Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Sự khủng hoảng của Hồi giáo, phần 3

Phụ lục chương IV



       Chương  4
      PHÁT  HIỆN  NỨƠC  MỸ
 
      Trong  1 thời gian dài ,  tại các vùng đất Hồi giáo , nước Mỹ hầu như  không hề được  biết  đến . Thoạt  đầu ,   các chuyến du hành   khám  phá  không  được  quan tâm mấy – chỉ có 1   bản sao còn  sót lại  bản đồ châu  Mỹ   do  Christopher Columbus vẽ ,   được dịch  ra  tiếng Thổ , và   lưu giữ tại bảo tàng  Topkapi   , Istanbul. Tài liệu  về sự khám  phá   ra  Tân thế giới của  một nhà địa lý  người Thổ vào thế kỷ 16  ,  có tiêu  đề Lịch sử vùng Tây Ấn    là   một   trong  những quyển  sách đầu tiên  in tại Thổ nhĩ  kỳ - vào thế kỷ 18. Nhưng sự quan tâm cũng  rất ít , và không có mấy tài liệu về   nước Mỹ bằng tiếng Thổ, tiếng  Ả -rập   hoặc   bằng các  ngôn  ngữ Hồi giáo khác   cho  tới   mãi gần đây . Khác  với Cách mạng Pháp xảy ra vài năm sau đó , chẳng mấy  ai  biết đến Cách  mạng Mỹ ,   và  được coi , nếu   có , chỉ là   1  hình thức  nổi dậy  quen thuộc . Những  điều ghi  nhận của viên đại sứ Morocco  tại Tây  ban nha  chắc chắn là tài liệu đầu tiên bằng tiếng  Ả rập về Cách mạng Mỹ vào thời điểm đó :












 
      Sultan của  xứ Morocco ký 1   hiệp  uớc  hữu nghị   với nước  Mỹ   vào năm  1787 , và sau đó   nước cộng hoà non trẻ này  có một số mối quan hệ , khi thì   thân  thiện   , khi thì thù nghịch , chủ yếu  là thương mại , nhưng tất  cả đều hạn  hẹp    với  các  nước Hồi giáo khác .
      Tài  liệu  đựơc  ghi chép  đầu tiên  có nhắc tới nước Mỹ   như là  1 biểu tượng   đối với thế giới Hồi giáo  xảy ra  tại  Istanbul  ngày 14 tháng  7  năm 1793 , khi  viên đại sứ Pháp mới  đến nhận công tác  đã tổ chức  một buổi  ra mắt  trước công chúng  mà  điểm đỉnh là  1  lọat   phát  súng  chào   bắn từ   2 chiến hạm   Pháp  đậu   tại  mũi Seraglio . Theo báo cáo  của viên đại sứ ,  họ đã  kéo cờ đế quốc Ottoman  , cờ của  cọng hòa Pháp  và  Mỹ , và "cờ của  những  cừơng  quốc  khác  đã  không làm  bẩn  súng  khi  đứng   chung hàng  ngũ  với  những    bạo  chúa  nghịch  đạo".  Một  đại sứ   Pháp kế nhiệm ,  là tứơng  Aubert  du Bayet ( sau này  là  Dubayet ) ,   đến   Istanbul vào năm 1796 , cũng  có nguồn gốc  Mỹ   do  vì   sinh  ra   tại New Orleans   và đã chiến đấu trong  quân đội Mỹ .  Ông này cố tâm   truyền bá   các tư  tưởng  cách mạng  tại Thổ nhĩ  kỳ .
       Nhưng  đây  là những  người Pháp , không phải là các   doanh nghiệp   của Mỹ   và  trong  khi   tư tưởng  cách mạng  Pháp   gây  ảnh hưởng đến tư tưởng  và  văn   học của người Thổ , người Ả -rập  và  những người  khác   trong súôt thế kỷ 19 , thì  Cách mạng  Mỹ ,  và  Cọng  hòa Mỹ   sinh ra  từ   cuộc cách mạng  này  , trong   một thời gian dài  lại không   hề đựơc  nhắc  tới   và  thậm chí   cũng không   mấy ai biết.  Ngay cả sự hiện diện  của nước  Mỹ càng  ngày càng  nhiều thêm -  nào là   nhà  buôn , lãnh sự , nhà truyền giáo   và thầy giáo – cũng   không   cũng  gây đựơc   được  sự hiếu  kỳ , và  hầu như  cũng không  hề đựơc  văn  chương và báo chí thời ấy  nhắc đến .  Các  sách giáo   khoa  về   địa lý , phần lớn  đựơc  dịch hoặc dựa    theo   nguyên   bản  châu Âu , chỉ nêu  vắn tắt một  vài sự kiện về Tây bán cầu , còn  trên báo chí  thì rãi rác  có  một số tài liệu  nhắc đến   các biến cố   xảy  ra tại Mỹ , thường  được  nhắc tới  dứơi hình thức  tiếng  Pháp , États Unis ,  chuyển sang tiếng  Ả -rập  làItazuni , hoặc  một  dạng tương tự . Một  quyển sách giáo khoa  đựơc   xuất bản tại Aicập  vào năm 1833 ,  đựơc  nhà  văn   và dịch giả nổi tiếng  Sheikh Rifa’a Rafi’al - Tahtawi
( 1801-1873) phỏng dịch từ tiếng Pháp   có  bổ sung  một đọan ngắn   mô tả :"Itazumi là 1 quốc gia ( dawla )  gồm có  nhiều vùng ( iqlim )  , họp lại thành một  nước  cọng  hòa  tại vùng  đất  Bắc  Mỹ . Dân chúng    gồm các  bộ lạc    từ nước Anh  sang  và  chiếm cứ   vùng  đất này .  Sau đó  họ đứng lên tự giải phóng  khỏi  sự kiểm sóat  của người Anh  và dành đựơc  tự do  độc lập . Đây là  một trong những  nước văn minh lớn  nhất  tại châu Mỹ ,  và  tại đây  mọi tín ngưỡng và cọng  đồng tôn giáo đều  đựơc  phép . Chính phủ   đóng tại  1  thị trấn   tên  là Washington" Những  câu kết  luận  đáng cho ta chú  ý.
      Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 , một  mặt  trên  sách  vở và  các bách khoa thư   và mặt khác  trên báo chí có chú ý nhiều  hơn về nước Mỹ , nhưng  vẫn còn rất hạn chế ,  và dường như chỉ khu trú  vào các nhóm thiểu số không  theo Hồi giáo .  Các tài liệu tham  khảo  liên quan đến nước  Mỹ   trong lãnh vực   văn  chương  nói chung  có tính không  tích cực  hoặc tiêu cực   nhưng chỉ đơn thuần là mô tả .  Các nhà  truyền giáo dĩ nhiên  không  được  ưa chuộng  trong   các cọng đồng Hồi giáo , nhưng  dường như cũng không hề có  sự ngờ vực  , còn  sự căm ghét thì   lại  càng  ít hơn . Sau  nội chiến Mỹ , một số sĩ  quan Mỹ thất  nghiệp chạy   sang  phục vụ cho  các nhà  cầm  quyền Hồi giáo , giúp  họ canh  tân  quân đội . Các nhà truyền giáo  người Mỹ , dù  bị cấm  không cho cải đạo đối với tín đồ đạo Hồi ,  nhưng  có  thể cải đạo  cho  một số người Cơ đốc chính thống  sang   các    hệ phái Tin lành   khác nhau  , và điều  quan trọng  hơn  là  , cung cấp  nền  giáo dục  trung học và  cao đẳng  cho số học sinh  càng ngày càng  đông  , đầu tiên  là nam , sau đó là nữ ,  trước hết cho  các nhóm  thiểu số , sau  mới sang  cọng đồng Hồi giáo .  Một số học  sinh tốt  nghiệp từ những trường  này   thậm chí  còn  sang Mỹ du học tại  các trừơng Cao đẳng  và Đại học . Lúc  đầu , chỉ có  du  học sinh  từ các cọng đồng  thiểu  số Cơ đốc ,  sau đó có thêm nhiều  học sinh   đạo Hồi tham gia , một số trong nhóm này thậm chí  còn  đựơc  nhà nước xuất tiền   cử đi  học  .
      Thế chiến lần  thứ 2 , kỹ nghệ dầu mỏ ,  và  những phát triển hậu chiến  đã đưa  nhiều người  Mỹ đến  các  vùng  đất  Hồi giáo ;  thì cũng  có   nhiều người Hồi giáo  đến nước Mỹ ngày càng  đông  , thọat  đầu  là học  sinh , sau đó là thầy giáo , doanh nhân  , hoặc du khách  , và cuối cùng  là  dân  di cư . Phim  ảnh  và sau đó  là truyền  hình   đã  du nhập   lối sống Mỹ , hoặc ít nhất  cũng  một  dạng của  lối sống này , vào hàng triệu  người mà trước đó  chưa  hề nghe   hoặc  biết  đến ngay  cả tên nước Mỹ . Nhiều hàng  hóa Mỹ , nhất là  những năm  ngay sau chiến tranh , khi các  đối thủ cạnh tranh châu Âu hầu như  không  còn   và  sự cạnh tranh  Nhật bản chưa có ,  đã  len lõi vào  đến những  chợ búa   hẻo lánh nhất   thuộc thế giới Hồi giáo ,  đã  chiếm đựơc  nhiều khách hàng  mới   và có  lẽ điều quan trọng  hơn cả , là đã tạo ra  đựơc những thị hiếu và tham vọng  mới .  Với một  số người ,  nước Mỹ đại diện cho  tự do , công bằng  và cơ  hội . Đối với nhiều người  khác ,  nước  Mỹ tượng trưng  cho  giàu có  , quyền  lực  và  thành công , vào thời điểm này  , những tính chất  trên chưa  đựơc coi là tội lỗi hoặc tội ác .
      Và rồi   có  sự thay đổi lớn , khi  các nhà lãnh đạo  của  1  phong trào  phục hưng rộng  khắp  và ngày  càng  mở rộng  cố công  tìm  kiếm và cho rằng kẻ thù của mình  là  kẻ thù của Thượng đế và xác định"nơi  ở và  1 tên gọi"ở   Tây  bán cầu .  Đột  nhiên , hoặc dừơng như thế ,  nước  Mỹ bỗng trở thành  kẻ thù  không đội trời chung , là hiện thân của  cái ác ,  và là  kẻ thù hiểm ác của  tất cả những  gì  đựơc coi là tốt đẹp  đối với Hồi giáo , và  nhất là với tín đồ đạo Hồi .  Tại sao như thế ?.
 
      Trong  số những  yếu tố gây nên tâm trạng   chống  Mỹ   có  một số ảnh hưởng   của giới  trí  thức châu Âu .  Một trong những ảnh hưởng   đó   là từ nước  Đức ,  nơi mà  cái nhìn tiêu cực  về nước Mỹ hình thành  một  trường phái  tư tuởng , trong số đó có   những nhà văn  thuộc các trừơng  phái rất khác nhau  như Rainer Maria Rilke , Oswald Spengler , Ernest Junger  và Martin Heidegger . Theo  nhận thức của  những tác giả này   thì nước Mỹ là  1 ví dụ tột cùng    về một nền văn minh  không có văn hóa ; giàu có  và tiện nghi , rất phát triển về mặt vật chất  nhưng   giả tạo và vô tri ;  chỉ có tính  lắp ráp  hoặc  quá lắm cũng chỉ là đựơc dụng lên , không hề trưởng thành ;  có tính  máy móc không chút  hữu cơ ,  chỉ là 1  phức hợp hòan  tòan  kỹ thuật  nhưng  không hề có chút gì  là tinh thần  và sức sống   của các  nền văn hóa  nhân bản ,  quốc gia  , có cội rễ của  nước Đức và  những  dân tộc"chân  chính”  khác . Nền  triết học  Đức  và  nhất là triết học về giáo dục đựơc giới trí thức tại  Ả -rập và  một số nước Hồi giáo khác hâm  mộ nhiều vào những năm thuộc thập kỷ 1930   và  đầu  1940 mang  thông điệp  chủ nghĩa chống  Mỹ về mặt triết học  . Lối giải thích theo chủ nghĩa quốc  xã  của  ý thức hệ Đức rất có ảnh hưởng  trong các  nhóm  theo chủ nghĩa  quốc gia , nhất là  đối với  những  người sáng lập và đảng viên  đảng Ba’th ở Syria   và Iraq . Sau khi Pháp  đầu hàng  Đức  vào tháng 6/1940 , các lãnh thổ ủy trị của Pháp  là Syria  và Liban  vẫn còn  đặt  dứơi sự kiểm  sóat  của chính  phủ Vichy  và  vì thế khá  dễ cho người Đức tiếp cận , và sử dụng như là các căn cứ họat  động  của  họ trong  thế giới  Ả -rập.  Nổi bật nhất   là  cố gắng -có lúc  đã thành công -  hình  thành 1  chế độ thân Quốc xã tại Iraq .  Đảng Ba’th đựơc thành lập  trong   thời kỳ này . Các họat động trên  chấm dứt  khi người  Anh ( và nước Pháp tự do )  chiếm lại Syria – Liban   vào tháng 7/1941 , nhưng đảng Ba’th   và  các ý thức hệ đặc thù của nó  vẫn  tồn tại .
      Chủ đề về tính   nhân tạo  và   thiếu  1  bản  sắc  dân tộc  đích thực  của Mỹ   cũng giống  như  các nước Ả -rập  đã  xuất hiện   thường  xuyên  trên các bài viết   của  đảng Ba’th  và  thỉnh thỏang lại được   Saddam Hussein khơi   dậy ,  như trong 1  diễn  văn đọc hồi tháng  giêng   năm 2002 . Khi  các cuộc chiến - thế chiến thứ 2  , rồi sau đó chiến tranh lạnh -  còn tiếp tục , vai trò  của Mỹ lãnh đạo phương Tây  ngày càng  trở nên   nổi bật , cho nên cái phần thù  ghét  dành cho nước Mỹ lại càng  đáng chú  ý  hơn  .
      Sau khi  Đế chế thứ 3 sụp đổ ,  và  ảnh  hưởng của Đức không  còn ,  thì  một  thế lực  khác và một triết  lý  khác , thậm chí  còn  chống Mỹ dữ dội hơn ,  thế chân -  đó là  chủ   nghĩa Marxit   kiểu  Liên xô   đứng lên  tố cáo  chủ nghĩa  tư bản  phương  Tây và   nước  Mỹ là  đại diện  nguy  hiểm  và tiên tiến nhất   của nó. Dù thực tế là  việc người  Nga không hề   nhẹ tay khi  thống trị   phần lớn  đế   quốc châu  Á mênh  mông  do  Sa hòang chinh phục  và sau đó  bị Liên xô tái  chinh phục nhưng ít nhiều cũng  không ngăn  đựơc  việc họ tự cho mình  là chiến sĩ  và  là người   bảo trợ cho các phong trào  chống chủ nghĩa đế quốc lan  tràn  trên khắp thế giới  sau thế chiến thứ 2 ,  không chỉ   duy nhất   tại vùng  Trung đông . Vào  năm 1945 ,   dường như chủ nghĩa  xã hội sẽ là  làn  sóng  của tương lai . Tại  Đông Âu , Liên xô  đã hòan tòan thắng trận . Tại Tây Âu , đảng Lao động Anh đã  đánh bại  ngay cả Winston Churchill  vĩ đại  trong   cuộc  tổng  tuyển cử năm 1945 . Trên tòan thế giới Arab  các  chính phủ và  phong trào   hăng hái  tiếp thu   các hình thức của  chủ nghĩa  xã hội .
      Nhưng  dù  rằng  các nhà  bảo trợ và các chủ nghĩa  ngọai nhập  có  mang lại giúp đỡ vật chất   và  cách  diễn đạt trí thức  chống  phương Tây  và chống Mỹ , thì họ cũng không  đề ra  , và chắc chắn  là không giải thích được   vì  sao   phong trào  bài  xích phương tây lại  làm cho nhiều nước   Trung  đông  và   đâu đó  trong thế giới Hồi giáo ,  tiếp thu  những tư tưởng   như thế . Ta  phải  nói cho  rõ là tạo  điều  kiện  thuận lợi cho các  học thuyết  cực kỳ khác nhau như  thế không  phải là  lý  thuyết  chủng tộc  của  bọn  quốc  xã Nazi ,  lý  thuyết này  không mấy  lôi  cuốn  đối với người Ả -rập , hoặc  chủ nghĩa  Cọng  sản vô thần , lại  càng không  hấp dẫn được  tín  đồ đạo Hồi , nhưng  chính là ở   cái gốc  bài  phương Tây . Chủ nghĩa quốc  xã  và   chủ nghĩa  cọng  sản  là những   lực lượng chính  chống  lại  phương Tây ,  cả về lối sống  lẫn vai trò  cường quốc  trên thế giới , và có như  thế , 2 chủ nghĩa  đó mới tranh thủ được  cảm tình  hoặc thậm chí  sự cọng tác  của những ai xem  phương tây là  kẻ thù chính  của mình.
      Nhưng tại sao lại như thế? Nếu ta đi từ cái chung  đến  cái riêng , thì  không hề thiếu  các hành  động  hoặc chính sách  riêng lẽ , được   các chính  quyền phương Tây  đưa ra  hoặc theo đuổi , đã làm khơi dậy  tại  Trung đông và các  dân tộc  đạo Hồi khác lòng  căm giận sâu  sắc diễn ra  dưới nhiều   hình thức chiến đấu - để dành độc lập khỏi sự cai trị hoặc  đô hộ của ngọai bang ; để giải phóng  tài nguyên  khỏi sự bóc lột  của nước ngoài  , chủ yếu  là  dầu  mỏ ; để lật đổ những  kẻ cầm  quyền  và chế độ tay sai và theo đuôi  của  phương tây . Nhưng cái  cảnh thường  xuyên  là  khi tất cả những chính sách trên  bị hủy  bỏ và các  vấn đề đã  giải quyết  xong , tình hình  chỉ dịu  đi  tạm  thời  và   khu trú  . Khi người Anh  bỏ Ai cập , người Pháp bỏ Algeria , bỏ hết  tài  sản   tại  các nước Ả -rập khác , thì các chế độ quân chủ bị lật  đổ tại Iraq và  Ai cập , vua Shah  chủ trương  cải cách  theo phương tây  bỏ chạy khỏi Iran , các công ty  dầu mỏ từ bỏ quyền  kiểm sóat  các  giếng  dầu  mà  họ đã bỏ công phát hiện  và  xây dựng , và tự hài lòng  với những  thỏa thuận có được  với các chính phủ của những  nước này – tuy vậy   sự phẫn uất  tràn lan  của   những  người theo  phe chính thống  và cực đoan  chống  lại phương  tây vẫn không  hề suy giảm . 
 
      Có lẽ ví dụ thường đựơc  nêu  ra nhất  về sư can thiệp  của phương tây  cùng  với những hệ qủa  của nó   là việc lật đổ chính phủ Mosaddeq  tại Iran  năm 1953. Cuộc khủng hỏang bắt đầu khi Mosaddeq , nhà  lãnh đạo  bình dân  theo chủ nghĩa  dân tộc , đựơc  nhân dân  ủng hộ ,  quyết định  quốc  hữu hóa  các công ty dầu mỏ , đặc biệt  là  công ty Anh-Iran , công ty  quan trọng nhất . Chắc chắn là , những  điều kiện  theo đó  công ty này  và  những  công ty dầu mỏ nhượng  quyền khác họat  động   thực ra đều không bình đẳng  và phù  hợp . Lấy ví dụ , công ty  dầu mỏ Anh –Iran  trả thuế cho chính phủ Anh  nhiều hơn là tiền thuê  mỏ cho chính phủ Iran . Nước Mỹ lúc đầu  liên  đới  vì  là đồng minh của  Anh , rồi  sau đó , dần  dà  , do sợ Liên  xô  nhảy  vào ủng  hộ chính phủ Mosaddeg . Vì thế , Anh  và Mỹ quyết định , dĩ nhiên  là  có   sự đồng ý  của  vua Shah , tống khứ Mosaddeg  bằng  1 cuộc đảo chính . Lúc đầu ,  cuộc đảo chính không  suông  sẻ mấy . Mossadeg  chỉ bắt giữ phái viên  của vua Shah  và ra  lệnh bắt  tứơng Zahedi ,  đầu  sỏ nhóm đảo chính và dự tính sẽ cầm đầu  chính phủ mới  thân vua Shah . Có lúc những  người ủng hộ Mosaddeg và các  đảng viên đảng Tudeh  Cọng sản tổ chức biểu tình rộng  rãi trên đường  phố ,  đả đảo cả vua  Shah và  thân phụ ông ta , hô to” Đế quốc Mỹ cút về nước". Vua  Shah cùng với vợ bỏ trốn sang Iraq ,  tại đây  ông ta  bí mật  gặp  Đại sứ Mỹ , và sau đó   bay  sang Rome.
      Trong khi đó , các cuộc biểu tình tại Tehran thay đổi tính chất . Lúc trước  họ chống vua Shah ,  bây giờ họ lại quay sang ủng  hộ , và nhất là  quân  đội xuống đừơng  ủng hộ nhà vua . Sau  nhiều  đợt   biểu tình , Mosaddeg  bị lật đổ và Zahedi  đứng ra  làm  Thủ tứơng . Vào ngày 19/8/1953 ,vua Shah nhận đựơc tin  qua 1 bức điện  do  AP đánh  đi :"Tehran: Mosaddeq  đã bị lật  đổ . Quân đội nhà vua  kiểm sóat Tehran. Zahedi làm Thủ tứơg,”  Ngay sau đó , vua Shah    quay về Tehran  và chiếm  lại ngai vàng .
      Kết cuộc , theo  tiêu chuẩn  trong vùng , là khá nhẹ nhàng. Bộ trưởng  ngọai giao trong chính  phủ Mosaddeg  bị xử tử và  một số khác ủng hộ ông  này  bị bỏ tù . Còn chính Mosaddeq  thì bị đưa ra  tòa  và bị án  3 năm  quản thúc tại  nhà . Sau  khi đựơc thả vào tháng 8 năm 1956 , ông  ta sống  tại điền trang dứơi sự giám sát  cho đến  năm 1967 . Do sự can thiệp tích cực của CIA Mỹ   và MI 6 Anh  trong vụ lật đổ chế độ và giúp vua Shah   quay lại cầm  quyền , cho nên vua Shah  bị đại đa số thần dân  coi như  là  bù nhìn  của Anh , sau đó là của Mỹ.
      Nếu đúng  vậy  , thì  bù nhìn  vừa  không  đắc lực  vừa không   đáng tin cậy .Khi  cách mạng Iran  xảy ra  năm 1979 , cả Anh  lẫn Mỹ không hề ra tay để cứu  vua  Shah khỏi bị lật đổ . Chính quyền  Mỹ lúc đó đã không  ra tay giúp đỡ mà  còn   nói rõ là  họ không  ý định  làm gì  cả . Thậm chí còn  cường  điệu hơn nữa  khi họ từ chối  không cho vua Shah  và gia đình  tị nạn  tại Mỹ . Vua Shah trốn khỏi  Tehran  vào giữa  tháng  giêng 1979   và bay  qua     qua ngã  Ai cập đến Morocco, nơi  đây  ông làm  khách   của nhà vua    vài ngày .  Nhưng  vua  Morocco lại có  những  nổi lo khác , nhất là dự họp  Tổ chức Hội nghị Hồigiáo  mà ngài  đứng ra tổ chức tại  Rabat  vào đầu tháng 4 .  Vì thế vua  Hassan yêu cầu vua Shah ra đi trước ngày 30 tháng 3 . Vua Shah  thông báo  cho đại sứ Mỹ ý  muốn chấp thuận lời đề nghị cho tị nạn  của Tổng thống Carter , nhưng hóa ra  là đề nghị này  đã bị hủy bỏ ,  rõ  ràng là  đặt  ưu tiên  việc thiết lập  quan hệ tốt  với  các nhà lãnh đạo mới  của Iran trên  việc cho phép   vua Shah  và gia đình  tị nạn .  Người Mỹ chỉ động lòng  khi vua Shah  bệnh nặng gần chết  và cần đựơc  chăm sóc y tế gấp.  Vào ngày 22 tháng 10 , vua   Shah được  thông báo  là  có thể chuẩn bị đến  Mỹ . Ngài  đến New  York vào sáng  sớm hôm  sau và  đựơc đưa thẳng  vào bệnh viện . Biết  rằng  sự có mặt  của mình  sẽ gây  khó  cho nước  Mỹ ,  cho nên mặc dầu còn  đang  bệnh nặng  , ông ta cũng  rời   nước Mỹ và đến  Panama,  chật vật mới  khỏi  bị trục  xuất  về Iran   và từ Panama  , ông ta quay về Ai cập ,  sống  ở đó cho đến  khi  chết  vào năm 1980 .
      Các nhóm   khác  nhau  trong  vùng  rút  ra  được  2  bài học  từ những  sự kiện này - một là , người Mỹ sẵn  sàng vừa sử dụng  vũ  lực  và âm  mưu  để sắp đặt  hay duy  trì  các  nhà  cầm quyền  bù  nhìn  tại các nước Trung  đông ; hai là , người  Mỹ không phải là  kẻ bảo trợ đáng tin cậy  khi những   bù nhìn  bị dân chúng  tấn công  mạnh mẽ , lúc đó  họ sẽ sẳn sàng   bỏ rơi .  Một  bài học gây nên  sự   óan hận ,  còn bài  học kia  sự khinh bỉ -  quả là 1 sự kết hợp  nguy hiểm.
      Rõ ràng  là  có cái gì   đó liên  quan nhiều  hơn là những mối  bất  bình  cụ thể này , có thể là   rất nhiều  và quan trọng   , là một cái gì đó sâu sắc hơn đã chuyển mỗi   sự bất  hoà   thành 1  vấn đề   và làm cho vấn đề này  trở nên không  thể nào giải quyết được . Cái mà ta  phải đối đầu  hiện nay  không  chỉ là  1  lời oán trách về 1 chính sách  nào đó của Mỹ mà đúng là  1  sự từ chối  và kết tội , chứa  đầy  giận dữ   và khinh  miệt tất cả những gì  mà nước Mỹ được coi là đại  diện  trên thế giới  hiện nay.
 
      Một khuôn  mặt chủ   chốt  trong quá trình  hình  thành   những thái độ mới   đó là Sayyid Auth ,  người gốc  Ai cập  đã trở thành  một nhà tư tưởng chủ đạo  của  phong trào chính thống  Hồi giáo   và là  1 thành viên tích  cực  của  tổ chức chính  thống  là Các huynh đệ Hồi giáo . Sinh ra  tại  1 làng  vùng  Thượng Ai cập  năm 1906 , ông  này  học  tại Cairo ,   rồi đi  dạy học   vài năm và  sau đó  làm công chức  tại  bộ Giáo dục  Ai cập .  Nhờ có  khả năng , ông ta  được gởi  đi dự 1 khoá  học  đặc biệt tại Mỹ   từ tháng 11/1948 đến  tháng 8/1950 . Tính cực đoan  về chủ nghĩa chính thống và  khả năng viết lách của  ông  phát  triển ngay   sau khi từ Mỹ trở về nước . Sau vụ đảo chánh quân sự tháng 7/1952 ,  lúc đầu  ông ta   liên hệ chặt chẽ với   nhóm  đựơc gọi là  Sĩ quan tự do ,  nhưng sau đó không theo họ nữa  khi những  bài giảng  về Hồi giáo  của  ông va chạm với  cácchính sách   của  phe theo đường lối thế tục   . Sau nhiều   lần đụng độ với nhà cầm quyền ,  vào năm 1955 ông ta bị kết án  15 năm tù . Nhờ sự can thiệp  của Tổng  thống Arif  của Iraq , ông  đựơc thả vào năm 1964 , và vào cuối năm  này  ông  xuất bản  một trong những tác  phẩm chính của  mình , Ma’alim fil-Tariq ( Những chỉ   báo  trên đường Đạo ) . Vào ngày 9 tháng  8 , 1965 ,  ông ta  bị bắt trở lại ,  và  lần  này  bị kết  tội   là phản bội và , cụ thể là  có âm  mưu ám sát Tổng thống Nasser . Sau 1 phiên  xử bỏ qua  những thủ tục , ông  ta bị kết án tử hình   vào ngày 21tháng 8 năm 1966.  Án lệnh đựơc thi  hành 8 ngày sau  đó .
      Thời gian lưu trú tại Mỹ của Sayyid Quth  dường như   là  giai doạn  quyết định  trong sự hình thành  các tư tưởng của  ông ta  về các mối liên hệ giữa  đạo Hồi với  thế giới bên  ngoài , và  nhất là , chính  bên trong thế giới  Hồi giáo . Nhà  nước Israel   mới  vừa được  thành lập  và  tồn tại   đựơc  nhờ đánh thắng trận đầu trong 1  loạt   các cuộc chiến giữa   khối Ả -rập và Israel.  Chính đây là   thời điểm  thế giới mới biết   đựơc sự huỷ diệt  gần như  toàn bộ người Do thái  tại các nước châu Âu  do Quốc xã chiếm  đóng ,  và công luận tại Mỹ , cũng như  tại nhiều  nơi trên thế giới , đa số đều đứng về phía Israel.  Mối liên hệ thời chiến   giữa Đệ tam  Đế chế và các  nhà lãnh đạo Ả -rập  nổi tiếng   như Mufti  tại Jerusalem và Rashid ‘ Ali  của Iraq  cũng   đựơc đưa lên báo , và  như thế cảm tình  của quần chúng đương nhiên  là  dồn cho  phía  đựơc coi là nạn nhân của Hitler   trong  nổ lực  đấu tranh   thoát   khỏi sự tàn sát của   các đồng  phạm của Hitler . Sayyid Quth  bị choáng khi thấy mức độ ủng hộ tại  Mỹ đối  với những   gì mà  ông  ta coi như sự tàn sát của  người Dothái đối với   đạo Hồi  với sự đồng  loã  của  người Cơ đốc .
      Càng  rõ hơn nữa là cái phản  ứng  choáng váng của ông  ta  đối với lối sống  Mỹ - chỉ toàn là  tội lỗi  và  sa đoạ , thói ham  mê   những điều  mà ông ta  gọi   là  sự chung  chạ xác thịt  . Sayyid Quth nhận ra đựơc  sự đối nghịch giữa phương Đông tâm linh và  phương tây  với chủ nghĩa ưa  vật chất , và     coi  nước Mỹ là  1  hình thái tận cùng  của  chủ nghĩa  này . Ông ta viết rằng  , ở Mỹ , mọi thứ , thậm chí  cả tôn giáo  cũng được  đo bằng  những  lời  lẽ vật chất . Ông ta nhận thấy ở Mỹ có nhiều nhà thờ nhưng  lại cảnh báo người đọc  là không  nên hiểu   rằng cứ   nhiều nhà thờ là tình cảm  tôn giáo và tâm linh cũng nhiều  . Theo ông , nhà  thờ ở Mỹ   hoạt động như kinh  doanh , tranh nhau  khách hàng  và quảng  cáo , và  sử dụng các phương pháp như ở cửa  hàng  và  nhà hát  để thu hút khách hàng  và người  xem . Mục sư nhà thờ , cũng giống  như người quản lý  1 doanh nghiệp  hoặc  1 nhà  hát ,   thành công là tất cả , và thành công đựơc đo bằng  kích thứơc -  mức độ to lớn ,  bằng con số . Để chiêu dụ khách  hàng , nhà thờ còn trơ trẻn đứng ra  quảng  cáo  và chào mời  cái mà người Mỹ tìm  kiếm  nhiều nhất - thoải  mái  hoặc vui vẻ ( ông ta   ghi  tiếng Anh – a good time   và fun   trong bản  tiếng Ả -rập ) . Kết  qủa   đưa đến là  các  sảnh    sinh hoạt  của nhà thờ , nơi  mà các giáo sĩ làm  ban  phép lành ,   trở thành nơi nhảy nhót , nơi đàn ông   đàn  bà  gặp nhau , buông tuồng  , sàm sỡ . Các mục sư  thậm chí còn đi đến mức   để đèn mờ nhằm   làm cho cuộc khiêu  vũ cuồng nhiệt hơn. Ông ta viết một  cách kinh tởm  " Tiếng  nhạc từ máy hát làm  điệu nhảy khích động   hơn ,  sàn nhảy  trở  thành nơi  quay  cuồng giữa  giữa gót chân , và đùi , tay quấn   lấy  hông  ,  môi  vú kề nhau ,  bầu không  khí đầy vẻ dâm dật".  Ông ta cũng   trích dẫn   bản báo  cáo Kinsey  về hành vi tình dục   để làm căn cứ cho phần  mô tả và kết  tội tính   sa đoạ của xã hội  người Mỹ . Qua nhận thức   này  về phương Tây  và lối sống  của nó có thể giải thích   tạo  sao các tên khủng  bố sùng đạo  lại coi  các  vũ  sảnh ,  hộp đêm   và những  nơi    khác  có thanh niên nam nữ tụ tập là  các  mục  tiêu  hợp logic . Những   lời tố cáo  chống lối sống Mỹ của Sayyid Quth  quá   dữ dội  cho nên  ông ta  phải rời bỏ   vị trí công tác tại   Bộ giáo dục   vào năm 1952 . Hiển nhiên  là sua đó  ông ta  gia  nhập tổ chức Huynh  đệ Hồi giáo .
      Công kích chính trong    các bài viết  và  bài giảng  của Sayyid Quth     nhắm  vào  kẻ thù  nội bộ -  vào cái mà ông  ta  gọi  là  kỷ nguyên  mới của sự ngu  dốt , theo tiếng Ả -rập   là jahiliyya ,  là   1  từ cổ điển Hồi giáo  để chỉ thời  kỳ đầy  rẫy  bọn   ngọai  đạo tại đất  Ả -rập  trước khi  có đấng Tiên tri và đạo Hồi  xuất  hiện .   Theo Sayyid Quth , đợt jahiliyya   mới này đã  nuốt  chửng  các  dân tộc  Hồi giáo  và những tên bạo chúa pharaon  mới – ám  chỉ các chế độ cầm  quyền  hiện  hữu – đang  cai trị họ . Nhưng  mối  đe dọa  của  kẻ thù  bên ngoài càng ngày càng lớn  mạnh . Có  ý cho rằng  thái độ chống  Mỹ của Sayyid Quth   chỉ là kết  quả của    cái thực tế mà ông ta gặp  khi   sang  Mỹ , nếu  ông ta đựơc cử sang bất cứ nước  nào  ở châu Âu  thì  ông ta cũng có thái độ tương tự . Nhưng vào thời điểm đó , người ta chỉ nhắc đến  nước  Mỹ , và  vai trò lãnh đạo của nước  này ,  từ xấu đến tốt  , đối   với các nước không-  Hồi giáo  đựơc   thừa  nhận  và  bàn cãi ngày  càng  nhiều . Chính bộ mặt tội  lỗi và cả sự suy đồi  của nước Mỹ và  sự đe  dọa  nhiên hậu  đối với  đạo Hồi  và tín đồ đạo Hồi  đã trở thành   chủ đề về   đức tin   trong  các  nhóm  Hồi giáo  chính thống .
       Hiện nay , tại các nước Hồi giáo , trên các phương tiện  truyền thông đại chúng , truyền đơn , bài giảng và  trong các   bài phát  biểu trước công chúng , ra  rã  1 bài tụng  dường như  dập  khuôn   về các   tội lỗi của Mỹ . Lấy một ví dụ là trong   một bài  phát  biểu  của  1 giáo sự người Ai cập  tại  buổi  họp  chung   giĩưa  EU   và  Tổ chức Hội nghị Hồi giáo  tổ chức tại Istanbul   vào tháng 3 năm  2002.  Danh sách tội ác đựơc tính ngược  đến  thời mới định cư  sơ khai   tại Bắc  Mỹ bao gồm  việc  tước đọat tài sản và   tiêu diệt   dân  bản địa   và sau đó là ngược đãi những  người còn sống  sót . Tiếp đến   là  việc bắt  làm nô lệ , bóc lột  người  da đen   ( lời tố cáo  kỳ quặc   từ nguồn tin  đặc  biệt  này ) và  người nhập cư   tại Mỹ . Lời tố cáo cũng bao  gồm những  tội ác chiến tranh   chống Nhật bản tại  Hiroshima  và Nagasaki cũng  như tại  Triều tiên ,  Việt nam , Somalia   và  các  nơi  khác . Đáng chú  ý   trong   những tội  ác của  hành  động  xâm lăng đế quốc   là   việc làm của Mỹ tại Liban , Khartoum , Lybia , Iraq  và  dĩ nhiên    có việc  Mỹ giúp Israel   chống  lại ngườiPalestine. Nói rộng  ra  ,   danh sách  buộc tội   còn  nêu   ra  sự ủng  hộ của  Mỹ tại Trung  đông  và  sự ủng  hộ dành  cho một  số nhà  cầm  quyền chuyên  chế khác  , như  vua Shah  tại Iran  và Haile Selassie tại Ethiopia  , cũng như  1 danh sách   ( được  điều  chỉnh  tùy theo  tình huống) các  nhà  độc   Ả -rập , chống lại nhân dân   của  họ .
      Tuy nhiên  lời  cáo buộc  mạnh  mẽ nhất   trong  tất cả   là sự suy đồi  và trụy  lạc của  lối sống Mỹ , và  mối đe  dọa  của  lối sống  này đối  với đạo Hồi . Mối đe  dọa này ,   thọat  đầu là do Sayyid Quth    nêu ra  ,  ngày  nay    đã trở thành  1 thành phần thường trực trong  vốn từ vựng  và ý thức hệ của  nhóm  Hồi giáo  chính thống , và  rõ  nhất là  trong ngôn ngữ của  Cách  Mạng  Iran .  Chính đây là  ý nghĩa của từ Satan đầu sỏ do cố giáo sĩ  Ayatollah Khomeni  gán cho nước Mỹ . Theo  kinh  Qur’an   mô tả thì Satan  cũng   chẳng  phải  là  bọn đế quốc  hoặc  kẻ bóc lột .  Hắn chính là tên dụ dỗ ,"là  tên ma  vương  quỉ quyệt   nhỏ to  vào  lòng   người"( Qur’an  CXIV,4,5) .

 
       Chương  V
      SATAN VÀ  LIÊN XÔ
 
      Vai trò  mới của  nước Mỹ -    theo nhận   thức của  vùng Trung  đông về vai trò  này -  được minh hoạ đầy sinh động  bằng sự cố   xảy ra tại Pakistan   vào năm  1979. Vào ngày 20 tháng 11  ,  một nhóm hàng ngàn  người Hồi giáo cấp tiến  chiếm giữ Nhà thờ lớn tại Mecca chống lại lực lượng an ninh  một  thời gian . Mục  đích của   họ là  để "làm  thanh sạch  đạo Hồi"và  để giải phóng   đất   thánh  Ả -rập  khỏi"bè   lủ những tên  vô đạo  hoàng gia " và  các  lãnh đạo tôn giáo thối nát đang ủng hộ chúng .  Qua  loa  phóng thanh , các nhà lãnh đạo sự cố này tố cáo  phương tây   là  kẻ phá  hoại các  giá  trị cơ  bản của Hồi giáo   và  chính quyền  Saudi   là  những kẻ đồng phạm . Kẻ cầm đầu   kêu gọi   nên quay về   những truyền thống xa  xưa  ”   bình đẳng và  công bằng”  của Hồi giáo   . Sau một hồi  giao tranh dữ dội , quân  khởi loạn   bị đè  bẹp . Người  cầm đầu bị xử tử   vào  ngày 9 tháng  giêng  ,1980  cùng với 62    tòng đảng  , trong  đó  có người Ai cập , Kuwait , Yemen  và  công dân  của các nước Ả -rập khác .
      Trong khi đó  ,  tại Islamabad , Pakistan  nổ ra 1  cuộc biểu tình  ủng hộ quân khởi  loạn .  1  tin đồn  lan truyền -  đựơc  Ayatollah  Khomeni  , lúc này   đang  cố   đóng vai   là nhà  cách mạng tại Iran , đồng tình – là  quân Mỹ   có tham gia vào những   vụ đụng  độ tại Mecca. . Đám  biểu tình Hồi giáo tấn công sứ quán Mỹ ,   làm chết 2  người Mỹ và  2  viên chức Pakistan . Tại  sao Khomeni  lại đưa ra  1  báo cáo  không những là giả mạo và   không  thể nào xảy ra đựơc ?.
      Những   biến cố này  xảy ra  trong  bối  cảnh   Cách  mạng Hồi giáo   năm 1979 . Vào ngày 4 tháng 11 , sứ quán Mỹ tại  Tehran   bị   chiếm , và  62  người Mỹ bị   bắt làm con tin . 10 người trong  bọn  họ , là phụ nữ và  người Mỹ da   đen , đựơc  thả ra  ngay ;   các con tin   còn lại   bị giữ 444 ngày , cho  đến khi đựơc thả ra  vào ngày 20 tháng  giêng 1981. Cho đến lúc  này   mới  rõ   động cơ  của   việc bắt giữ    ,  thông qua  lời khia  và  phát hiện sau đó  của  người  bắt con  tin   và  một số nguồn tin khác .  Khi  ấy   người ta  mới biết  là   vụ khủng  hoảng  con tin   xảy ra  không phải  vì  mối  quan hệ giữa Mỹ và Iran xấu đi  nhưng     chính là do   đựơc  cải thiện . Vào mùa thu  năm 1979 , Mehdi Bazargan , là thủ tứơng Iran  chủ trương tương đối  ôn hoà  , nhờ sự giúp đỡ của   chính phủ Algeria , đã  thu  xếp để gặp  cố vấn an  ninh quốc gia Mỹ   là Zbigniew Brezinski . 2  vị này  đã gặp nhau   vào ngày 1 tháng 11    và  theo báo cáo là  có chụp ảnh  bắt tay  nhau . Một  khả năng  có thể trở thành hiện thực - dưới  mắt  của những  người cấp tiến,  một mối nguy hiểm thực sự - có  thể có sự thoả hiệp  nào đó   giữa 2  quốc gia .  Đám  phản đối   chiếm  lấy  sứ quán   và bắt các nhà ngoại giao  Mỹ làm con tin   để     bóp  dí hy vọng  đối thoại xa  hơn . Về việc này , họ     đã  thành công hoàn toàn , ít nhất  cũng vào lúc ấy  .
       Theo Khomeni , thì nước Mỹ   là kẻ thù chính mà  ông ta phải   phát động   thánh chiến để chống lại . Thế thì , cũng như trong quá khứ ,  cái thế giới  của những kẻ không   có  đức tin này   được coi như  là  1 thế lực đáng gờm  đang cạnh tranh và ngăn  không  cho đạo Hồi   chiến thắng  và truyền  bá  theo  sứ mạng  đựơc  thánh thần  giao cho .    Trong tác  phẩm trước  đó của Khomeni   và  nhất là  quyển"Chính quyền Hồi giáo"viết năm 1970  , nước Mỹ đôi  khi  đựơc nhắc , và  sua đó   được nhắc tới khi   nói về chủ nghĩa đế quốc -   ban đầu  chỉ đóng vai trò  hỗ trợ ,   dần dần với tính cách là  người thay thế    cho Đế quốc   Anh  quen thuộc  nhiều  hơn .  Vào thời điểm  cách mạng  xảy ra ,   và khi  sự đối đầu trực tiếp ngày càng tăng  , thì nước Mỹ   theo  ông ta,  đã trở thành  kẻ thù  chính ,  và  là mục tiêu trung tâm  của   sự giận dự và   sự khinh  miệt   của  tín đồ Hồi  giáo.
      Mối   thù đích  đặc biệt   của Khomeini  đối với  nước Mỹ dường như   bắt đầu từ tháng 10 năm 1964 ,  trong bài phát  biểu trước tư dinh tại Qum, , ông ta kịch liệt tố cáo  điều luật trình  Quốc  hội Iran   về đặc  quyền  ngoại giao dành cho phái bộ   quân sự Mỹ ,  cùng với gia đình , nhân viên , cố vấn  , người giúp việc của họ được miễn trừ    theo luật  pháp Iran .  Rõ ràng là  ông ta không biết  rằng quyền  miễn trừ tương tự cũng đã được   đề nghị và  đương  nhiên được chấp  thuận   cho các lực lượng  Mỹ đóng tai Anh trong thế chiến thứ 2 .  Nhưng vấn đề về cái  gọi là  nhượng bộ ,  đặc quyền   miễn  trừ ngoại giao  trong quá khứ dành cho   các thương  gia người Âu  và   du khách  khác  đến xứ Hồi giáo  là 1  vấn đề tế nhị , nhưng Khomeini  lại vận dụng   một cách  khéo léo :"Họ đã  đẩy người Iran  xuống   vị trí thấp hơn  con chó của người Mỹ . Nếu có ai chẹn phải   con chó  của người Mỹ ,  người đó  sẽ bị trừng trị . Ngay  cả vua Shah , nếu  ngài   chẹn chết  1 con chó  của người Mỹ , ngài cũng  sẽ bị trừng trị . Nhưng  nếu 1  đứa  nấu bếp   người Mỹ đụng  phải   vua Shah ,  là nguyên thủ quốc gia ,  thì không  ai có  quyền  xâm  phạm  tên  nấu  bếp đó"Do  đã  đụng  chạm với nhà cầm quyền , sau  bài  phát biểu  này , Khomeini bị trục xuất  khỏi Iran   vào ngày 4 tháng 11 . Ông ta trở lại  chủ   đề này nhiều lần    trong   các  bài   phát  biểu  và  bài viết  sau đó ,   mạt  sát người Mỹ   là miệng thì cam kết tôn trọng nhân  quyền ,  nhưng lại không hề đếm  xỉa  đến  những quyền này  đối với Iran  và  một  số nước   khác , trong  số đó  có các  nước thuộc  châu Mỹ Latinh ”  tại sân  nhà  của  họ .  Những  lời kết  tội  khác  gồm  có  tước đoạt sự phồn vinh  của  Iran  ,   và  ủng hộ chế độ quân chủ Iran. .
      Trong những  bài phát  biểu  sau  khi  trở lại Iran , danh mục  những nổi bất  bình    và   danh sách các kẻ thù  ngày càng dài thêm , nhưng bao giờ nước Mỹ cũng đứng đầu bảng .Và không   chỉ duy nhất tại Iran .  Trong bài phát  biểu    vào   tháng  9 năm 1979 tại Qum , ông ta  than phiền  rằng toàn  bộ thế giới Hồi giáo  đều nằm trong nanh  vuốt của người Mỹ   và  kêu gọi toàn  thể người Hồi giáo trên thế giới  đứng lên chống lại kẻ thù . Chính vào thời điểm  này , ông ta  bắt đầu   gọi nước Mỹ là tên "Satan  đầu sỏ". Cũng  vào thời điểm  này  , ông ta  tố cáo Anwar  Sadat  của Aicập  và  Saddam Hussein  của  Iraq  là  đầy tớ   và tay sai của Mỹ . Sadat phục vụ người Mỹ khi  ký  kết hoà  bình với Israel ;   Saddam Hussein phục vụ Mỹ vì đã gây chiến với Iran . Sự đối đầu  với Mỹ trong   vụ khủng  hoảng con tin , trong  cuộc  xâm  lăng của Iraq  , và  trong nhiều trận  chiến về kinh tế và ngoại giao  đã chứng minh nhận định của Khomeini  về vai trò  chính của Mỹ trong  cuộc chiến giữa Hồi giáo và phương Tây .  Từ đó trở đi , nước Mỹ là"tên Satan đầu  sỏ",  Israel là  tay sai của  Mỹ , là"tên Satan  con",  nhật lệnh là" nước Mỹ phải chết". Đó là khẩu hiệu  đựơc  hô to và giương lên  trong các  cuộc  tuần hành chống   Mỹ năm 1979. Về sau , khẩu hiệu  này  đựơc  tô vẻ thêm  trịnh trọng ,  đầy nghi  thức tôn giáo cho nên  không còn ý nghĩa thực sự của nó  nữa.
      Các nhà quan sát người Mỹ , bừng tỉnh  vì bị Cách mạng  Iran  lớn tiếng  xỉ vả là  tên Satan đầu  sỏ , cố gắng  tìm  hiểu vì sao  tình cảm chống Mỹ   lại  trổi  dậy  mạnh  mẽ trong thế giới  Hồi giáo  vào  thời điểm đó . Một  cách giải thích có lúc đựơc    nhiều  người chấp nhận , nhất  là  trong giới đối  ngoại Mỹ , là hình ảnh  nước  Mỹ   bị hoen ố trong  thời chiến  và do tiếp tục  liên  kết   với các cừơng quốc thuộc địa   châu Âu . Để biện  hộ cho   đất  nước mình ,  một  số nhà bình luận Mỹ    cho rằng , khác với các đế quốc Tây Âu ,   bản thân  nước Mỹ cũng là nạn nhân của chủ nghĩa thuộc địa , nước Mỹ là  quốc gia đầu tiên  giành đựơc  độc  lập  thoát khỏi sự cai trị của   nước  Anh  . Nhưng các  tác giả Ả -rập  đã nhanh chóng   chỉ ra  rằng đó chỉ là  viễn vông  khi   hy  vọng  rằng  dân bị trị của các  đế quốc Anh và Pháp tại vùng Trung đông   sẽ coi  cách mạng  Mỹ là tấm gương  trong  cuộc chiến chống chủ nghĩa  đế quốc   của họ . Cuộc cách mạng  Mỹ như  họ thường lưu  ý , không phải do người Mỹ bản xứ , mà  lại do   dân  lập nghiệp  người Anh  đứng  lên chiến đấu  ,  như  thế hoàn toàn không phải  là  chiến thắng  chống lại chủ nghia thực  dân , mà đó là  cuộc chiến  chung  quyết  của   chủ nghĩa  thực dân ,  là người Anh tại Bắc Mỹ   đã thành công  trong việc thực dân  hoá  vùng đất này  một cách trọn  vẹn đến mức họ không  cần   đến sự hỗ   trợ   của  mẫu quốc  để chống lại dân  bản địa .
      Không mấy ngạc nhiên  khi thấy  dân  bị trị của  các   nước thực dân cũ   tại vùng Trung đông  coi  nước Mỹ cũng mang tính đế quốc   chủ nghĩa  như  các  nước   Tây Âu .  Nhưng  sự uất hận  của  nhân  dân vùng Trung đông  đối  với các cừơng quốc  đế quốc không  phải  lúc  nào cũng nhất quán . Liên   xô , nước  đã duy trì  và nới rộng   các phần  lãnh thổ do  Sa hoàng  chinh phục , cai trị hà  khắc hàng   chục  triệu người  Hồi giáo tại  các nước cọng hoà  Trung Á và  vùng  Caucasus.  Nhưng  Liên xô  lại không hề bị những cọng  đồng  Arập  thù hận và căm ghét    đến   thế.
      Mối quan tâm  của Nga   tại vùng Trung  đông  có  từ lâu . Qua nhiều thế kỷ các Sa hoàng   đã  mở rộng  xuống phía  nam  và phía đông  , và đã  sáp nhập  nhiều  vùng đất   Hồi giáo rộng  lớn   vào đế quốc  Nga , chỉ trừ nước Thổ và Ba tư  và các nước Hồi giáo đã độc lập tại tại Trung Á. Việc  thất trận của  phe   trục  năm 1945  đã làm nẩy sinh mối đe  doạ mới từ Liên xô. Liên xô lúc này đang nắm chắc vùng Balkan  và  có thể đe  doạ Thổ nhĩ kỳ cà 2  mặt biên giới  đông và tây. Họ đã thọc sâu  vào Iran  khi  chiếm  vùng Azerbaijan . Mối  đe  doạ đối với Iran đã có từ lâu . Trong các  cuộc chiến tranh Nga- Iran  năm 1804-1813 và 1826-1828 , người Nga  đã  chiếm  phía bắc Azerbaijan ,  biến  vùng này  thành 1 tỉnh  của đế quốc Sa hoàng  và sau đó  trở thành  một  nước  cọng  hoà trong Liên bang Xô viết. Trong thế chiến thứ 2 , cùng  với  người Anh ,  Liên xô  chiếm lấy  Iran để bảo đảm  phòng  tuyến liên lạc cho cả 2 nước . Khi chiến tranh  chấm  dứt , người Anh rút  quân ; Liên  xô  vẫn  ở lại , rõ  ràng là  có ý  định  sáp nhập  phần còn lại  của Azerbaijan   vào Liên xô.
      Lần đó họ bị chặn lại . Nhờ sự giúp  đỡ chủ yếu  từ phía Mỹ , người Thổ   gạt phắt  yêu cầu  của Liên xô  đòi  xây dựng căn cứ   tại vùng  eo biển  Dardanelles ,  còn Iran  thì lật  đổ chính phủ cọng  sản  bù  nhìn  mà quân Xô viết chiếm đóng  dựng lên  tại vùng  Azerbaijan Ba tư   và tái xác lập chủ quyền  quốc gia  của chính  phủ Iran  trên  toàn bộ lãnh thổ của mình .
      Trong  một thời gian , ý đồ thực hiện  giấc mộng  nhiều năm của Sa hoàng  của Liên  xô bị   dội  ngược ,  và  cả Thổ nhĩ  kỳ lẫn Iran  đều  gia nhập  liên  minh   Châu Âu . Nhưng hiệp  ứơc khí giới  Nga - Aicập  năm 1955   đã đưa  Nga  trở lại  chơi ván  bài  Trung  đông , lần  này  đóng  vai trò   chủ đạo . Người Thổ và  người Iran  đã có  nhiều kinh nghiệm  với chủ nghĩa đế quốc của Nga   cho nên rất  dè chừng . Còn các nước Ả -rập  chỉ quen với  chủ nghĩa đế quốc kiểu phương  Tây  , cho nên  hồ hỡi  chờ đón  Liên xô . Bằng cách  vựơt qua  rào cản  phía  bắc  và   tiếp xúc  trực tiếp với  các   nước Ả -rập mới độc lập , trong  một thời gian ngắn , người Nga  đã  tạo  dựng  đựơc một vị trí  rất  vũng  vàng .
      Lúc đầu họ đi  những  bứơc  cũng  giống như  những  người  Tây Âu tiền  nhiệm - đặt  căn  cứ quân  sự , cung cấp vũ khí , "hứơng dẫn" quân sự , rồi xâm nhập   kinh  tế và văn hoá . Nhưng với Liên xô  , các  mối quan hệ kiểu này  chỉ   mới là bứơc đầu , ý đồ của  họ rõ ràng là càng tiến xa càng tốt. Không   mấy nghi ngờ là , nếu  không có sự chống đối của  Mỹ , chiến tranh lạnh , và   sau đó  là  sự sụp đổ của Liên xô , thì  thế giơi  Ả -rập  trước sau gì  rồi cũng  rơi vào  số phận  của Balan và Hungari , chắc chắn   hơn nữa sẽ là Uzbekistan.  Nhưng  không  phải chỉ có  thế . Trong  khi  cố đặt  ách bảo hộ lên các đồng minh  Trung đông , Liên xô lại tỏ ra không  xứng  với vai trò bảo hộ chút nào. Trong  chiến tranh   Israel-Ả -rập   năm 1967 và sau đó  năm  1973, họ đã không muốn hoặc không  thể cứu  người  đựơc  bảo trợ khỏi bị thất  bại    và nhục  nhả . Tất cả cái  mà  họ làm được  chỉ là  cùng  với Mỹ kêu gọi Israel ngừng  tiến công.
      Đến  đầu   thập niên 1970 ,  thì sự hiện diện  của Liên  xô  không những không  hữu hiệu  mà  lại còn  gây lắm phiền toái.  Giống như  các đế quốc châu  Âu  đi trước , Liên  xô   xây dựng  nhiều căn cứ quân sự trên đất Aicập    mà không   người Aicập  nào đựơc  phép bén mảng  đến  và  tiến   sang  giai đọan cổ điển   mới  là   ký kết  các hiệp  ứơc  bất  bình đẳng .
      Có  một số lãnh đạo  Trung  đông thấm thía  bài học  và   với ít nhiều  miễn cưởng , quay sang phương Tây . Rõ nhất là Tổng thống Anwar Sadat của Ai cập , vốn  từng thừa  hưởng  mối  liên hệ với Liên  xô   từ người tiền nhiệm là  Tổng thống Nasser.  Vào tháng 5/1971, ông  ta buộc phải ký hiệp  ước  hữu nghị và  hợp tác rất  không bình đẳng  với Liên  xô ; đến tháng 7/1972 , ông ta   ra lệnh buộc tất cả các cố vấn quân sự Liên  xô  phải rời Ai cập  và bắt đầu tiếp cận  với Mỹ và tìm kiếm hoà  bình  với Israel. Tuy nhiên , dừơng như Tổng  thống Sadat  hoàn toàn đơn độc  khi đưa ra  đường lối và  chính sách như  thế y  , và  nhìn chung  thì  những   sự cố trên không  làm sứt mẻ    thiện chí của Liên xô cũng như  tăng thêm  thiện chí  đối với Mỹ . Liên xô không   hề sây sứt    hoặc thậm chí  không hề bị   trách cứ gì vì hành động    đàn áp  Hồi giáo tại   các cộng hoà Trung Á  và vùng Caucasus ,  nơi có đến  50 triệu người theo đạo Hồi. Về mặt  này , người Tàu  cũng  không bị tố cáo  vì  đã từng  đàn áp người  Hồi giáo  tại Tân cương . Người  Mỹ cũng không hề nhận đựơc  bất cứ sự tri ân   nào  khi   ra sức  cứu  người Hồi giáo  tại Bosnia , Kosovo và tại Albania.  Rõ ràng là ỏ đây có  những chuẩn  mực khác .
      Có lẽ thí  dụ   minh hoạ sâu  sắc nhất cho sự  thiên lệch  này   là vụ Liên xô  xâm lăng Afghanistan   vào cúôi tháng chạp  năm 1979   và  dựng   lên  1 chính phủ bù nhìn  tại đây. Thật là khó mà tìm  được  1   ví dụ nào  rõ  ràng ,  hiển nhiên  hơn  về sự xâm  lăng  , chinh phục  và thống trị   của  đế quốc bằng trừơng hợp này.  Tuy  thế ,  hầu  như không hề   có phản  ứng  từ khối Ả -rập , và  của thế giới  Hồi giáo  nói chung  .   Vào ngày 14 tháng  giêng 1980 , sau nhiều lần trì  hoãn ,  cuối cùng Đại hội đồng Liên hiệp quốc  cũng thông qua 1  nghị quyết  về biến  cố này , không phải để tố cáo   Liên xô  xâm lăng nhưng”  rất lấy làm tiếc  về sự can thiệp  bằng vũ lực  tại Afghanistan". Ở đây không   dùng  từ"xâm lăng", cụm  từ ”  kẻ can thiệp"cũng không hề đựơc  nhắc tới . Kết  qủa  bỏ phiếu  biểu  quyết là  104/ 18.  Trong  số những  nước  khối Ả -rập , Syria  và Algeria  bỏ phiếu trắng , nam Yemen  bỏ phiếu chống  , còn Lybia  thì  vắng  mặt . PLO  là  quan sát viên , không có  quyền bỏ phiếu  nhưng lại đọc 1  diễn văn biện  hộ mạnh  mẽ cho  hành động  của Liên xô. Tổ chức  Hội nghị Hồi giáo ( OIC)  cũng  không xử sự khá  hơn.  Ngày  27 tháng  giêng,   sau nhiều lần vận động  và thương thuyết ,  OIC  cũng tổ chức  đựơc 1  cuộc họp  tại Islamabad   để thảo luận về vấn đề Liên xô-Afghanistan .  2 nước thành  viên  , Nam Yemen  và Syria tẩy chay  cuộc họp. Đại  biểu  của Libya công kích  kịch liệt  nước   Mỹ , còn PLO , là thành viên chính thức của OIC , lại từ chối  bỏ phiếu  về   nghị quyết   chống Liên xô,  thay  vào đó , trình ra  1  văn bản   bảo lưu .
      Cũng  có  một vài đáp ứng  từ thế giới Hồi giáo  đối  với sự xâm  lăng  của Liên xô- Saudi Arabia  cho một ít tiền , Ai cập  cho một ít khí giới , và   nhiều  quân tình nguyện Ả -rập.  Nhưng  chính   Mỹ là  nước  đứng ra tổ chức mặt trận phản  công  của Hồi giáo  chống lại  chủ nghĩa đế quốc Liên xô tại Afghanistan  có phần nào thành công  . OIC giúp người Afghan  không nhiều , muốn tập  trung  sức lực   vào những   vấn đề khác – hướng  về một  số cộng  đồng Hồi giáo nhỏ  tại  các khu vực chưa   thoát khỏi  ách thực  dân , và  dĩ nhiên   là bao gồm    cuộc  xung đột Israel-Palestin.
      Israel  là 1 trong  số nhiều  điểm ( gồm  Nigeria, Sudan, Bosnia , Kosovo, Chechnya , tân cương , Kashmir , Timor , Mindanao , và v.v…)  mà thế giới Hồi giáo và không- Hồi giáo  gặp nhau . Mỗi nơi trong  những  điểm này  là  1 chủ đề trung tâm   cho những phe tham gia,   và   nhưng lại là  lý do né tránh khó chịu   cho   nhóm  khác . Ngược lại , phương Tây   thường cố hết sức  giải  quyết  những  nổi  bất  bình của người này với cái giá  là   gây bất  bình cho người khác .   Cuộc  xung đột Israel-Palestine chắc chắn là đã gây nhiều chú ý  hơn  bất cứ cuộc xung  đột nào khác  , vì  nhiều lý do .  Một  là ,  vì Israel  là 1   quốc gia dân chủ và   là 1  xã hội  cởi  mở , cho nên  sẽ dễ dàng hơn  khi báo cáo – và  báo cáo  sai -  về những  gì xảy ra  ở đó.  Hai là  , vì có liên quan  đến người Do thái  , cho nên  điều này bảo đảm   sẽ đựơc nhiều người  nghe, trong  số đó  có  người  vì lý do  này hay  lý do khác  ủng hộ hay là chống đối họ . Một  ví dụ tiêu biểu   cho  sự khác biệt này  là chiến tranh Iran-Iraq kéo dài 8 năm  từ 1980 đến 1988. Cuộc chiến  này   đã gây ra nhiều  thương  vong  và huỷ hoại nhiều hơn  tất cả các  trận  chiến Israel- Ả -rập cọng lại   nhưng lại không được  mấy ai chú  ý. Bởi  vì  1 lý do  là , cả Iraq lẫn Iran đều  không có dân chủ , và có nhiều  khó  khăn và   nguy hiểm hơn trong  việc  từơng  trình   . Mặt  khác , do không liên quan đến người Do thái  , với tư cách là nạn nhân  hoặc kẻ thủ ác , cho nên không có gì thú vị khi  tường  thuật  cả .
      Lý  do thứ 3  , chủ yếu  quan trọng nhất  khi đặt  vấn đề Palestine lên hàng  đầu  là  vì , cứ cho  là thế , nổi  bất bình  được  cho phép -   nổi  bất bình duy nhất  được phát biểu tự   do  và  an toàn  tại những  nước Hồi giáo nói trên , nơi mà báo chí chỉ do  nhà nước làm chủ hoặc   bị theo dõi gắt gao  . Thật  vậy , Israel  là  chỗ để trút  mọi lời óan trách  về sự thiếu   thốn  kinh tế và  áp bức  chính trị   mà   đại đa số người Hồi  giáo  hứng chịu , và  được sử dụng  như   1 phương  tiện để làm chệch hứơng nổi căm giận  đó . Phương  pháp này  rất có  ích  khi xảy ra  trùng hợp  với hòan cảnh nội tại của Israel , khi  có   bất cứ sự sai sót nào của chính phủ , quân đội  , của  người lập nghiệp hoặc  bất cứ người nào bị phát hiện   hoặc bất cứ sự dối trá  nào tại  Israel  vừa  bị bị   bóc trần  ,  từ phía   người  Do thái lẫn người Ả -rập , trên  báo chí  và nghị viện Israel.  Đa số những nước  thù nghịch   với  Israel  đều không  bị những  khó  khăn này  trong quan  hệ ngọai giao của  họ .
      Khi  các  đế quốc Tây  Âu suy tàn , thì  tính  chống  Mỹ tại vùng Trung đông  lại đựơc gán cho những nguyên nhân khác , đặc thù hơn :  sự bóc lột kinh tế   thường đựơc  mô tả như là  sự cứơp bóc  các  tài nguyên  của  người Hồi giáo ; sự   giúp  đỡ cho các  nhà độc tài  thối nát   địa phương phục  vụ cho các mục tiêu của nước Mỹ khi  áp bức  và  cứơp  đọat tài sản của chính nhân dân  mình , và  còn nhiều , nhiều hơn nữa   là 1 nguyên nhân  khác :  người Mỹ ủng hộ cho Israel ,  lúc đầu   trong vụ xung đột  của  người  Palestine gốc Ả -rập , sau đó  là  xung đột với  các nước Ả -rập láng giềng  và  cuối  cùng là thế giới Hồi giáo .Trên báo chí  bằng tiếng Ả -rập và Ba tư  chắc chắn  có người ủng hộ giả thiết này , nhưng   sẽ không   phù  hợp mấy nếu cho rằng  không có những  trở ngại này thì các chính sách của Mỹ tại Trung đông sẽ thuận lợi hơn . Vấn đề Palestine chắc chắn đang  gây   nổi căm giận ngày càng lớn , đôi khi  đựơc  hâm nóng   và  trở nên  nghiêm trọng  hơn  vì  các chính sách  và hành động của  chính  phủ   hoặc  các đảng phái Israel .  Nhưng   thực  sự đó có phải là lý do  chính để   gây  nên  tình cảm   chống  Mỹ , như  một  số người lập luận ?.
      Lịch sử cứ diễn lại một  số   oái ăm   . Vào những năm 1930 , các chính sách của  Đức quốc  xã là nguyên  nhân  khiến người Do thái di cư   sang Palestine ,  lúc đó dứơi quyền  ủy trị của  Anh ,  và   kết  cuộc là  làm  tăng  số dân Do thái  ở   đây  .   Bọn Quốc  xã không những chỉ cho phép  di cư , mà  họ còn tạo thêm  điều kiện  thuận lợi    cho đến  khi chiến tranh nổ ra , còn người Anh ,  với hy  vọng heo hắt   là tranh thủ thiện chí của khối Ả -rập , đã đưa ra  các biện pháp hạn chế di cư . Tuy nhiên ,  giới  lãnh đạo Palestine thời ấy , cũng  như các nhà lãnh đạo khối Ả -rập khác , lại  ủng  hộ người Đúc ,  vốn chủ trương   tống  người Do thái sang Palestine,  chứ không  phải  là nước Anh   , cố gắng không   cho  họ đến  vùng  này.
      Cũng  có thể thấy  tình  hình tréo cẳng ngỗng  tương tự trong những  biến cố dẫn đến  sự thành lập nhà  nước  Israel vào năm 1948 và sau đó . Liên xô  lúc ấy  đã đóng 1 vai trò  quan trọng khi vận động   Đại hội  đồng Liên hiệp quốc biểu  quyết  thành lập 1 nhà  nước Israel   tại Palestine và  lập tức  công  nhận Israel  về mặt pháp lý ( de jure) . Nước Mỹ thì  lại dè dặt hơn  và chỉ công nhận trên thực tế ( de facto ) .Quan trọng  hơn  nữa , là  chính phủ Mỹ duy trì  lệnh cấm vận một phần  vũ khí  cho Israel , trong khi đó , đựơc   sự cho phép của Moscow, Tiệp   khắc  lập tức chuyển   ngay một  số lượng vũ khí  để giúp cho  nhà nước  Israel  non  trẻ sống  sót .  Lý do  vì sao Liên xô  có chính sách như thế   vào  thời điểm đó không phải vì   có  thiện  ý đối với  người Do thái  hoặc   ác ý đối  với   người  Ả -rập. Đó là do 1sự tin tưởng  sai lầm-  nhưng lúc ấy  lại đựơc nhiều người  chia  xẻ -   đó là  nước Anh vẫn còn là 1  cường quốc phương tây  , và   như thế   là  kẻ    cạnh tranh chính của Liên xô .Theo  cách nhìn này  ,  thì ai phá nhiễu  người Anh -   kiểu mà người Do thái đang làm trong  những   năm cuối  cùng khi Anh   thực  hiện quyền ủy trị Palestine-  đều đáng được  Liên  xô giúp đỡ .  Sau này , Stalin  nhận thấy  mình  đã sai  cho nên đã chú  tâm vào nước Mỹ thay  vì  nước Anh.
      Trong thập  kỷ   sau , khi   nhà  nước  Israel đựơc   thành lập , việc  đối xử của Mỹ với nhà nước Do thái vẫn còn  hạn chế và  dè chừng.  Sau  chiến tranh  kênh  đào Suez  năm 1956 , người Mỹ đã  can thiệp mạnh  mẻ và quyết liệt   để buộc  các lực lượng Anh . Pháp  , và Israel  rút  lui.  Nhà  lãnh đạo  Liên xô  lúc ấy là Khrushchev ,  khi  cuộc chiến  nổ ra vẫn còn  im hơi thận trọng ,  cho rằng  1 tuyên cáo  thân Arập  cũng không    dẫn đến  đụng  độ với Mỹ , và chỉ từ sau  lần  đó    -  mới   mạnh dạn đứng   về phía  Ả -rập .  Cho đến tận chiến tranh  năm 1967 , Israel dựa vào kho  vũ khí châu  Âu cung  cấp  , chủ   yếu  do Pháp , chứ không  phải của Mỹ.
      Tuy  thế , chủ nghĩa đế quốc  Nga , giờ đây dưới  hình  thức Liên xô , quay lại đóng  1 vai trò   tích cực  hơn   đối với  tình hình  Trung đông đã mang đến   1   đáp ứng  cuồng nhiệt trong thế giới Ả -rập   .  Sau vài  lần  thăm   viếng  ngọai giao cùng với  các họat  động  khác , một mối quan hệ mới  đựơc chính thức  tuyên bố   vào cuối tháng 9/1955 , là  1 thỏa hiệp  về vũ khí  được  ký  kết giữa  Liên xô và Ai cập ,  là nước càng ngày càng lộ rõ là 1 chư hầu của  Liên xô . Thậm chí  hiệp định vũ  khí  đã  tạo  ra một sự chào đón hồ hỡi   còn  ấn tượng   hơn là  chính  bản thân nó trong  thế giới  Ả -rập , vượt qua  mọi  sự khác biệt và   bất  bình  tại  địa phương  .  Hạ nghị viện  các nước Syria . Liban  , và Jordan  họp  ngay  và  đưa ra  nghị quyết  chúc mừng Thủ tứơng Nasser thời đó , ngay cà Nuri Said ,  là nhà  lãnh đạo thân phương Tây  của Iraq , dù đang  tranh  giành  với  Nasser  chiếc  ghế lãnh đạo phong trào toàn - Ả -rập ,  cũng buộc phải chúc mừng người đồng sự   Aicập . Hầu như  toàn bộ giới báo  chí tiếng  Ả -rập  đều nhất loạt  tán  thành .
      Tại sao lại có  phản ứng  này ?  Chắc chắn là người  Ả -rập  chẳng yêu thương gì  nước Nga, cũng như  tín đồ đạo Hồi   trong và ngoài thế giới Ả -rập   lại muốn  đem chủ   nghĩa Cọng  sản   hoặc sức  mạnh của Liên xô  vào  nước  mình . Đó  cũng  chẳng phải   là phần thưởng  cho chính sách  đối với Israel của Moscow , là chính sách khá  thân  thiện . Cái  làm cho người Ả -rập  hồ hỡi   là   họ coi  thỏa hiệp về vũ  khí  - chắc chắn  là đúng như thế -  là  1 cái   tát vào mặt phương tây . Cái tát  này ,  và  hình ảnh phương Tây  bị rối tung  thấy rõ   và nhất là  phản  ứng của Mỹ ,  đã  củng cố thêm    cái tâm trạng  thù  hận  và khinh bỉ   đối với  phương Tây   và   cổ vũ  cho  người  có tâm trạng  đó.
      Do ảnh hưởng   của Liên xô  mở rộng   tại Trung đông   và  thái độ hồ hởi chào  đón của   vùng  này  khiến cho người Mỹ có  thiện cảm  hơn  với Israel ,  giờ đây  đựơc coi như  là  1  đồng minh  tin cậy   và  là 1 đồng  minh có  ích lâu dài  tại  1  vùng đất  đầy   thù nghịch .  Ngày  nay , ít ai còn  nhớ rằng   mối quan hệ chiến lược   giữa Mỹ và Israel   chỉ là hậu  quả , chứ không  phải  là nguyên nhân của sự xâm  nhập  của  Liên xô .
      Đương  nhiên điều quan tâm  đầu tiên  của  bất cứ chính phủ Mỹ nào  cũng là   xác định  quyền  lợi của Mỹ   và  đề ra   chính sách để bảo vệ   và đẩy mạnh các  lợi  ích đó. Trong thời  gian  sau thế chiến thứ 2 , chính  sách của Mỹ tại Trung đông , cũng như tại  các nơi khác , chỉ nhấn  mạnh  yêu cầu làm sao ngăn  chận đựơc sự xâm nhập của Liên xô . Đáng   tiếc là  nước Mỹ đã từ bỏ ưu thế về  đạo đức  của kẻ đứng ngoài   cuộc   và  nhảy  vào  sân khấu :  đầu tiên  là  ủng  hộ   vị trí  đang  rệu  rã của  người  Anh , rồi  sau đó , khi đã rõ  là  không thể nào giữ vị trí   này  vững được , lại tham gia   một  cách trực tiếp hơn và  cuối cùng  là thay thế người Anh  để bảo vệ   vùng  Trung đông  khỏi  bị bên ngoài   tấn công  , nhất là từ Liên xô.
      Nhu cầu  hậu  chiến ngay   sau đó  là chống   trả lại áp  lực  của Liên xô  ở rìa phía bắc -   bảo đảm  để Liên xô  rút  ra khỏi vùng Azerbaijan thuộc  Iran   và từ bỏ yêu sách đối  với  Thổ nhĩ  kỳ . Chính sách này   rõ ràng   và có  thể hiểu được   và ,   nói chung , đã  thành  công  trong  việc cứu    Iran  và Thổ   nhĩ  kỳ . Nhưng khi  thử mở rộng sang  thế giới  Ả -rập  qua  hiệp  ứơc Baghdah  ,  quả tình đã  bị trở quẻ   một cách tai hại  vì   đã  đối đầu  hoặc làm giảm  uy tín những   kẻ   mà nước Mỹ muốn lôi cuốn . Nhà lãnh đạo Ai cập ,  Gamal’ Abd al- Nasser , nhận thấy   hiệp  ứơc  trên  đe  dọa đến quyền  lãnh đạo của  mình ,  nên đã  quay  sang  phía Liên xô . Chế độ   thân  phương tây  tại Iraq bị lật đổ ,  các chế độ thân   thiện khác tại Liban  và Jordan   lâm  vào tình cảnh nguy hiểm  đến  mức  phải     cầu viện  phương tây giúp  đỡ bằng  quân sự mới cầm cự được .  Từ năm 1955 ,  khi Liên xô  nhảy   vượt từ    biên giới phía  bắc   vào  thế giới Ả -rập ,  thì    cả sự đe dọa  lẫn  phương tiện để chống lại  sự đe dọa  này đã  thay đổi một cách  triệt  để . Trong khi  rìa phía băc  vẫn còn giữ vững , thì vùng đất Ả -rập  lại  trở thành  thù  nghịch  , hoặc  ít nhất   cũng giữ thế trung  lập  một cách  áy náy  .  Trong tình  thế này ,  mối quan hệ của  Mỹ đối với   Israel  bứơc  vào 1  giai đọan  mới .
      Mối   quan hệ   này đã  định hình từ lâu dựa  trên  2  sự cân nhắc  hòan  tòan  khác  nhau :  cái thứ nhất  dựa  trên  ý  thức  hệ hoặc  tình  cảm ,  cái kia  là vị trí chiến  lược . Người Mỹ , được  nhồi nhét  Kinh thánh  và  lịch sử nước  họ ,  dễ dàng   nhận thấy  sự ra đời  của nhà  nước Israel  hiện đại  là 1  đợt di dân ( Exodus)  mới  quay về vùng  đất  hứa ,  và cũng dễ cảm tình  vói  những  người dừơng như lập lại  cái kinh nghiệm đi sang  Mỹ lập  nghiệp của  cha ông họ   , những người đi khai phá  và  những  người kế tục . Còn người Ả -rập , dĩ nhiên  không hề nhìn   theo cách này , và nhiều  nước  châu Âu cũng chia sẻ   quan niệm này .
       Mối gắn kết  khác  giữa Mỹ và Israel   là  mối liên  hệ chiến  lược ,   khởi   đầu từ   những  năm 1960  , đã  nẩy  nổ mạnh   trong những năm 1970 và 1980 ,  chao đảo   trong   thập niên 1990   và  trở nên quan trọng  khi  nước Mỹ   cùng lúc  đối diện   với  sự đe  dọa  do tham vọng  bá  quyền   của Saddam Hussein   và  sự khủng  bố của  bọn al-Qa’ida   chính thống , và  từ những  nỗi bất  bình  trong  số các đồng minh của  Mỹ vốn đã có từ lâu , nay  lại tăng  thêm .  Vai trò  lợi thế chiến  lựơc   của  Israel   đối với Mỹ   đã gây nhiều tranh  cải .  Có  một số   người ở Mỹ coi  Israel là 1 đồng  minh chiến lược  chính  trong  khu vực và là 1  thành lũy  tin cậy  chống lại  kẻ thù  trong  và ngoài khu vực . Những người khác  lý luận rằng Isreal  còn  lâu   mới là 1  lợi  điểm chiến  lược ,  chỉ là cái của nợ chiến lược ,   bỏi vì   nó làm rạn  nứt  mối quan hệ của  Mỹ đối với  thế   giới Ả -rập  và    là nguyên do làm  cho  các chính sách của  Mỹ trong khu vực   thất  bại.
      Nhưng  nếu ta  so  sánh hồ sơ  của  chính sách  Mỹ tại vùng  Trung đông   với    các vùng khác ,  ta  sẽ ngạc nhiên  vì  đó  không phải  là  thất  bại  mà  lại  là  thành  công . Nói cho cùng ,  không  hề có Việt nam  tại Trung đông ,  không có Cuba  hoặc Nicaragua   hoặc El Salvador , thậm chí không có Angola   nữa . Ngựơc lại , qua suốt  một lọat  các    khủng  hỏang liên  tiếp làm  rung chuyển   cả khu vực ,  luôn luôn vẫn còn sự hiện diện  đường   bệ của  nước Mỹ trên  các mặt  chính trị , kinh tế và  văn hóa   tại nhiều   quốc  gia  trong khu vực -  cho đến   khi chiến  tranh vùng  Vịnh xảy ra năm 1991 ,  mà  không cần  đến bất cứ sự can thiệp quân sự đáng  kể nào .Và   thậm chí   cho đến lúc đó , sự hiện diện của Mỹ là để giải cứu  những  nạn nhân  của  1  sự xâm lăng  giữa 2  nước  Ả -rập , không  hề có liên quan gì đến  người Israel   hoặc Palestine. Những  ai  chỉ chăm chú  vào   miền Trung đông  luôn  luôn  xoi  mói đến   những  khó khăn  và thất bại  của  chính sách Mỹ tại khu vực  này , nhưng nếu ta  nhìn  rộng  hơn , ta sẽ lấy làm  ngạc nhiên về hiệu qủa  của  chính sách Mỹ tại  vùng này trái ngược  hẵn với chính sách tại Đông  nam Á , Trung Mỹ   hoặc tại Đông Phi .
      Từ khi Liên  xô sụp đổ , một chính sách Mỹ mới  xuất hiện  tại  Trung đông ,  liên quan đến  nhiều mục  tiêu khác nhau . Mục  đích  chính   của chính sách này   là ngăn  ngừa  sự    hình thành 1  bá quyền  khu  vực - tức là  1 cường  quốc duy nhất  trong vùng   có khả năng thống  trị   khu vực   và tiến  đến việc  kiểm  sóat độc quyền  dầu  mỏ khu vực này  .Đây là   mối   quan tâm cơ bản  của  các  chính sách kế tiếp  nhau  của Mỹ đối với  Iran , Iraq  , hoặc đối với bất cứ nước  nào đựơc cảm nhận  là  mối đe  dọa  tương lai    trong   khu vực .
      Cho  tới nay  chính sách được  chấp nhận , nhằm  ngăn   chận 1 bá quyền như  thế, là  khuyến  khích ,  cung cấp  vũ khí , và khi cần  thiết  sẽ hỗ trọ cho 1  hiệp ứơc an  ninh khu vực , chủ yếu  là  các nước Ả -rập. Chính  sách  này đương  nhiên  là  sẽ làm sống lại quá  khứ không có   gì vui  của  những toan tính trước kia , quả là  lợi  bất cập hại . Lần này , hiệp ứơc  đựơc  đề ra có phần   gặp may   mắn hơn. Kẻ thù  giả định   không còn là Liên  xô đáng   sợ , và các kẻ thù  trong  khu vực  lại có  nhận định tỉnh táo hơn về tình hình thế giới và  vị trí của mình . Nhưng  một hiệp ước như  thế ,  dựa trên các chế độ bấp bênh , cai trị những  xã hội dễ thay đổi , rõ  ràng là  liều  lĩnh  bởi  vì  theo  lẽ thường  mắc   xích  yếu nhất  sẽ quyết định   độ mạnh  của dây  xích . Lịch  sử Iraq  mới  đây   đã  cho thấy  rõ ràng vì sao một chính sách   như thế có  thể mắc sai  lầm . Khi tích cực ủng hộ vua Shah , Mỹ   đã đưa   ông ta đến chỗ bị lật  đổ ; khi chăm sóc  Saddam Hussein , Mỹ đã nuôi  dưỡng 1 con quái  vật . Thật  là dễ dàng  một cách tai hại  khi  lập lại   một  hoặc   cả 2  sai lầm trên ,    gây nguy  hiểm cho các lợi ích của phương tây trong  khu vực  và  đem  lại những  hậu quả khủng  khiếp  cho nhân dân sống  trong vùng đó .
      Trong khung cảnh  này , cũng dễ hiểu  khi  thấy   thiện  chí  của một  số chính   phủ Ả -rập  muốn thương thuyết  hòa  bình với Israel  ,  và  người Mỹ muốn đẩy  mạnh  tiến trình hòa bình . Nhiều  nước Ả -rập  bắt đầu  nhận ra rằng , dựa  trên  điểm  mạnh và điểm  yếu của  Israel , Israel  không  phải là  vấn đề nghiêm trọng nhất  đối  với họ , cũng không phải  là mối đe  dọa lớn nhất mà họ phải đối đầu . Một  nước Israel gây chiến với láng giềng sẽ là  1  mối nguy hiểm  thường  xuyên , là  1 cách  đánh lạc hứơng mà  1 Saddam Hussein  mới - thậm chí  cũ  cũng  được - bao giờ cũng  có  thể dùng  tới . Nhưng 1 Israel  hòa bình với   láng giềng ,ít nhất ,   cũng có thể đóng  vai trò  1 yếu tố   ổn định  dân chủ trong  vùng .
      Nói chung , có  2  kiểu  liên minh hòan tòan  khác nhau . Một kiểu là  chiến lược và  có  thể chỉ là  hòan tòan  hòa hõan  tạm thời   dựa  trên cơ sở cảm nhận có chung   những   mối  đe dọa . Một  sự hòa  hõan như thế có  thể đạt đựơc  với bất cứ nhà lãnh đạo  nào cũng đựơc -  không  cần  quan tâm  đến  cách  điều hành chính phủ , mô  hình xã hội   mà  ông ta  cai trị . Phía đối tác của   một liên minh như vậy  có thể thay đổi ý kiến bất cứ   lúc nào ,  hoặc thay ngựa  giữa   dòng    nếu   ông ta  bị lật  đổ   hoặc bị thay   thế . Như thế , liên minh  này có  thể chấm dứt  khi   thay đổi chế độ , thay đổi  lãnh đạo , hoặc   thậm chí  thay đổi tầm nhìn .Các biến cố tại  Lybia , Iraq , Iran  và Sudan sẽ làm rõ  ý này  khi chính trị thay đổi thì  chính sách bị   đảo ngược  hòan  tòan , hoặc  theo chiều hứơng khác như tại Ai cập , dù không thay đổi chế độ , các nhà lãnh đạo cũng  có thể chuyển hứơng từ phương Tây sang Liên  xô  và sau đó quay   về hàng ngũ   phương Tây.
      Phía Mỹ cũng  có tính uyển chuyễn  tương tự . Vì  lọai đồng minh như  vậy  có  thể bỏ rơi  Mỹ bất cứ   lúc  nào ,  Mỹ rõ ràng   là cũng thấy thỏai mái   khi bỏ rơi  những  đồng minh như thế ,  nếu   việc  liên minh  tỏ ra quá  phiền  phức   hoặc không còn  hiệu qủa kinh tế nữa-  lấy ví dụ,  trừơng hợp  của Việt nam , Kurdistan  và Liban . Người ta  có thể bỏ rơi 1 đồng minh chỉ vỏn  vẹn đóng vai trò hòa hõan  chiến lược , mà không hề tỏ ra ân hận  hoặc  lo  lắng   vì bị chỉ trích mạnh  mẽ trong nước .
      Kiểu  liên minh   còn  lại  đặt cơ sở trên sự tương đồng   về định chế , nguyện  vọng ,  và lối sống -   kiểu này khó thay đổi . Liên xô  vào thời điểm   vàng son  ý thức  rõ   điều này   và   đã cố gắng    tạo  dựng  các  chế độ độc tài cọng sản tại  những  nơi  họ có mặt . Các chế độ dân chủ   tạo ra khó khăn hơn  . Và cũng khó  phá hủy  hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét