Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

JERUSALEM


JERUSALEM

 Abdul Alim

Jerusalem là một trong những thành phố cổ nhất trên thế giới, niên đại của nó được xác định là đã có từ 3000 năm trước Tây lịch. Là thánh địa của ...
Jerusalem là một trong những thành phố cổ nhất trên thế giới, niên đại của nó được xác định là đã có từ 3000 năm trước Tây lịch. Là thánh địa của Nhất thần giáo, vùng đất thiêng này còn lưu lại biết bao dấu ấn thăng trầm, ghi đậm ảnh hưởng trên bề dày lịch sử nhân loại. Dù có lúc Jerusalem đã bị đặt dưới ách đô hộ đầy tham vọng của những người Âu châu trong suốt 200 năm (thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 13), cuối cùng họ cũng phải ra đi, trả lại cho người Muslim những gì thuộc về họ.
Ở Jerusalem có Thánh đường Al-Aqsa, được xem như là một ngôi Thánh đường cổ đại, đứng hàng thứ nhì sau Thánh đường Linh Thiêng ở Makkah.
Ông Bukhari và những nhà tường thuật Hadith nổi tiếng khác kể, có người hỏi Đức Thiên Sứ Muhammad (cầu xin sự bình an đến với Người) rằng: - Thánh đường nào là ngôi Thánh đường đầu tiên được xây dựng trên  thế gian này ?
Thiên sứ trả lời: - Đó là Thánh đường Linh Thiêng (ở Makkah).
Người ấy hỏi tiếp: - Sau đó đến thánh đường nào ?
Người đáp: - Thánh đường Al -Aqsa(Ở Jerusalem).
- Và khoảng thời gian xây cất giữa hai Thánh Đường cách nhau bao lâu ?
Thiên Sứ: - Bốn mươi năm.
Cuộc chiến Al-Yarmuk đã mở đường cho Islam tiến vào tiếp thu thành phố Jerusalem, sau một trận thư hùng quyết liệt đánh bại quân đội La mã.Ubaidah bin Al-Jarrah đã phải thỉnh cầu Kalifah Umar bin Al-Khattab đến ổn định Jerusalem vì cư dân thành phố này từ chối không trao chủ quyền lại cho bất cứ người nào ngoại trừ Kalifah. Năm 636 Tây lịch, tức năm thứ 15 Niên lịch Islam, Umar bin Al-Khattab thân hành đến thành phố này, tái lập thực quyền và bảo đảm cho người dân ở đây một cuộc sống thanh bình. Ông cam kết bảo vệ an toàn cho các tín đồ Thiên Chúa giáo cũng như Do Thái giáo, tôn trọng quyền hành đạo của họ và tuyên bố tất cả mọi người ở Jerusalem đều chung sống trong tự do tín ngưỡng. Trong một chuyến tham quan ngôi giáo đường có ngôi mộ của Thiên Sứ Jésu (Holy Sepulcher), khi đến giờ lễ nguyện Umar cố tránh không hành lễ trong giáo đường này, vì e rằng việc làm của ông có thể gây hiểu lầm cho người Muslim, vô tình họ theo gương ông mà đến đây hành lễ thì dễ gây dị nghị cho người của tôn giáo khác. Umar bin Al-Khattab đã đến khu vực Thánh đường Al-Aqsa, ông chọn một nơi có Khối đá to nhô lên khỏi mặt đất ở về hướng nam, quét dọn sạch sẽ rồi truyền cho xây một thánh đường.
Thánh đường Al-Aqsa mang một vị thế hết sức cao quý trong Islam. Nó là hướng thứ nhất trong hai Qiblas (hướng đối mặt trong khi dâng lễ nguyện). Thiên Sứ Muhammad (saw) hướng về phía Al-Aqsa để hành lễ trong suốt mười bảy (17) tháng, sau đó nhận được Thiên Lệnh của Allah truyền cho Người quay mặt về hướng ngôi Thánh Đường Linh Thiêng .
Chỉ trong một đêm, từ điểm xuất phát ỡ Thánh Đường Linh Thiêng (Makkah) Thiên Sứ Muhammad (saw) đếnThánh đường Al-Aqsa  để được Thiên Thần đưa lên Thượng Giới. Trong cuộc Thăng Thiên này Người đã đứng hướng dẫn lễ nguyện cho tất cả những vị Thiên Sứ trước.
Xuyên suốt lịch sử Islam, từ các vị Khulafah cho đến các giới chức cầm quyền, tất cả đều thấu hiểu sự giáng phúc vô cùng to lớn mà Thượng Đế đã ban cho thành phố này. Năm 691 Tây lịch tức năm 72 theo niên lịch Islam, dưới triều Umayyads, Abdul-Malik bin Marwan đã cho dựng lên một chiếc mái vòm phía bên trên của Khối đá. Một vài năm sau Al-Walid bin Abdul-Malik tái tạo công trình xây dựng Thánh đường Al-Aqsa.
Những người Abbasids tiếp tục công việc bảo quản ngôi thánh đường cho đến ngày vùng đất của người Muslim bị suy sụp. Sau đó là thời kỳ quân Thập tự chiếm đóng Jerusalem và họ đã cai quản luôn Thánh đường Al-Aqsa trong suốt 100 năm, cho đến khi Salah Al-Din Al-Aiyubi quét sạch đạo quân viễn chinh này ra khỏi Jerusalem, tái thu hồi ngôi Thánh đường Al-Aqsa.
Dưới bóng của triều đại Ottomans, có thể nói Jerusalem đã được bảo vệ đúng mức, nó vẫn an toàn cho đến ngày triều đại này cáo chung. Cho đến ngày hôm nay, thành phố Jerusalem đã bị những người theo chủ nghĩa phục quốc Do thái chiếm đóng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét