiêu   do đế quốc  Ottoman cai trị   trực  tiếp .  Sau khi  cướp  được  Karbala ,  là thánh địa  của  dòng Shi’a  tại Iraq ,  họ quay sang chú ý  Hijaz  và  vào  năm 1804-1806  , họ chiếm   được  nơi này  và sau  đó – theo  lời  họ -  đã  làm  tinh  khiết   các thành phố linh thiêng  Mecca  và Medina . Lúc này   rõ  ràng   là  họ đang  đối   đầu  và thách thức  sultan của đế quốc Ottoman , người mà  nhà  cai  trị   dòng Saud tố cáo là kẻ đã  sa  ngã ,  xa rời  niềm  tin Hồi giáo  và  là kẻ   thoán đoạt tại  1  nhà  nước  Hồi giáo   .
      Đế quốc Ottoman ,  dù  đang   ở trong giai  đọan   suy tàn   ,  nhưng  vẫn đủ sức   đối đầu   với 1  tên  phiến lọan  vùng  sa mạc . Nhờ sự giúp đỡ của viên Pasha tại Ai cập gởi  quân  tiếp viện  , công  việc   bình định  hoàn tất năm  1818 ,  thủ đô   Saudi bị   chếm , viên  emir  Saud bị   bắt  dẫn về Istanbul xử trảm .    Vào thời điểm này , nhà  nước Saud  không  còn tồn  tại , nhưng học thuyết của  Wahhabi   vẫn  còn , và từ năm 1823 trở đi ,  một thành  viên khác của tộc  Saud   phục  hồi   được  1   lãnh địa  Saud  , đóng đô tại Riyadh .  Một   lần  nữa , các thủ lãnh   của  tộc Saud  lại  đứng ra  giúp đỡ và được  sự giúp  đỡ của  các luận   điểm   của  học thuyết Wahhabi.
       Sự ra đời  của  học thuyết Wahhabi  tại  bán đảo  Arabia  vào thế kỷ 18    trong chừng mực nào đó  là  1  đáp ứng  đối với  sự chuyển  mình   của  thời đại . Dĩ nhiên  một trong  những tình huống  đó  là sự thoái trào  của  đạo Hồi   và  bước tâng công tương ứng của  thế giới  Cơ đốc.   Điều này   đã  xảy ra từ lâu rồi , nhưng    đây  là  1  tiến trình  chậm và  từ từ , và   khởi  sự tại những  vùng  biên   xa   xôi    thuộc thế giới Hồi  giáo. Đến thế kỷ 18 , nó mới  trở nên  rõ ràng  tại  vùng trung tâm .  Sự thoái   lui  lâu  dài  và  chậm  của đế quốc Ottoman   ở vùng Balkan  và  sự dấn bưóc của  người  Anh   tại Ấn độ , tuy vẫn còn  xa  xôi đối với bán đảo  Arabia ,  nhưng  tác động  của  nó vẫn được  cảm nhận ,   một  mặt từ   phiá  đế quốc Ottoman ,  mặt kia từ phía  vùng vịnh Ba tư , và chắc chắn  đã được  phản ánh  qua các  khách hành  hương   từ khắp thế giới  Hồi giáo đến Arabia   hàng năm .  Sự căm giận của  những  tin đồ Wahhabi  không  chỉa  thẳng    vào  người  bên  ngoài  , nhưng  nhắm vào   nhưng người mà  họ cho là phản bội và làm giảm uy tín Hồi gian từ bên trong :  một mặt   là những người chủ trương  cải  cách  canh  tân  ,  mặt khác  - và đây chính là  mục tiêu trực tiếp hơn- đó là  những   người    mà   nhóm Wahhabi   cho là  đã  làm thối nát  và  làm   xấu đi  di  sản  Hồi giáo  chân chính   của  Đấng  tiên  tri   và  Chiến hữu của   Người .  Dĩ  nhiên ngoài chính  họ ra  ,  còn lại   họ chống đối  mạnh   mẽ    mọi  trường  phái   hoặc  phe phái   Hồi giáo  , dù đó là Sunni  hoặc Shi’a .   Họ hết sức chống phái Sufi ,   tố cáo   phái này  không những  ở chủ trương thần bí   và tính khoan  dung  mà  còn  ở điểm   họ cho  rằng  phái này  thờ phụng   tà giáo .
      Ở bất cứ nơi  nào , khi  có điều kiện   thì  họ thể hiện  niềm tin  của mình  cực  kỳ tàn  bạo và  nghiêm  khắc   như phá  hủy  lăng  mộ , báng  bổ những  chốn linh  thiêng   mà  họ cho là   giả ngụy  và  thờ ngẫu tượng ,  và  tàn sát  vô số đàn  ông , đàn bà , và  trẻ em  là  những người không  đạt đựơc  các  tiêu chuẩn Hồi giáo thuần  khiết  và  chân chính.   Wahhabi cũng  thực  hiện  việc qui  tội  cho  sách    và đốt  sách .  Đó   chủ yếu  là  những  công trình  Hồi giáo về thần  học  và luật  được  coi   là trái   ngược  với học  thuyết Wahhabi .  Cùng với đốt  sách  là  việc  xử tử ngắn gọn những ai viết  sách , chép sách  hoặc  dạy   theo  sách  đó .
       Liên  minh lần 2  giữa  học  thuyết Wahhabi   và   lực luợng  vua Saud   bắt đầu     vào những năm  cuối  của đế quốc Ottoman  và còn  kéo  dài  đến tận  ngày  nay.  Có  2 sự phát triển  vào đầu thế kỷ 20  đã chuyển    đổi  học thuyết Wahhbi  thành  1 lực lượng chính  bên trong   thế giới  Hồi giáo và  vượt  ra  ngoài .   Sự phát triển thứ 1 là  việc  củng cố và  mở rộng  vương quốc Saudi .  Vào những năm cuối cùng  của đế quốc Ottoman, Sheikh ‘Abd al’Aziz Ibn Saud ( sinh năm 1880 ,  trị vì  1902-1953)  đã khéo léo  chống lại  vua Ottoman  phía   bắc và sự bành   trướng quyền  lực của  Anh ở  phía đông  bán đảo Ả -rập. Vào tháng  12 năm 1915 , ông  ta  ký 1 thỏa  ước với Anh  ; nhờ đó  trong khi  vừa  giữ   được   nền  độc lập ,  lại nhận    đựơc  sự trợ cấp    và   lời hứa  sẽ được giúp  đỡ nếu bị tấn  công.  Chiến  tranh  chấm  dứt  và  sự tan rã  của đế quốc Ottoman    đã  chấm dứt   giai  đoạn này , và  để lại  một  mình   ông  ta  đối diện  với người Anh . Ông  ta kiếm chác  khá   trong  hoàn  cảnh  mới  này và  có  cơ hội mở rộng cương vực  thừa kế   qua  nhiều  giai đoạn  kế tiếp nhau . Vào năm  1921 , cuối cùng   thì  ông ta cũng   đánh   bại  được  kẻ kình dịch lâu đời  là Ibn Rashid  tại  vùng  bắc Najd ,  sáp nhập  lãnh thổ của  kẻ thù  là lấy  tước  hiệu  là   sultan  vùng Najd .
      Giờ đến giai đoạn phải chiến đấu  quyết  liệt  hơn , để dành quyền  kiểm  soát Hijaz.  Vùng   đất  này ,  có  2 thành  phố thiêng   liêng  của đạo  Hồi  là Mecca   và Medina , trên 1000  năm   dưới quyền  cai trị của con cháu   triều đại Hashimite , hậu  duệ    của  Đấng tiên  tri ;  những   thế kỷ sau  này  dưới  quyền   bá chủ lỏng lẻo  của  đế quốc  Ottoman. Sự   hình  thành các  vương  quốc   Hashimite ,   do nhiều  nhánh  của gia  tộc này   cai trị , tại Iraq  và  tại Transjordan    như là  1 phần của  việc  tổ chức  lại  các tỉnh Ả -rập thuộc đế quốc Ottoman trước  kia  sau  khi  thế chiến thứ nhất  chấm dứt ,   theo Ibn Saud  là 1 sự đe  doạ cho  vương  quốc của  mình . Sau nhiều  năm  quan  hệ tồi tệ , vua Hussein tại Hijaz đưa ra  1  lý  lẽ nước  đôi  ,  một  là    là tự phong cho mình  tước  hiệu Caliph , hai là  cho   kiểm soát  chặt  chẽ   các khách hành hương nhóm Wahhabi  khi  vào 2 thành   phố thiêng liêng  này . Ibn Saud  phản  ứng  bằng  cách tấn  công Hijaz .
       Chiến tranh chinh  phục  của  nhà Saud  đạt  được  thắng lợi hoàn toàn.   Lực lượng  của  họ đầu tiên chiếm Mecca   ; sau đó , vào  ngày 5 tháng 12 ,1925 ,  Medina ngoan ngoãn đầu  hàng  sau khi bị bao vây 10 tháng . 2 tuần  sau , vua Ali , người kế nghiệp  vua cha Hussein ,  nhờ viên phó Lãnh sự người Anh  tại Jedda   báo cho Ibn Saud  là  ông ta  sẽ rút lui khỏi Hijaz cùng  với tư  trang  cá nhân .   Được  coi  là nhà vua thoái  vị , ngày  hôm  sau  quân của Saud  tiến vào Jedda. Giờ đây rộng đường cho  Ibn Saud  thoải  mái  tự   xưng là  vua Hijaz  và Sultan Najd  và   các  vùng phụ thuộc   vào  ngày 8  tháng giêng  năm 1926.  Chế độ mới  lập tức  được các cường quốc  châu Âu  thừa  nhận  , đặc  biệt  là Liên  xô  đã thông báo ngoại  giao  cho Ibn Saud” căn cứ trên nguyên tắc quyền tự quyết của  dân tộc  và xuất  phát  từ    nguyện vọng  của  nhân dân Hijaz  chọn  ngài  làm vua   của họ".  Một  hiệp  ước chính thức  giữa Ibn  và nước Anh , thừa  nhận sự độc lập toàn vẹn  của  vương  quốc , được ký  vào  ngày 20 tháng 5 , 1927 . Một  số quốc  gia châu Âu  khác cũng  theo  gương này.
       Sự thừa  nhận  từ khối Hồi giáo  ngược lại  chậm  hơn và có  tính   miễn  cưởng  hơn. Một  phái  đoàn  Hồi giáo từ Ấn độ viếng Jedda và  yêu  cầu  nhà  vua trao  quyền kiểm  soát  các thành  phố thiêng  liêng   cho  1  uỷ ban   gồm các đại biểu  được tất  cả các nước  Hồi giáo  chỉ định  . Ibn Saud không  thèm đáp ứng  yêu cầu   này   và tống  phái đoàn  về Ấn   bằng  đường  biển . Vào tháng 6 năm đó , ông  triệu tập  Hội nghị toàn  Hồi giáo  tại Mecca , mời  các  vua chúa   và   lãnh đạo  các  nước  Hồi giáo  độc lập  và đại biểu   thuộc các tổ chúc  Hồi giáo   tại  các  quốc gia  không thuộc  quyền   cai trị Hồi  giáo . Có 69 đại diện từ mọi nước  thuộc thế giới   Hồi  giáo     tham dự . Phát  biểu trước  hội nghị , Ibn Saud nói  rõ là  giờ đây ông ta  là   người cai trị Hijaz .  Nhà vua có   nhiệm vụ gìn  giữ các thánh  địa    và  bảo vệ   cho người hành  hương  nhưng  lại  không cho phép  bất cứ sự can thiệp bên  ngoài nào  xía vào    những  nhiệm vụ trên.
       Khi  đó  , ông ta đã làm cho   mọi người    ngơ  ngác . Một số tức  giận  và bỏ đi ;  một  số khác  thừa  nhận  trật tự mới .  Trong  nhóm sau ,  đáng chú ý nhất  là người   dẫn đầu   đoàn đại   biểu  tín đồ Hồi giáo  ở Liên xô , vị trưởng đoàn   này trong  bài  phỏng vấn  của  Thông tấn xã  Liên  xô  TASS ,  đã  tuyên  bố rằng Hội  nghị Hồi giáo  này   công nhận  vua Ibn Saud là   người Cai quản  các thánh địa ,  hội nghị cũng  kêu  gọi  nên chuyển giao những phần đất  của Jordan  sang cho  vương  quốc Hijaz mới thành lập  , và  nói chung  là bày tỏ sư    ủng  hộ   đối với vua Ibn Saud. Mãi về sau này các  quốc gia Hồi giáo và  các  nước Ả -rập  mới thừa  nhận .  Các  hiệp ứơc  hữu nghị được ký    kết với Thổ nhĩ kỳ và Iran  vào năm 1929, với Iraq  năm 1930  và  với Jordan  năm 1933. Ai cập  chỉ chính  thức  cộng nhận  sự sáp nhập   vào  Saudi Arabia  khi ký hiệp   ứơc   vào tháng 5 /1936.
       Vào thời điểm  này , vua  Ibn Saud  nhanh  chóng thực hiện  việc tổ chức  và  cơ cấu lại  vương quốc  bao la  của mình  và   vào tháng 9/1932 , một  nhà  nước thống nhất  với tên gọi là  Vương quốc  Saudi Arabia đựơc  tuyên   cáo . Năm sau , ông ta chỉ định người con trưởng , Saud  , làm người  kế vị ngai vàng .
       Cùng   năm đó , cũng có 1  sự kiện lớn  khác    gây ảnh hưởng đến   khu vực , đó là việc ký kết một  thỏa  hiệp giữa    bộ trưởng  tài chính Saudi  Arabia   và  đại  diện của  công ty dầu hỏa Standard Oil   of California vào ngày 19 tháng  5  năm 1933  .Nền chính trị Saudi  và các học  thuyết  của Wahhabi  giờ đây   đã  tạo  được  1 cơ sở tài chính vững  chắc.

 
      Các   quyền  lợi  của  phương  tây về mặt  dầu  hỏa  tại Trung đông     bắt  đầu từ đầu thế kỷ 20  và chủ yếu là   do các công ty của Anh , Hòa lan và Pháp  nắm giữ . Quyền   lợi của Mỹ chỉ mới có   vào  đầu những năm 1920 , do  người Mỹ càng  ngày càng lo  cho  sự cạn kiệt  các nguồn dầu mỏ trong nước  và lo sợ sự độc  quyền   của  các nước  châu Âu  đối với  dầu  mỏ Trung đông. Khởi đầu  các  công ty Mỹ chỉ là những  người hùn  hạp nhỏ với các  tổ hợp lớn  châu Âu khi   mới vào thị trường  dầu mỏ Trung đông . Standard Oil   of California  là  công ty Mỹ đầu tiên tham gia  nghiêm túc  việc  thăm  dò  dầu  mỏ . Sau   một  số cố gắng không  đạt mấy  kết  qủa  tại các  nước  vùng Vịnh , cuối cùng   , Standard Oil   quay sang   Saudi Arabia  và  vào năm 1930   xin phép  thăm dò  địa chất tỉnh phía   đông . Vua Ibn Saud lúc đầu  từ chối   yêu cầu này  nhưng sau đó  đồng  ý  tiến hành thương  thuyết , cúôi cùng  dẫn tới  thỏa  hiệp   năm 1933. Hiển nhiên ,  một  trong  những  yếu tố xui nhà  vua thay đổi ý  kiến   là tình hình suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 1929 ,  từ đó đã làm cho nền tài chính của vương quốc  càng ngày càng  lâm  vào cảnh   sa  sút nghiêm trọng .
      Chưa đầy  4 tháng  sua  khi ký kết thỏa  hiệp , các nhà địa chất Mỹ đổ bộ lên  phía đông Arabia .   Đến cuối năm , các nhóm thăm dò  đựơc  thành lập xong  ,   và năm sau , các toan người Mỹ đã bắt  đầu  khia thác và xuất cảng   được  dầu hỏa . Tiến trình  phát  triển  bị gián đọan  trong thế chiến  thứ 2    nhưng  lại tiếp tục   khi chiến tranh chấm dứt . Một  vài  chỉ dẫn  cho biết  mức  độ phát  triển  qua các  con số   dầu  mỏ được khia  thác  tại Arabia , tính   theo triệu thùng : 1945:21,3 ; 1955: 356,6; 1965:  804,8 ; 1975 : 2.582,5.
       Dầu mỏ xuất   ra , tiền  bạc ào  ào  chảy vào  đã  đem lại  nhiều  sự   thay đổi  cho vương   quốc Saudi  ,  về cơ  cấu  nội  tại  và  lối  sống ,  cùng với vai trò  và ảnh hưởng  đối ngọai ,  cả tại các quốc gia tiêu thụ dầu  mỏ và , mạnh hơn  nữa , là trong thế giới  Hồi giáo . Sự thay đổi có  ý nghĩa  nhất  là  ảnh hưởng  của  học thuyết  Wahhabi  và  vai trò  của những kẻ theo học  thuyết này. Học thuyết Wahhabi  giờ đây  là  học thuyết chính thức ,  đựơc   thi hành  bởi  một   chính quyền   có nhiều  ảnh hưởng nhất   trong tòan thế giới Hồi giáo -  đó  là người cai quản  2 thánh địa  linh thiêng  nhất  của đạo Hồi , nơi mà hàng năm có đến  hàng triệu  tín đồ đạo Hồi trên  khắp thế giới  đến hành hương  và  thực  hiện  các nghi  thức  và nghi  lễ tôn giáo  . Trong khi đó , các  thầy giảng  và giáo sĩ Wahhabit có dứơi tay nguồn tài chính  vô hạn , đem  ra phân phát   để đẩy  mạnh và  khuyếch trương   học thuyết    Hồi  giáo mới của  họ . Ngay cả tại  các  nước phương Tây  tại châu Âu và Mỹ , nơi mà  hệ thống giáo dục  công lập   đã tốt  rồi , nhưng  để dạy  giáo lý Hồi giáo  cho  những tân tòng  và  khi   các bậc  cha mẹ Hồi giáo  muốn  giáo dục cho  con cái một  số cơ   bản  về truyền  thống văn hóa  và tôn giáo  Hồi giáo ,  thì   duy   nhất chỉ có  các trung tâm truyền bá  giáo lý  Wahhabi  làm việc  này .  Việc truyền bá   giáo  lý  này được  triển  khai  tại các trừơng  tư , các  hội   thảo   tôn giáo ,  các trừơng học nhà thờ ,  trại hè , và càng  ngày càng  nhiều hơn ,  tại  các    nhà tù .
      Theo ngôn ngữ truyền thống Hồi giáo ,  madrasa  là  1 trung tâm giáo  dục kiểu đại  học ,  có  nghiên cứu  ,   giảng dạy  . Madrasa  Hồi giáo cổ điển   là tiền thân  và  trên  nhiều mặt cũng  là   khuôn  mẫu  cho các trường   đại học tổng hợp  lớn ở châu Âu  thời trung cổ .  Theo  ngôn ngữ hiện đại , từ madrasa   có ý  nghĩa   tiêu  cực ;  dùng để chỉ   một nơi  nhồi  nhét  sự cố chấp và  bạo lực .  Lấy   một  ví dụ    để chứng minh  là  khi  nghiên cứu  lý  lịch họat  động của  một  số người Thổ  nhĩ kỳ bị bắt vì tình nghi   tham gia  vào  các   động khủng  bố . Tất cả bọn   họ đều  sinh ra và được   giáo dục tại Đức ,  không có  người nào từ   Thổ nhĩ kỳ .  Chính phủ Đức  không giám  sát  việc  giáo dục   tôn giáo   của các  nhóm thiểu  số.  Nhưng chính  phủ Thổ lại luôn dè chừng  những  vấn đề này . Tại  châu Âu  và Mỹ , do nhà  nước  không  muốn  can dự vào các vấn đề tôn giáo , việc dạy giáo lý Hồi giáo  ở trường  và  ngoài nhà trừơng  hầu như  nhà cầm  quyền không hề   để mắt tới .  Tình hình này  rõ ràng là  tạo  điều  kiện cho những  kẻ liều  lĩnh , cuồng tín  và có  quá  nhiều tiền  bạc .
       Có lẽ   ta  có  thể diễn  tả kết qủa  sẽ ra  sao  bằng  1  ví dụ tưởng tượng .  Hãy tưởng  tượng  là  nhóm Ku Klux Klan   hoặc  tương tự chiếm quyền  kiểm  sóat hòan tòan bang Texas , chiếm các giếng  dầu  mỏ cùng với lợi tức từ dầu  mỏ ,   và họ cũng làm như  thế , bỏ nhiều  tiền ra xây dựng  1  hệ thống  các trừơng trung học và   cao đẳng  trong tất  cả thế giới  Cơ   đốc  , nơi  nào cũng  dán  nhản  Cơ đốc  giáo . Ví dụ tương đương   này có phần ít  khốc    liệt hơn thực  tế ,  bởi vì đa số các nước  Cơ đốc   đều    đứng ra quản  lý  hệ thống  trường  công . Tại một  số nước Hồi giáo ,  họ không làm  như thế , và  các trừơng trung  học và  cao đẳng  do  phái  Wahhabi bảo trợ là  nơi cung cấp  một  nền giáo dục  duy nhất cho  các thanh  niên Hồi giáo . Bằng   cách này ,  tín đồ Wahhabi  mang  thông điệp của họ đến  các nước  theo  Hồi giáo  và  càng  ngày càng tăng  tại   các cộng  đồng  thiểu số tại  châu Âu và  Bắc Mỹ .  Sinh họat công cọng  ,  giáo dục  và   thậm chí việc thờ phụng đựơc tổ chức  theo khuôn phép Hồi giáo  , đều được    nhóm Wahhabis  tài trọ rộng  rãi đến  mức  kinh ngạc ,  và  như thế phiên bản đạo Hồi mà họ thực  hành và  rao giảng  đều  bị chi  phối  bởi các nguyên  tắc và quan điểm của  phái Wahhabi  . Quyền  cai quản các thánh địa   và  lợi tức  từ dầu  mỏ đã khiến    cho  một vùng đất biên địa của  nhóm tín đồ cực đoan tại 1 quốc gia  xa xôi trở thành  1 trung tâm  gây  ảnh hưởng  trên tòan thế giới ..

 
      Việc khai thác dầu mỏ đã mang  lại   một  số   giàu có   vô tận  mới  và   cùng  với nó  là những   mối căng thẳng xã hội  mới   ngày càng  trở nên sâu sắc. Trong xã  hội cũ , sự cách biệt giữa  giàu và nghèo  không  nhiều ,  và  hệ qủa   cũng  có chừng mực - một mặt   ,  giữa  người giàu  và nghèo  có   những mối   liên  kết  xã hội truyền thống và , mặt khác ,  do kiểu sống  kín đáo trong gia đình của  người Hồi giáo  .  Quá trình  hiện đại  hóa  lại làm cho  hố ngăn  cách  ngày càng rộng ra , phá hủy  những  mối  ràng  buộc  xã hội , và  do  các phương  tiện  truyền  thông đại chúng  trở nên  phổ biến   càng làm cho  những hình ảnh  bất bình đẳng  hiển  hiện   một cách   nhức  nhối .  Tất   cả những điều  này  đã    hình thành 1  lớp người  mới , dễ   nghe theo   giáo lý   của nhóm Wahhabi  và những   nhóm có tư tưởng  tương tự , trong  số đó   có  nhóm Huynh đệ Hồi giáo  tại Ai cập và Syria  và nhóm Taliban tại Afghanistan.
       Sự giàu có do  dầu mỏ cũng đem lại những hệ qủa  tiêu cực  về chính trị , làm  hạn chế sự phát triển của các định chế đại diện   cho nhân dân ."Không đóng  thuế thì  không có đại diện"là  1 bứơc  quan trọng  trong sự hình thành  nền  dân chủ phương Tây. Rủi thay ,  điều  ngựơc  lại cũng đúng- không  có đại  diện  nếu  không đóng  thuế.  Các chính  quyền  giàu có  nhờ dầu mỏ không cần   quốc  hội  để đặt  ra  thuế và  thu thuế ,  và  không ít khi    họ chẳng cần đếm  xỉa gì đến  công luận . Ngay cả từ công luận  cũng chẳngcó  mấy  ý nghĩa  trong những  xã  hội  đó. Không tìm ra  đựơc lối thóat nào khác ,  cho nên  những  nổi bất bình  mới , sôi sục   đã tìm đựơc cách  biểu thị nơi các phong trào   tôn giáo cực đoan.
      Hiện nay  ta thường gọi những phong trào này  là phái chính thống ( fundamentalist).  Tên gọi  này không   được may mắn  vì   một  số lý do .  Khởi thủy  đó là 1  từ của Tin lành Mỹ , dùng để chỉ một số   nhà thờ khác  với  các  nhà thờ thuộc  dòng chính phái ở một  số điểm . 2 sự khác  biệt chính  là  thần  học tự do  và sự phê   phán kinh thánh , cả 2 đều được  coi là có  thể phản bác . Thần   học  tự do  đã  từng là 1 chủ đề đối với người Hồi giáo  trong quá khứ   và có thể lại xảy  ra  trong tương lai . Giáo điều cơ bản của Hồi giáo là kinh Qur’an với từng  câu từng chữ đều có  tính thần thánh  và không thể sai lầm được ,  và  mặc dù  có  người nghi  ngờ về điều này  nhưng không ai dám  lên tiếng . Những  sự khác  biệt  này không hề   giống chút   gì  với  những điều    phân biệt   giữa   phái  Hồi giáo chính thống với   dòng  Hồi giáo chủ đạo , vì vậy  từ này    có  thể gây  sai  lạc . Tuy nhiên  , ngày nay  lại  trở nên thông  dụng ,  và được   dịch nguyên   văn  sang  tiếng  Ả -rập , Ba tư  và  Thổ nhĩ kỳ .
       Sự lu  mờ của  chủ nghĩa tòan -Ả -rập  đã  làm  chủ nghĩa chính thống    trở thành  một  sự lựa  chọn  hấp dẫn nhất  cho  những  ai  nghĩ rằng phải  có  một cái gì  đó  tốt  hơn ,  chân thực  hơn và  mang lại  nhiều hy vọng  hơn  là  các chế độ độc tài lạc lõng  đang cai trị , và các ý  thức hệ phá sản đựơc tuồn  từ bên  ngoài vào  xứ họ . Sau  khi tất cả những phương thuốc chính trị và kinh tế , hoặc   do  ngọai nhập   hoặc   do  sao chép tại  chỗ đều thất  bại , dẫn tới sự vỡ mộng và căm giận  tạo điều  kiện cho  những  phong trào này phát  sinh  và tồn tại  nhờ tình trạng   thiếu  thốn  và   bị lăng  nhục  .  Như nhiều người  tại  Trung đông  và Bắc Phi nhận xét , cả   chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa  xã hội đều   được  đem  thử   rồi cùng  chịu  thất  bại ; cà 2  mô hình  phưong Tây   và  phương Đông  đều chỉ tạo ra   sự nghèo  đói và  độc tài . Dường như  không  công bằng khi  nói rằng  sau  khi  độc lập , như  tại  Algeria  chẳng  hạn , phương  Tây  đáng bị trách cứ vì  các chính sách  Stalinist  giả tạo  của 1 chính  phủ chống- phương Tây , vì sự thất  bại của  của này  và sự lạc lõng  của  cái kia. Nhưng  tình cảm của quần  chúng  không phải hòan  tòan  sai  khi cho rằng  thế giới phương Tây và  các tư tưởng phương Tây  là   nguồn gốc  chủ yếu của những thay đổi  chính  đã làm biến  chuyển    thế giới Hồi giáo trong thế kỷ vừa qua hoặc   về sau.  Kết cuộc là , phần  lớn  những nổi căm giận   của  thế giới Hồi  giáo    đều nhắm  vào  phương Tây , vốn được coi    là  kẻ cựu thù    xa xưa  của Hồi giáo  kể từ khi có những  xung đột  đầu tiên giữa  các Caliph  Hồi giáo  và  các  hòang đế Cơ đốc ,   và chống cả những người chủ trương theo phương  Tây ,  bị coi là  công  cụ hoặc  tòng phạm   của phương tây  , là kẻ phản  bội  đức   tin và  dân tộc của mình .
      Phái  chủ trương chính thống  về tôn  gíáo  hưởng  đựơc  nhiều   ưu thế so với  các  ý thức  hệ cùng   tranh giành . Chủ trương này dễ hiểu  đối với cả người Hồi giáo có  học  và thất học .  Học thuyết chính thống đưa ra   một  tập hợp   các chủ đề , khẩu  hiệu  và biểu tượng hết sức  quen thuộc   có hiệu  qủa trong việc  huy động   sự ủng hộ và đưa  ra  được  1 lập trừơng phê  phán   cái gì sai  cũng như   đưa ra  chương trình  cải tạo  nó. Các phong  trào tôn giáo cũng hưởng  được   một ưu thế   thực  tiển khác   trong  những  xã  hội  giống như  xã hội vùng Trung đông  và Bắc Phi  là những nơi đang đựơc cai trị bởi các chế độ độc đóan nhiều  hoặc  ít : các   nhà độc tài  có  thể cấm các đảng  phái họat động ,  có thể cấm không cho hội họp –nhưng  lại không   thể cấm  việc thờ phụng  công cộng  , và nếu có , chỉ   giới hạn việc  giảng đạo  trong mộ chừng mực  nào đó .
       Kết  quả   là  chỉ còn  có  các  nhóm chống đối   tôn giáo  mới có  nơi   hội họp  thường xuyên , nơi mà họ có thể tụ tập   và tổ chức  được  1 mạng lưới   nằm  ngoài  vòng kiểm  sóat của  nhà  nước  hoặc ít  nhất cũng không bị nắm  hòan tòan .  Chế độ càng  áp  bức , thì càng  giúp cho  nhóm  chủ trương chính thống    khi tạo cho họ hầu  như độc  quyền chống đối .
      Chủ trương cấp tiến Hồi giáo  bằng   quân sự không  phải mới có. Đã  xảy ra  nhiều lần  kể từ khi có ảnh hưởng  của phương tây  vào  thế kỷ 18, đã   từng  có  nhiều  phong  trào chống đối     nổ ra dưới hình thức  quân sự .  Cho đến nay ,  tất  cả đều  thất  bại . Đôi khi , những phong trào này thất bại  một  cách dễ dàng  và tương đối êm thắm   vì  bị đánh bại  và  đàn áp ,  trong trường hợp   này họ cũng   đựơc coi là thành công vì có  người tử vì đạo . Đôi khi  họ thất bại chua  xót hơn , khi nắm được quyền lực , nhưng lại phải đối đầu với  những  vấn đề kinh tế và  xã hội  mà  họ không   giải quyết  được . Điều  thường xảy ra là  họ lại trở thành  kẻ đi áp bức  và cũng nực cuời như người    bị   họ lật đổ .Chính  vào   giai đoạn  này họ có thể trở nên rất nguy hiểm , nói  theo ngôn  ngữ phương tây , là khi  cuộc cách  mang  chuyển sang  giai đọan Napoleon   hoặc   giai đoạn Stalinit . Với 1 chương trình xâm  lăng và  bành  trứơng , các phong trào này  , giống   như các đàn anh phái Jacobin  và Bolshevik sẽ có ưu thế là  sự tiếp tay của những đội quân thứ 5  tại mỗi  nước  và mỗi cộng  đồng   mà  họ có  những  tương đồng  về văn hóa   .
         Nói   rộng ra ,   phái  Hồi giáo chủ trương chính thống   là  những người   cảm thấy ràng  tất cả những  rối  rắm  của thế giới Hồi giáo   hiện nay không   phải là do  hiện đại   hóa     chưa đủ   nhưnglà do  hiện đại hóa  quá mức ,   theo họ đó là  sự phản  bội  các giá trị Hồi giáo đích thực . Theo họ , phương thúôc  là  quay về với  Hồi giáo  đích thực , bao gồm việc bải bỏ   tất cả các luật pháp và những điều  vay mượn  về mặt  xã hội  từ phương tây  và phục hồi  Thánh luật  Hồi giáo , shari’a ,  là  luật phù  hợp  của đất  nước . Từ quan  điểm  này , cuộc  chiến cuối cùng  không phải dành cho kẻ đột  nhập  phương tây nhưng  là  để   chó6ng   lại  tên phản  bội  theo phương  Tây trong  nước .Kẻ thù nguy hiểm  nhất ,  theo họ ,là  những  tên Hồi giáo trá ngụy   và phản  bội   đang  ngồi cai trị các quốc  gia trong thế giới Hồi giáo , và  là  nhữn  kẻ đã   nhập  cảnhg  cũng  như  áp  đặc   lối  sống  của  bọn vô đạo   lên    nhân dân Hồi giáo .
       Điểm này   được  nêu rõ   trong 1 bài  viết  ngắn  của ‘Abd al- Salm Faraq ,   người Ai cập  bị xử tử   cùng với đồng  bọn   vào tháng 4/1982  vì tội danh  đã  âm mưu   và thủ mưu ám sát  Tổng thống Sadat . Nhận xét  của Faraq   cho ta biết  rõ thêm  về động cơ của  hắn :
 
      Cơ sở   để bọn đế   quốc  hiện diện   trên  các vùng đất Hồi giáo  là    những tay   cầm  quyền  tương tự .  Đứng ra chống bọn  chủ nghĩa đế quốc  là 1  công việc chẳng hề mang  được lợi ích  hoặc vinh vang gì , chỉ tốn thời gian vô  ích .    Bổn phận của  chúng ta là tập trung   vào  sự nghiệp  Hồi giáo , đó là  phải thiết lập  trước hết , luật của Thượng đế trên đất  nước chung ta và làm  cho tiếng  nói của Thượng đế chiếm  ưu thế .  Không  còn gì nghi  ngờ là trận chiến  đầu tiên của  cuộc thánh chiến  là  việc  tước  bỏ quyền  lãnh đạo của  bọn vô đạo  và  thay thế bằng  1  trật tự   Hồi giáo  hòan  hảo ,  và từ đó sẽ giải phóng  được  năng lực của chúng ta . 

       
Trong khỏang thời gian từ lúc Tổng  thống  Sadat  bị mưu sát  cho đến lúc bắt đựơc  bọn sát thủ ,  người cầm  đầu  bọn họ đã  đắc thắng   la to” Ta đã giết  được   tên Pharaoh!    Ta  không  hề sợ chết". Theo  như  cách nhìn nhận của nhiều  người  phương  Tây   vào thời đó ,  nếu dưới mắt  các tay sát thủ   sai phạm  của Sadat  là đã ký kết  hòa  bình  với Isael , thì Pharaon  là  một  tên gọi   hòan tòan không  phù hợp . Rõ ràng   là họ không nhắc  đến  Pharaon  như  sách giáo  khoa Ai cập hiện nay , là  người thể hiện  đựơc sự vĩ đại   và  vinh  quang   của Ai cập cổ đại .   Nhưng  đó là Pharaon   trong  sách Exodus  , kẻ mà  theo  Qur’an   , là 1  tên  độc tài vô   đạo  đã áp  bức dân của Thượng đế . Không còn  gì nghi ngờ   khi Usam bin Ladin  đã gọi Tổng  thống Bush  theo   nghĩa  này   là Pharaon của  thời đại hiện  nay. Vào   thời kỳ xảy ra  Exodus , Con dân Israel   là  dân của  Chúa .  Tín đồ Hồi giáo   hiện nay  không công  nhận  nhà nước Israel  hiện tại  là  kế thừa  hợp  pháp của Con dân Israel cổ đại -  là Banu Israil   trong kinh Qur’an -  và  những kẻ ám sát Sadat  chắc chắn  không  công nhận  sự dàn xếp  của   ông ta với nhà nước  này. Nhưng về sau ,  khi tra hỏi các tay giết  người và   đồng phạm  mới rõ là  theo  họ , hòa  bình với Israel  chỉ là 1 hiện tượng tương   đối  nhỏ -  là 1 triệu chứng , không phải là  nguyên nhân  của   việc phạm trọng tội đã  rời   bỏ niềm tin  vào Thượng đế ,  đàn  áp  dân của Chúa và  răm rắp theo  khuôn   mẫu của  kẻ thù .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét